Nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam theo quy định hiện nay không?
- Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam hay không?
- Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch hàng hoá khi xảy ra hiện tượng rối loạn thị trường hàng hoá không?
- Dùng biện pháp phi pháp làm rối loạn thị trường hàng hóa có phải là hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa?
Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam hay không?
Căn cứ theo Điều 16a Nghị định 158/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
1. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.
2. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam theo quy định sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ.
b) Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa với tư cách khách hàng hoặc tham gia làm thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa (thành viên môi giới, thành viên kinh doanh) với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế.
c) Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan.
...
Theo quy định này, nhà đầu tư nước ngoài ngoài có quyền tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam còn có quyền góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ.Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa với tư cách khách hàng hoặc tham gia làm thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch hàng hoá khi xảy ra hiện tượng rối loạn thị trường hàng hoá không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Luật Thương mại 2005 và Nghị quyết 01/2007/QH12 có quy định về thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp cụ thể như sau:
Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp
1. Trường hợp khẩn cấp là trường hợp xảy ra hiện tượng rối loạn thị trường hàng hoá làm cho giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa không phản ánh được chính xác quan hệ cung cầu.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch hàng hoá;
b) Hạn chế các giao dịch ở một khung giá hoặc một số lượng hàng hóa nhất định;
c) Thay đổi lịch giao dịch;
d) Thay đổi Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá;
đ) Các biện pháp cần thiết khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp khẩn cấp là trường hợp xảy ra hiện tượng rối loạn thị trường hàng hoá làm cho giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa không phản ánh được chính xác quan hệ cung cầu.
Theo đó, trong trường hợp khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền thực hiện các biện pháp nêu trên, trong đó có biện pháp tạm ngừng việc giao dịch qua Sở giao dịch hàng hoá nhằm ổn định thị trường hàng hóa, tránh làm rối loạn mối quan hệ cung cầu cũng như rủi ro cho các bên tham gia mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Dùng biện pháp phi pháp làm rối loạn thị trường hàng hóa có phải là hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa?
Theo quy định tại Điều 71 Luật Thương mại 2005 thì các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
- Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
- Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây:
+ Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
+ Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;
+ Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá;
+ Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc sử dụng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ cúng Tân niên là gì? Cúng Tân niên nhằm ngày mấy dương lịch? Làm lễ cúng Tân niên, người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương theo quy định hiện nay không?
- Thuyết bất khả tri là gì? Triết học Mác Lênin có yêu cầu gì về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu?
- Lỗi đi sai làn đường xe máy 2025 phạt bao nhiêu? Người điều khiển xe máy chuyên dùng đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu?
- Sửa chữa đột xuất công trình xây dựng được thực hiện khi nào? Công việc sửa chữa công trình xây dựng được bảo hành bao lâu?
- Phòng kế toán là gì? Mẫu sơ đồ quy trình làm việc phòng kế toán tải ở đâu? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kế toán?