Niêm yết chứng khoán là gì? Phân bảng niêm yết chứng khoán theo các khu vực thị trường riêng biệt như thế nào?
Niêm yết chứng khoán là gì?
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
22. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán theo quy định của Luật này và pháp luật về kiểm toán độc lập.
23. Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.
24. Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
...
Như vậy, niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
Niêm yết chứng khoán là gì? Phân bảng niêm yết chứng khoán theo các khu vực thị trường riêng biệt như thế nào? (hình từ internet)
Phân bảng niêm yết chứng khoán theo các khu vực thị trường riêng biệt như thế nào?
Theo Điều 108 Nghị định 155/20220/NĐ-CP quy định về phân bảng niêm yết chứng khoán như sau:
Phân bảng niêm yết chứng khoán
Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt như sau:
1. Bảng niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết và các sản phẩm tài chính khác;
2. Bảng niêm yết công cụ nợ;
3. Bảng niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;
4. Bảng niêm yết chứng khoán phái sinh.
Như vậy, chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt như sau:
- Bảng niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết và các sản phẩm tài chính khác;
- Bảng niêm yết công cụ nợ;
- Bảng niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;
- Bảng niêm yết chứng khoán phái sinh.
Niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán hoặc thực hiện niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán bổ sung không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp.
3. Hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn đến 01 tháng;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 01 tháng đến 03 tháng;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 03 tháng đến 06 tháng;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 06 tháng đến 09 tháng;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 09 tháng đến 12 tháng;
e) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng hoặc không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán.
4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
5. Phạt tiền từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ Điều kiện niêm yết chứng khoán trong hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên mức phạt tiền đối với hành vi niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn như sau:
- Đối với hành vi niêm yết chứng khoán quá thời hạn đến 01 tháng: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Đối với hành vi niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 01 tháng đến 03 tháng: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
- Đối với hành vi niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 03 tháng đến 06 tháng: phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Đối với hành vi niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 06 tháng đến 09 tháng: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
- Đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 09 tháng đến 12 tháng: phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng
- Đối với hành vi niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng hoặc không niêm yết chứng khoán: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với tổ chức vi phạm trường hợp cá nhân vi phạm mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt tổ chức (theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?