Cầm cố tài sản có phải là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền không? Tài sản cầm cố do bên nào quản lý?

Cầm cố tài sản có phải là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền không? Tài sản cầm cố do bên nào quản lý? Hợp đồng cầm cố tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền có bắt buộc phải lập hợp đồng riêng hay không?

Cầm cố tài sản có phải là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền không? Tài sản cầm cố do bên nào quản lý?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.

Và theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, theo các quy định trên thì cấm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và cũng có thể áp dụng làm biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền.

Đồng thời, bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia là bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên tài sản cầm cố sẽ do bên nhận cầm cố quản lý.

Cầm cố tài sản có phải là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền không? Tài sản cầm cố do bên nào quản lý?

Cầm cố tài sản có phải là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền không? Tài sản cầm cố do bên nào quản lý? (Hình từ Internet)

Hợp đồng cầm cố tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền có bắt buộc phải lập hợp đồng riêng hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
5. Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.
Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.
...

Theo quy định thì hợp đồng cầm cố tài sản là một trong những loại hợp đồng bảo đảm và có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, hợp đồng cầm cố tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền không bắt buộc phải lập hợp đồng riêng mà có thể thỏa thuận một điều khoản trong hợp đồng vay tiền giữa các bên về nội dung của biện pháp cầm cố tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ.

Nhận cầm cố tài sản để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
...

Như vậy, đối với hành vi nhận cầm cố tài sản để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Cầm cố tài sản Tải về quy định liên quan đến Cầm cố tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
16 tuổi có được tự mang vàng đi cầm cố hay không? Cầm cố tài sản của người khác bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Bên cầm cố có được thay đổi tài sản cầm cố hay không? Bên nhận cầm cố có được cho mượn tài sản cầm cố hay không?
Pháp luật
Cầm cố tài sản có phải là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay tiền không? Tài sản cầm cố do bên nào quản lý?
Pháp luật
Nhận cầm cố tài sản thì có được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố không? Phương thức xử lý tài sản cầm cố?
Pháp luật
Giấy cầm xe máy, hợp đồng cầm xe máy là gì? Việc cầm xe máy chấm dứt trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Cá nhân có được quyền cầm cố tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Cá nhân có được quyền cầm cavet xe máy của xe máy không chính chủ theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố để vay nặng lãi có được không? Hiệu trưởng sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị giảm giá trị thì bên nhận cầm cố có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Nhà đầu tư có thể dùng cổ phần của mình để cầm cố được không? Cầm cố tài sản được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Pháp luật
Cầm cố tài sản là gì? Cửa hàng cầm đồ có quyền cho người khác thuê lại tài sản cầm cố hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cầm cố tài sản
1,258 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cầm cố tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cầm cố tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào