Nguyên giá tài sản cố định là chi phí gì? Hướng dẫn xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình mua sắm?
Nguyên giá tài sản cố định là chi phí gì?
Nguyên giá tài sản cố định được quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
...
5. Nguyên giá tài sản cố định:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
...
Vậy, có thể thấy nguyên giá tài sản cố định bao gồm: nguyên giá tài sản cố định hữu hình và nguyên giá tài sản cố định vô hình.
Theo đó, nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (đối với tài sản cố định hữu hình) hoặc đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính (đối với tài sản cố định vô hình).
Nguyên giá tài sản cố định là chi phí gì? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình mua sắm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì nguyên giá tài sản cố định vô hình mua sắm được xác định như sau:
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
- Trường hợp tài sản cố định vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).
Ngoài ra, đối với tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi thì xác định nguyên giá như sau:
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi với một tài sản cố định vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình đem trao đổi.
Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp có được thay đổi khi đầu tư nâng cấp tài sản cố định không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:
Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
...
3. Tài sản cố định thuê tài chính:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
4. Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
b) Đầu tư nâng cấp TSCĐ.
c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.
Đối chiếu với quy định trên thì nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định;
- Đầu tư nâng cấp tài sản cố định;
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 tài sản cố định hữu hình.
Như vậy, nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp được thay đổi khi đầu tư nâng cấp tài sản cố định.
Lưu ý: Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?