Nhân viên massgae phải được khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần một năm? Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của nhân viên massage cần những giấy tờ gì?
Người lao động làm việc tại cơ sở massage phải từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Theo Điều 3 Mục I Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT quy định về danh mục chổ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi như sau:
"I. DANH MỤC CHỖ LÀM VIỆC, CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG DƯỚI 18 TUỔI
...
3. Tại các cơ sở dịch vụ trị liệu phục hồi sức khoẻ: xoa bóp/massage, tắm hơi, tẩm quất bấm huyệt, vật lý trị liệu.
3.1. Chỗ làm việc:
- Phòng tắm hơi;
- Phòng xoa bóp/massage, tẩm quất.
3.2. Công việc:
- Xoa bóp/massage;
- Các công việc khác tại phòng xoa bóp/massage, phòng tắm.
..."
Như vậy, người lao động làm việc tại các cơ sở massage phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
Nhân viên massgae phải được khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần một năm? Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của nhân viên massage cần những giấy tờ gì?
Nhân viên massage phải được khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần một năm?
Căn cứ Điều 2 Mục I Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:
"I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
...
2. Đối tượng áp dụng
...
b) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có những nội dung hoạt động trong danh mục chỗ làm việc, công việc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09/12/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn, quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.
..."
Bên cạnh đó Điều 2 Mục 2 Thông tư liên tịch 11/2006/TTLT /BYT-BTC quy định về tổ chức khám sức khỏe đối với các cơ sở dịch vụ như sau:
"II. TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHOẺ
...
2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ
a) Tổ chức cho người lao động đi khám sức khoẻ định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám, theo quy định tại Thông tư này.
Trường hợp người lao động đã khám sức khoẻ định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khoẻ mà người đó chưa khám theo quy định tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Liên hệ và ký hợp đồng với bệnh viện để tổ chức cho người lao động khám sức khoẻ định kỳ.
c) Trả phí khám sức khoẻ và các chi phí xét nghiệm cận lâm sàng cho bệnh viện theo quy định của pháp luật.
d) Thông báo riêng đến từng người lao động về kết quả khám sức khoẻ của người đó.
e) Căn cứ kết luận về sức khoẻ của người lao động trong sổ khám sức khoẻ, nếu người lao động mắc một hoặc nhiều bệnh quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, thì người sử dụng lao động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải bố trí cho người lao động đi điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh và có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc điều trị bệnh của người đó; trường hợp không khỏi bệnh thì phải bố trí công việc khác cho phù hợp, ngoài chỗ làm việc và công việc theo quy định tại điểm b khoản 2 mục I của Thông tư này."
Theo quy định trên thì nhân viên massage phải được khám sức khỏe định kỳ hàng quý với đủ 3 tháng cho 1 lần khám (4 lần/năm).
Trường hợp người lao động đã khám sức khoẻ định kỳ hàng quý mà trùng khớp với đợt khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì người sử dụng lao động chỉ tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động bổ sung những nội dung khám sức khoẻ mà người đó chưa khám
Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của nhân viên massage cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về hồ sơ khám sức khỏe định kỳ như sau:
"Điều 4. Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a) Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng."
Như vậy, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ gồm sổ khám sức khỏe, Giấy giới thiệu của cơ sở mà nhân viên massage đang làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?