Nhà đầu tư PPP có phải là một pháp nhân độc lập? Hành vi được xem là không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư PPP?
Nhà đầu tư PPP có phải là một pháp nhân độc lập?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Lựa chọn nhà đầu tư là quá trình xác định nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp khả thi để thực hiện dự án PPP trên nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
18. Nhà đầu tư PPP (sau đây gọi là nhà đầu tư) là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
19. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp dành để chi đầu tư, chi thường xuyên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhà đầu tư PPP là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
Nhà đầu tư PPP có phải là một pháp nhân độc lập? Hành vi được xem là không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư PPP? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận có được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư PPP?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 30 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP như sau:
Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi
a) Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Nhà đầu tư có cam kết sử dụng nhà thầu trong nước tham gia thực hiện dự án với giá trị công việc chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 3% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;
c) Nhà đầu tư khi tham gia lựa chọn nhà đầu tư quốc tế có cam kết sử dụng hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước để thực hiện dự án với giá trị chiếm tỷ lệ từ 25% tổng mức đầu tư của dự án trở lên được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
...
Như vậy, nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận sẽ được hưởng ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu PPP.
Lưu ý: Cũng theo Điều 30 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư PPP như sau:
- Nhà đầu tư tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng mức cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu;
- Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà đầu tư có đề xuất dự án được chấp thuận;
- Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định 35/2021/NĐ-CP được lựa chọn ký kết hợp đồng nhưng không thực hiện theo đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng dự án PPP thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại hợp đồng dự án PPP.
Trong trường hợp này, hợp đồng dự án PPP phải quy định điều khoản xử phạt cụ thể tương ứng với mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
Hành vi nào được xem là không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư PPP?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì hành vi được xem là không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư PPP bao gồm:
- Tham dự thầu với tư cách là nhà đầu tư đối với dự án do mình làm bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
- Tham gia lập đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với cùng một dự án;
- Là cá nhân thuộc bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng mà trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc
+ Là cá nhân tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc
+ Là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu đối với dự án do bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột đứng tên tham dự thầu hoặc
+ Là người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư tham dự thầu;
- Đứng tên tham dự thầu dự án do cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày không làm việc tại cơ quan, tổ chức đó.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/14-01-2025/nha-dau-tu-PPP.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/15-01-2025/nha-dau-tu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/15-01-2025/nha-dau-tu-PPP.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HT/kiem-tra-hoat-dong-lua-chon-nha-dau-tu.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Tạo lập web sex đăng tải phim 18+, làm diễn đàn thảo luận nội dung đồi trụy để quảng cáo mua bán dâm bị phạt mấy năm tù?
- Giấy phép lái xe là gì? Giấy phép lái xe có bao nhiêu loại? Khi nào giấy phép lái xe hết hiệu lực?
- Có bị mất phần trăm số tiền trúng đấu giá đã nộp khi bị hủy kết quả đấu giá biển số xe không? Trường hợp nào bị hủy kết quả đấu giá?
- Công việc quản lý vận hành nhà chung cư? Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư cần đáp ứng điều kiện nào?
- Bằng lái xe quốc tế là gì? Thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế được pháp luật quy định như thế nào?