Nuôi trâu bò có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Cá nhân nuôi trâu bò được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro nào?

Tôi có câu hỏi là nuôi trâu bò có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Cá nhân nuôi trâu bò được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Nuôi trâu bò có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?

Nuôi trâu bò có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:

Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.
2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.

Theo quy định trên thì vật nuôi: Trâu, bò, lợn là đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp

Do đó, thì nuôi trâu bò thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.

nuôi trâu bò

Nuôi trâu bò có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Cá nhân nuôi trâu bò được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro nào? (Hình từ Internet)

Cá nhân nuôi trâu bò được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro nào?

Cá nhân nuôi trâu bò được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
2. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò, lợn
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh bao gồm: Bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán, xoắn khuẩn. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.

Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân nuôi trâu bò được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trong các rủi ro sau:

Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán, xoắn khuẩn. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi trâu bò được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gồm các tài liệu nào?

Hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi trâu bò được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 58/2018/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước do doanh nghiệp bảo hiểm lập và bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bảng kê (kèm theo bản sao) hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký kết với tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự và thủ tục chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng, doanh nghiệp bảo hiểm lập hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 24 Nghị định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hoàn thành việc thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ. Trường hợp từ chối chi trả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định chi trả, Sở Tài chính căn cứ vào Quyết định chi trả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lập lệnh chi tiền cho doanh nghiệp bảo hiểm qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện chuyển tiền về tài khoản của doanh nghiệp bảo hiểm mở tại các ngân hàng thương mại.
d) Trường hợp chưa hoàn thành việc chi trả cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm và nêu rõ lý do.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi trâu bò được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

- Bảng kê (kèm theo bản sao) hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký kết với tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp.

Bảo hiểm nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khái niệm bảo hiểm nông nghiệp là gì ?
Pháp luật
Có được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp đối với công ty về trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum không?
Pháp luật
Nuôi tôm thẻ chân trắng có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát rủi ro trong bảo hiểm nông nghiệp là gì? Người mua bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm gì về kiểm soát rủi ro?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cây cao su có thuộc đối tượng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa? Cá nhân trồng cây lúa bị dịch bệnh thì được hỗ trợ không?
Pháp luật
Nuôi heo có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Heo tai xanh có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Pháp luật
Nuôi tôm sú có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Địa bàn nào nuôi tôm sú được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm nông nghiệp
508 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm nông nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm nông nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào