Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì? Trình tự thừa nhận quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Theo Điều 37 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi như sau:
Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là việc đánh giá chất lượng, an toàn của thức ăn chăn nuôi đối với vật nuôi và môi trường thông qua việc nuôi dưỡng thử nghiệm trên vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi;
b) Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường;
c) Nội dung khác theo đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.
2. Thức ăn chăn nuôi lần đầu được nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ chưa được Việt Nam thừa nhận về quy trình khảo nghiệm, công nhận thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất tại Việt Nam có chứa chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam phải khảo nghiệm trước khi công bố sản phẩm, trừ thức ăn chăn nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với vật nuôi và môi trường;
- Nội dung khác theo đặc thù của từng loại thức ăn chăn nuôi.
Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì? (hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm những loại giấy tờ gì?
Theo Điều 15 Nghị định 13/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định về đánh giá để thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu như sau:
Đánh giá để thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng phải khảo nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật Chăn nuôi có nhu cầu thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu nộp 01 bộ hồ sơ về Cục Chăn nuôi. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu theo Mẫu số 11.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản mô tả về năng lực của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật Chăn nuôi do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
c) Quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
d) Báo cáo kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo các nội dung trong quy trình khảo nghiệm và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp.
Như vậy, hồ sơ đề nghị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu theo Mẫu số 11.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản mô tả về năng lực của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật Chăn nuôi do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
- Quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo nội dung quy định tại Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp;
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo các nội dung trong quy trình khảo nghiệm và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan do cơ sở khảo nghiệm của nước xuất khẩu cung cấp.
Trình tự thừa nhận quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 13/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định về đánh giá để thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu như sau:
Đánh giá để thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu
...
2. Trình tự thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu được quy định như sau:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Cục Chăn nuôi tổ chức Đoàn đánh giá để thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ thiếu thông tin và tính xác thực, Cục Chăn nuôi tổ chức Đoàn đánh giá thực tế tại nước xuất khẩu. Trường hợp đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, đánh giá, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu theo Mẫu số 15.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
3. Thành phần Đoàn đánh giá bao gồm: Cục Chăn nuôi, các đơn vị có liên quan và các chuyên gia kỹ thuật.
4. Tổ chức, cá nhân đăng ký thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu có trách nhiệm cung cấp hồ sơ đầy đủ và chính xác phục vụ công tác thẩm định, đánh giá; phối hợp với Cục Chăn nuôi để đánh giá.
Như vậy, trình tự thừa nhận quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi như sau:
Bước 1: Cục Chăn nuôi tổ chức Đoàn đánh giá để thẩm định hồ sơ
Bước 2: Cục Chăn nuôi ban hành quyết định thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu theo Mẫu số 15.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này
Nêu từ chối thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?