Doanh nghiệp cần làm gì khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định? Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự sản xuất?
Doanh nghiệp cần làm gì khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định thì nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
(1) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định trong các trường hợp:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
(2) Đầu tư nâng cấp tài sản cố định
(3) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 tài sản cố định hữu hình.
Cũng theo quy định tại Điều này, khi thay đổi nguyên giá tài sản, doanh nghiệp phải:
- Lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi,
- Xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo quy định.
Doanh nghiệp cần làm gì khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự sản xuất?
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự sản xuất được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
...
c) Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
...
Theo đó, nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của tài sản cố định hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa tài sản cố định hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp gồm những loại nào?
Nguyên giá tài sản cố định được quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
...
4. Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
5. Nguyên giá tài sản cố định:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
6. Giá trị hợp lý của tài sản cố định: là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
7. Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
...
Như vậy, theo quy định, nguyên giá tài sản cố định gồm 2 loại:
(1) Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
(2) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch tập huấn hướng dẫn công tác đánh giá, công nhận Danh hiệu Công dân học tập, Đơn vị học tập năm 2024 tại TPHCM?
- Mẫu số PC10 Mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất theo Nghị định 50? Kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung nào?
- Nghị quyết chi bộ tháng 12 năm 2024 chi tiết? Mẫu nghị quyết sinh hoạt chi bộ trường học tháng 12 2024 thế nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm ban thường vụ cấp ủy cấp huyện mới nhất? Tải mẫu? Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện có chức năng gì?
- Mẫu hợp đồng dịch vụ người dẫn chương trình truyền hình là mẫu nào? Liên kết các chương trình truyền hình giải trí như thế nào?