Những đối tượng nào phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng?
Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có được bồi thường thiệt hại do thử nghiệm lâm sàng gây ra không?
Căn cứ tại Điều 96 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử nghiệm lâm sàng:
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử nghiệm lâm sàng
1. Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về thử nghiệm lâm sàng và những rủi ro có thể xảy ra trước khi thử nghiệm lâm sàng;
b) Được bồi thường thiệt hại (nếu có) do thử nghiệm lâm sàng gây ra;
c) Được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan đến việc thử nghiệm lâm sàng;
d) Không phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt việc tham gia thử nghiệm lâm sàng;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng.
2. Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có nghĩa vụ tuân thủ hướng dẫn theo hồ sơ thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.
Như vậy, người tham gia thử nghiệm lâm sàng được bồi thường thiệt hại (nếu có) do thử nghiệm lâm sàng gây ra.
Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có được bồi thường thiệt hại do thử nghiệm lâm sàng gây ra không? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 97 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng
...
2. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm sau đây:
a) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do thử nghiệm lâm sàng;
b) Giao kết hợp đồng bằng văn bản về việc thử nghiệm lâm sàng với cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế do mình cung cấp.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng:
Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng
...
2. Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, tin cậy của kết quả thử nghiệm lâm sàng;
b) Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử nghiệm lâm sàng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;
c) Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử nghiệm lâm sàng.
Như vậy, những đối tượng sau phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng:
- Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do thử nghiệm lâm sàng;
- Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng.
Nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm những hoạt động nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh:
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh;
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh;
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
+ Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
+ Hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề;
- Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
- Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và pháp luật về giá;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?