Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong trường hợp nào? Các chức danh nhân viên hàng không nào có thể bị áp dụng chế độ kỷ luật này?

Cho tôi hỏi nhân viên hàng không có thể bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong trường hợp nào? Nhân viên hàng không tự ý bỏ vị trí việc làm có thể bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp nào? Và những chức danh nhân viên hàng không nào có thể bị áp dụng chế độ kỷ luật này? - Câu hỏi của chị An (Bình Thuận)

Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc trong những trường hợp nào?

Tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận đối với nhân viên hàng không

Tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận đối với nhân viên hàng không (Hình từ Internet)

Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:

- Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;

- Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;

- Tự ý bỏ vị trí làm việc;

- Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;

- Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;

- Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;

- Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;

- Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.

Trước đây, theo Điều 5 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau:

Quy định về tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy gây uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
2. Thời gian tạm đình chỉ, chế độ tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động.

Như vậy, nhân viên hàng không tự ý bỏ vị trí việc làm có thể bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận.

Các chức danh nhân viên hàng không nào có thể bị áp dụng kỷ luật tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận?

Các chức danh nhân viên hàng không nào có thể bị áp dụng kỷ luật tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận, thì theo Điều 2 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:

Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Nhân viên hàng không gồm các chức danh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về nhân viên hàng không;
2. Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.

Như vậy, các chức danh nhân viên hàng không có thể bị áp dụng kỷ luật tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận gồm các chức danh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về nhân viên hàng không;

Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.

Trước đây, theo Điều 2 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) các chức danh nhân viên hàng không có thể bị áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù bao gồm:

Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các chức danh nhân viên hàng không, bao gồm:
a) Thành viên tổ lái;
b) Giáo viên huấn luyện bay;
c) Tiếp viên hàng không;
d) Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay;
đ) Nhân viên không lưu;
e) Nhân viên thông báo tin tức hàng không;
g) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
h) Nhân viên khí tượng hàng không;
i) Nhân viên điều độ, khai thác bay;
k) Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng;
l) Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không;
m) Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
n) Nhân viên an ninh hàng không;
o) Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
2. Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với các chức danh nhân viên hàng không quy định tại khoản 1 Điều này.

Đã bị áp dụng kỷ luật tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận thì có bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động?

Đã bị áp dụng kỷ luật tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận thì có bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, thì theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:

Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù
1. Tạm đình chỉ ngay công việc.
2. Hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù quy định tại khoản 1 Điều này không thay thế hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.

Căn cứ quy định trên, nhân viên hàng không đã bị áp dụng kỷ luật tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận thì còn có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trước đây, chế độ kỷ luật lao động đặc thù được quy định tại Điều 3 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:

Chế độ kỷ luật lao động đặc thù
1. Tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Không sử dụng làm việc tại các vị trí chức danh nhân viên hàng không đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Chế độ kỷ luật lao động đặc thù theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không thay thế các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.

Căn cứ quy định trên, nhân viên hàng không đã bị áp dụng kỷ luật tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận thì còn có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trong trường hợp nào thì sẽ không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào?

Trong trường hợp nào thì sẽ không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào, thì theo Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT thì không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng đối với các trường hợp như sau:

- Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.

- Bị kết án trong các vụ án hình sự.

- Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa.

- Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác trong quy định.

Nhân viên hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thế nào là nhân viên hàng không?
Pháp luật
Kỷ luật lao động đặc thù áp dụng với nhân viên hàng không nhằm mục đích gì? Nhân viên hàng không bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù khi nào?
Pháp luật
Chức danh nhân viên hàng không nào khi vi phạm thì có thể áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù? Chế độ này gồm những hình thức kỷ luật nào?
Pháp luật
Thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không là bao lâu?
Pháp luật
Nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Nhân viên hàng không sử dụng chất ma túy trước khi bay thì có bị tạm đình chỉ ngay công việc hay không?
Pháp luật
Chi phí thẩm định sát hạch cấp giấy phép, năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị gia hạn năng định nhân viên bảo dưỡng máy bay mới nhất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lệ phí cấp lại giấy phép, năng định cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay được quy định bao nhiêu?
Pháp luật
Chi phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép, năng định nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay là bao nhiêu?
Pháp luật
Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong trường hợp nào? Các chức danh nhân viên hàng không nào có thể bị áp dụng chế độ kỷ luật này?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhân viên hàng không
1,033 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhân viên hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào