Công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với đối tượng và điều kiện thế nào?
Đối tượng và điều kiện để được công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Quy chế xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 964/QĐ-BHXH năm 2024, quy định về Đối tượng và điều kiện công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
(1) Đối tượng được công nhận là sáng kiến gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được hiểu như sau:
- Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) đã được xác định, bao gồm: Sản phẩm, quy trình, cách thức tiến hành một quy trình.
- Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có: phương pháp tổ chức công việc; phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.
- Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc các lĩnh vực hoạt động như: Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính; phương pháp thu thập thông tin, thẩm định, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá; phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy,...
- Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp ứng dụng có tính sáng tạo một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.
(2) Điều kiện công nhận sáng kiến
Giải pháp được công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Tính mới
Một giải pháp được coi là có tính mới trong phạm vi xem xét nếu tính đến trước ngày nộp đơn đề nghị xét công nhận sáng kiến hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi cơ sở đó, giải pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Không trùng với nội dung của giải pháp trong hồ sơ nộp trước;
+ Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
+ Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
+ Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
- Tính khả thi
+ Phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của cơ sở;
+ Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở và có khả năng phổ biến rộng rãi trong phạm vi xem xét.
- Tính hiệu quả
Giải pháp được coi là hiệu quả khi có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội.
Đối tượng và điều kiện để được công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam? (Hình từ Internet)
Xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở của sáng kiến ra sao?
Xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở của sáng kiến theo quy định tại Điều 9 Quy chế xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 964/QĐ-BHXH năm 2024, Xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở của sáng kiến như sau:
(1) Đối với đơn vị chuyên môn
- Từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 14 tháng 9 hàng năm, các đơn vị chuyên môn nhận đơn đề nghị xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở, trong ngành, toàn quốc.
- Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 hằng năm, các đơn vị chuyên môn gửi hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở, trong ngành, toàn quốc của sáng kiến về đơn vị thường trực Hội đồng sáng kiến Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp.
- Trước ngày 15 tháng 10 hằng năm, Hội đồng sáng kiến Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức họp để xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở của sáng kiến dựa trên hồ sơ do đơn vị thường trực tổng hợp.
Kết quả cuộc họp của Hội đồng sáng kiến được lập thành Biên bản theo Mẫu 05 (bao gồm ý kiến nhận xét, đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến của Hội đồng).
- Căn cứ kết quả họp Hội đồng sáng kiến Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đơn vị thường trực dự thảo Quyết định công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở của sáng kiến theo Mẫu 07; Thông báo không công nhận sáng kiến theo Mẫu 09 trình Tổng Giám đốc ký, ban hành. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp Giấy chứng nhận công nhận sáng kiến theo Mẫu 11 cho các tác giả sáng kiến có yêu cầu.
(2) Đối với cơ sở
- Từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 14 tháng 9 hằng năm, các đơn vị thuộc cơ sở nhận đơn đề nghị xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở, trong ngành, toàn quốc của sáng kiến.
- Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 hằng năm, các đơn vị thuộc cơ sở gửi hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở, trong ngành, toàn quốc của sáng kiến về đơn vị thường trực Hội đồng sáng kiến cơ sở để tổng hợp.
- Trước ngày 15 tháng 10 hằng năm, Hội đồng sáng kiến cơ sở tổ chức họp để xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở của sáng kiến dựa trên hồ sơ do đơn vị thường trực tổng hợp.
Kết quả cuộc họp của Hội đồng sáng kiến được lập thành Biên bản theo Mẫu 05 (bao gồm ý kiến nhận xét, đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến của Hội đồng).
- Căn cứ kết quả họp Hội đồng sáng kiến cơ sở, đơn vị thường trực dự thảo Quyết định công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở của sáng kiến theo Mẫu 07 và Thông báo không công nhận sáng kiến theo Mẫu 09 trình thủ trưởng cơ sở ký, ban hành. Thủ trưởng cơ sở cấp Giấy chứng nhận công nhận sáng kiến theo Mẫu 11 cho các tác giả sáng kiến có yêu cầu.
Quy định về Hội đồng sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra sao?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 964/QĐ-BHXH năm 2024 quy định về Hội đồng sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
(1) Hội đồng sáng kiến cơ sở
Hội đồng sáng kiến (sau đây viết tắt là Hội đồng) cơ sở do thủ trưởng cơ sở quyết định thành lập và quy định số lượng thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng cơ sở.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Một Phó Thủ trưởng cơ sở.
- Ủy viên thường trực: Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ hoặc Chánh Văn phòng.
- Ủy viên: Các Phó Thủ trưởng cơ sở khác, Trưởng các Phòng chuyên môn và chức danh tương đương.
- Ủy viên thư ký: Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ hoặc Phó Chánh Văn phòng hoặc chuyên viên phụ trách công tác thi đua, khen thưởng.
Trong trường hợp khuyết Trưởng phòng và tương đương do thủ trưởng cơ sở quyết định.
(2) Hội đồng sáng kiến Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Hội đồng sáng kiến Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc quyết định thành lập và quy định số lượng thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phụ trách và chỉ đạo lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Viện trưởng Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.
- Ủy viên thường trực: Phó Viện trưởng Viện Khoa học bảo hiểm xã hội phụ trách công tác sáng kiến.
- Ủy viên: Thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Ủy viên thư ký: Trưởng phòng Quản lý khoa học, Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.
(3) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng sáng kiến
- Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; các thành viên Hội đồng độc lập trong quá trình xét, đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng về ý kiến và đánh giá của mình.
- Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc xét, đề nghị công nhận sáng kiến và xét, đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở, trong ngành, toàn quốc của sáng kiến tuân thủ các quy định pháp luật.
- Hội đồng kết luận, thông qua theo nguyên tắc biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín với ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng. Có thể gửi phiếu xin ý kiến trong trường hợp đột xuất do Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định).
(4) Chế độ làm việc của Hội đồng sáng kiến
- Hội đồng sáng kiến họp định kỳ 01 lần/năm, trừ trường hợp đột xuất.
- Hội đồng chỉ họp xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng tại cơ sở, trong ngành, toàn quốc khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?
- Chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải đáp ứng điều kiện gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ?
- Công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện như thế nào theo Thông tư 16?