Nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút tính từ ngày đầu tiên nhận quyết định luân chuyển đúng không?

Tôi được điều động đến công tác tại trường tiểu học và trung học cơ sở của xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Vậy tôi có được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định của Chính phủ không? Thời gian được hưởng tính theo căn cứ nào? Bao lâu thì tôi được chuyển về lại vị trí công tác cũ?

Ngoài phụ cấp thu hút thì nhà giáo làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các khoản trợ cấp nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định về phụ cấp thu hút đối với viên chức là nhà giáo như sau:

"Điều 4. Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng)."

Như vậy, ngoài phụ cấp thu hút, nhà giáo còn có thể được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút tính từ ngày đầu tiên nhận quyết định luân chuyển đúng không?

Phụ cấp thu hút đối với nhà giáo

Phụ cấp thu hút đối với nhà giáo (Hình từ Internet)

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định thời gian làm việc thực tế để làm căn cứ tính hưởng chế độ phụ cấp như sau:

"Điều 13. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp
1. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
b) Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
2. Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
a) Tính theo tháng:
Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;
Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
b) Tính theo năm:
Dưới 03 tháng thì không tính;
Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác."

Như vậy, thời gian thực tế để xét hưởng phụ cấp đối với nhà giao công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), cụ thể như quy định trên.

Nhà giáo bị điều chuyển công tác sang vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì bao lâu được về lại nơi công tác cũ?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 61/2006/NĐ-CP có quy định về thời hạn luân chuyển nhà giáo cụ thể như sau:

"Điều 9. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trợ cấp chuyển vùng
1. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.
2. Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương. Hết thời hạn trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.
3. Nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 6.500.000 đồng (sáu triệu năm trăm ngàn đồng) cho một hộ."

Như vậy, trong trường hợp bị luân chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thời hạn luân chuyển cụ thể là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam.

Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo sẽ được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Tuy nhiên, trường hợp bạn có nhu cầu chuyển công tác hoặc thuyên chuyển thì cơ quan quản lý giáo dục sẽ tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.

Nhà giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vị trí, vai trò của nhà giáo
Pháp luật
Nhà giáo có vị thế như thế nào trong xã hội? Nhà giáo có được ký hợp đồng thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục khác?
Pháp luật
Nhà giáo có cần học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không? Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì?
Pháp luật
Bằng Cao Đẳng Chuyên nghiệp có đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng không?
Pháp luật
Giáo viên dạy lớp 2 có trẻ khuyết tật trong trường phổ thông dân tộc bán trú có thuộc đối tượng được phụ cấp không?
Pháp luật
Ngày 5 tháng 10 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 5 tháng 10 hàng năm không?
Pháp luật
Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp tại Nghị quyết 126 như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất những nội dung nào về quản lý nhà nước về nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Cơ quan nào quản lý nhà nước về nhà giáo?
Pháp luật
Cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo trong các trường hợp nào tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Pháp luật
Đề xuất chính sách hỗ trợ nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo ra sao? Hỗ trợ nhà giáo bao gồm những chính sách nào?
Pháp luật
Ưu tiên xếp lương nhà giáo cao nhất hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà giáo
1,685 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào