Nội dung theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì?
- Đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao là đơn vị nào?
- Nội dung theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì?
- Có những phương thức theo dõi, đôn đốc nào trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bảo hiểm xã hội?
Đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao là đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế cập nhật thông tin, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1142/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về trách nhiệm theo dõi, đôn đốc như sau:
Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc
1. Trách nhiệm của Văn phòng BHXH Việt Nam
a) Là đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo BHXH Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã được lãnh đạo BHXH Việt Nam phân công cho các đơn vị trực thuộc giải quyết; chủ động, thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao của các đơn vị trực thuộc báo cáo Tổng Giám đốc.
b) Phối hợp với các đơn vị trực thuộc tham mưu, đề xuất với lãnh đạo BHXH Việt Nam xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm việc triển khai thực hiện đúng thời hạn, yêu cầu và hiệu quả.
2. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc
a) Đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải chủ động hướng dẫn, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị phối hợp; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những sai sót theo thẩm quyền.
b) Các đơn vị được giao phối hợp thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm kịp thời cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ cho đơn vị chủ trì thực hiện bảo đảm đúng thời gian.
Như vậy, theo quy định thì Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao là đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Nội dung theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ Điều 10 Quy chế cập nhật thông tin, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1142/QĐ-BHXH năm 2015 quy định nội dung theo dõi, đôn đốc như sau:
Nội dung theo dõi, đôn đốc
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.
2. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
3. Tham mưu đề xuất với lãnh đạo BHXH Việt Nam xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh hoặc điều chỉnh việc thực hiện các nhiệm vụ; xử lý đối với các trường hợp chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, theo quy định, nội dung theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm:
(1) Tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.
(2) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
(3) Tham mưu đề xuất với lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh hoặc điều chỉnh việc thực hiện các nhiệm vụ;
Xử lý đối với các trường hợp chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Có những phương thức theo dõi, đôn đốc nào trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 11 Quy chế cập nhật thông tin, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1142/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về phương thức theo dõi, đôn đốc như sau:
Phương thức theo dõi, đôn đốc
1. Thông qua Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi và trên mạng máy tính của BHXH Việt Nam.
2. Thông qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
3. Qua làm việc, trao đổi trực tiếp.
4. Qua điện thoại, thư điện tử...
5. Qua công tác kiểm tra.
Như vậy, phương thức theo dõi, đôn đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bảo hiểm xã hội bao gồm:
(1) Thông qua Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi và trên mạng máy tính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(2) Thông qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
(3) Qua làm việc, trao đổi trực tiếp.
(4) Qua điện thoại, thư điện tử...
(5) Qua công tác kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?