Nhà đầu tư có thể dùng cổ phần của mình để cầm cố được không? Cầm cố tài sản được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Cầm cố tài sản được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Hiện nay, các cửa hàng cầm đồ mọc ra rất nhiều, cửa hàng cầm đồ giải quyết được vấn đề cấp bách của khách hàng. Việc cầm cố tài sản nhằm xác nhận tài sản bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Do đó, pháp luật Việt Nam cũng có một số quy định cụ thể hơn tại Bộ Luật Dân sự như sau:
Căn cứ vào Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản như sau:
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy, cầm cố tài sản là việc một người giao tài sản của mình cho người khác để nhận lại một khoản tiền tương ứng.
Cổ phiếu được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam?
Hợp đồng cầm cố tài sản được pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về tài sản là:
"Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."
Theo Điều 15 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 15. Tài sản hình thành từ việc góp vốn
Chủ thể góp vốn được dùng cổ phần, phần vốn góp, quyền mua phần vốn góp hoặc lợi tức phát sinh từ cổ phần, phần vốn góp trong pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan và điều lệ của pháp nhân (nếu có)."
Theo Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 22. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm."
Như vậy, đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản đó là giấy tờ có giá, bất động sản, động sản. Hợp đồng cầm cố tài sản phải được công chứng, chứng thực và phải đảm bảo các yêu cầu nêu trên của quy định pháp luật.
Nhà đầu tư có thể dùng cổ phần của mình để cầm cố được không?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về loại tài sản nào sẽ được cầm cố. Gọi chung là tài sản thì sẽ được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Căn cứ tại Điều 295 Bộ Luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau
8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Như vậy, cổ phần cũng được coi là một loại tài sản, khi được phát hành cổ phiếu, cổ đông được ghi tên trên sổ đăng ký cổ đông, sổ này được coi là giấy tờ có giá. Do đó cổ đông có thể cầm cố cổ phần của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?