Nhiệm vụ trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến được quy định ra sao?
- Ai quyết định tổ chức hoạt động trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến?
- Đơn vị nào là đầu mối giúp Cục trưởng tổ chức, theo dõi công tác trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến?
- Nhiệm vụ trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến như thế nào?
Ai quyết định tổ chức hoạt động trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa được trang bị phòng quan sát camera.
1. Cục trưởng quyết định tổ chức hoạt động trực ban đảm bảo phù hợp với quy định của Tổng cục và tình hình thực tế của đơn vị.
...
Theo quy định nêu trên thì Cục trưởng là người quyết định tổ chức hoạt động trực ban đảm bảo phù hợp với quy định của Tổng cục Hải quan và tình hình thực tế của đơn vị tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến (chưa được trang bị phòng quan sát camera).
Đơn vị nào là đầu mối giúp Cục trưởng tổ chức, theo dõi công tác trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:
Trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa được trang bị phòng quan sát camera.
...
2. Văn phòng Cục là đầu mối giúp Cục trưởng tổ chức, theo dõi công tác trực ban.
...
Như vậy, Văn phòng Cục là đầu mối giúp Cục trưởng tổ chức, theo dõi công tác trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến.
Nhiệm vụ trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định nhiệm vụ trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến gồm:
- Đầu mối trao đổi với trực ban cơ quan Tổng cục Hải quan để đôn đốc báo cáo ngày; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thực hiện ý kiến chỉ đạo của trực ban cơ quan Tổng cục.
- Đầu mối thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục đến các cá nhân, đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố;
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện ý kiến chỉ đạo của trực ban Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố.
- Tiếp nhận, xử lý thông tin để xác định nội dung, phạm vi, lĩnh vực theo đặc thù địa bàn cần theo dõi, kiểm tra trong ca trực.
Tổ chức theo dõi, kiểm tra dữ liệu trên các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của ngành theo nội dung đã xác định nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra, nhắc nhở đơn vị thực hiện đúng quy định quản lý nhà nước về hải quan.
- Kiểm tra việc cập nhật dữ liệu, tổng hợp báo cáo kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các đơn vị theo quy định tại Điều 8 Quyết định 4398/QĐ-TCHQ năm 2016.
- Xử lý tình huống phát sinh trong khi trực ban theo quy định cụ thể tại Điều 12 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017, cụ thể:
Phối hợp, xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực
1. Trường hợp phối hợp xử lý theo yêu cầu chỉ đạo từ trực ban cơ quan Tổng cục.
a) Trực ban Cục thông báo cá nhân, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện theo yêu cầu của trực ban cơ quan Tổng cục.
b) Trực ban Cục chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cá nhân, đơn vị thực hiện chỉ đạo của trực ban cơ quan Tổng cục.
2. Trường hợp xử lý thông tin phát sinh trên địa bàn Cục quản lý.
a) Trực ban Cục báo cáo, đề xuất lãnh đạo Cục chỉ đạo đơn vị thuộc, trực thuộc cung cấp thông tin hoặc phối hợp kiểm tra, làm rõ.
b) Nội dung chỉ đạo và kết quả xử lý phải được ghi nhận trong nhật ký trực ban Cục.
- Ghi nhật ký theo dõi các nội dung công việc thực hiện khi trực ban; các tình huống phát sinh, thông tin tiếp nhận khi trực ban; các nội dung đã chỉ đạo; việc thông báo ý kiến của lãnh đạo đến các đơn vị, cá nhân có liên quan. Thực hiện bàn giao sổ nhật ký, nội dung công việc đang thực hiện giữa các ca trực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?