Nội dung đánh giá tiềm năng đất đai được quy định cụ thể trong Luật Đất Đai mới nhất như thế nào?
Việc đánh giá tiềm năng đất đai được thực hiện với tần suất là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 52 Luật Đất đai 2024 về các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai:
Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai
1. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
b) Điều tra, đánh giá thoái hóa đất;
c) Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;
d) Quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất;
đ) Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.
2. Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện để điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất đối với loại đất cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại một thời điểm xác định.
3. Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo định kỳ 05 năm một lần. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
Như vậy, các hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai được thực hiện theo định kỳ 05 năm một lần.
Hay nói cách khác, việc đánh giá tiềm năng đất đai được thực hiện với tần suất là 05 một lần.
Việc đánh giá tiềm năng đất đai được thực hiện với tần suất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nội dung đánh giá tiềm năng đất đai được quy định cụ thể trong Luật Đất Đai mới nhất như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Đất đai 2024 về nội dung điều tra, đánh giá đất đai:
Theo đó, nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai bao gồm:
- Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức chất lượng đất đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo các đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh học và điều kiện khác;
- Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức tiềm năng đất đai đối với các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng trên cơ sở phân mức chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất theo các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường;
- Khoanh vùng các khu vực đất cần bảo vệ, xử lý, cải tạo và phục hồi;
- Lập bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai; xây dựng và cập nhật dữ liệu chất lượng đất, tiềm năng đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Có phải công bố công khai kết quả điều tra, đánh giá đất đai được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 55 Luật Đất đai 2024 về trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
Theo đó, kết quả điều tra, đánh giá đất đai phải được phê duyệt trong năm thực hiện kiểm kê đất đai để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất các cấp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai kết quả điều tra, đánh giá đất đai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trong đó,
(i) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
- Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc;
- Tổ chức thực hiện, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và theo chuyên đề;
- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh; kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
(ii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm trên địa bàn; cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
- Thống kê và công bố các khu vực đất bị ô nhiễm; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xử lý, cải tạo và phục hồi đất ở khu vực đất bị ô nhiễm trên địa bàn.
Lưu ý: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ các trường hợp sau:
- Điều 190 Luật Đất đai 2024 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024.
- Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng, cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.
Khoản 9 Điều 60 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?