Nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có quyền xử phạt nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay không?
- Thời hiệu xử phạt nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay là bao lâu?
Nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 9 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về quản lý và khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm, vật nuôi trong cảng hàng không, sân bay;
b) Đặt, sử dụng trái phép vật, động vật, côn trùng thu hút chim và động vật vào cảng hàng không, sân bay;
c) Làm hư hỏng phương tiện, trang bị, thiết bị trong cảng hàng không, sân bay;
d) Không mặc áo phản quang hoặc áo có gắn dải phản quang khi hoạt động trong khu bay.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Di chuyển, hủy hoại, gây hư hại, làm biến dạng vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm sai lệch ký hiệu, làm hư hại bảng hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Khoan, đào trái phép trong cảng hàng không, sân bay;
c) Di chuyển, làm sai lệch, làm hư hỏng mốc chỉ giới sử dụng đất, mốc quy hoạch cảng hàng không, sân bay, mốc định vị, mốc giới công trình tại cảng hàng không, sân bay;
d) Không hoàn trả mặt bằng; không di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và tài sản khác của nhà thầu ra khỏi cảng hàng không, sân bay sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao;
đ) Không làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay khi có thay đổi về: Tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người khai thác cảng hàng không, sân bay; tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, tọa độ điểm quy chiếu cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay; mục đích khai thác; năng lực khai thác;
...
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản ...; 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; ... là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo quy định hành vi không mặc áo phản quang hoặc áo có gắn dải phản quang khi hoạt động trong khu bay sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Theo đó nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?(Ảnh từ Internet)
Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có quyền xử phạt nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay không?
Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có quyền xử phạt nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, khoản 25 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi bởi điểm b khoản 20 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo quy định thì Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam sẽ có thẩm quyền xử phạt đến 50.000.000 đồng.
Theo đó nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy thì Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay.
Thời hiệu xử phạt nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay là bao lâu, căn cứ theo Điều 4 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không là 01 năm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính về phí, lệ phí; quản lý giá; xây dựng các công trình hàng không; bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không; đất đai cảng hàng không, sân bay; kinh doanh hàng hóa tại cảng hàng không; buôn bán hàng cấm, hàng giả thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
...
Theo đó thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhân viên hàng không không mặc áo phản quang khi hoạt động trong khu vực bay là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?