Nguồn điện hàn hồ quang là gì? Hướng dẫn của nguồn điện hàn hồ quang phải có những nội dung nào?
Nguồn điện hàn hồ quang là gì?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8094-1:2009 thì nguồn điện hàn hồ quang là thiết bị để cung cấp dòng điện và điện áp, có các đặc tính yêu cầu phù hợp để hàn hồ quang và các quá trình liên quan.
Nguồn điện hàn hồ quang phải có khả năng cung cấp công suất danh định trong các điều kiện môi trường nào?
Các điều kiện môi trường mà nguồn điện hàn hồ quang phải có khả năng cung cấp công suất danh định của chúng được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8094-1:2009 như sau:
Điều kiện môi trường
Nguồn điện hàn phải có khả năng cung cấp công suất danh định của chúng trong các điều kiện môi trường sau:
a) dải nhiệt độ của không khí xung quanh:
trong quá trình làm việc: -10 °C đến + 40 °C
sau khi vận chuyển và bảo quản ở: -20 °C đến + 55 °C
b)độ ẩm tương đối của không khí:
đến 50 % ở 40 °C;
đến 90 % ở 20 °C;
c) không khí xung quanh, không có lượng bất thường về bụi, axit, khí hoặc chất ăn mòn, v.v... không phải loại sinh ra trong quá trình hàn;
d) độ cao so với mực nước biển đến 1 000 m;
e) đế đặt nguồn điện hàn có độ nghiêng nhỏ hơn 10°.
CHÚ THÍCH: Có thể có thỏa thuận khác giữa nhà chế tạo và người mua về các điều kiện môi trường khác và khi đó nguồn điện hàn phải được ghi nhãn tương ứng (xem 15.1). Ví dụ về các điều kiện này là độ ẩm cao, khói ăn mòn, hơi nước, hơi dầu quá mức, rung hoặc xóc bất thường, bụi quá mức, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, điều kiện không bình thường như gần biển hoặc trên tàu biển, sinh vật gây hại và khí quyển thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Theo đó, nguồn điện hàn hồ quang phải có khả năng cung cấp công suất danh định trong các điều kiện môi trường được quy định tại Mục 4 nêu trên.
Nguồn điện hàn hồ quang (Hình từ Internet)
Hướng dẫn của nguồn điện hàn hồ quang phải có những nội dung nào?
Những nội dung phải có trong các hướng dẫn của nguồn điện hàn hồ quang được quy định tại tiểu mục 17.1 Mục 17 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8094-1:2009 như sau:
Hướng dẫn và ghi nhãn
17.1. Hướng dẫn
Mỗi nguồn điện hàn phải có các hướng dẫn nêu những nội dung sau (khi thích hợp):
a) mô tả chung;
b) khối lượng nguồn điện hàn và các bộ phận khác của chúng và các phương pháp nâng hạ đúng, ví dụ bằng xe nâng hoặc cần trục, và các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện với các xy lanh khí, fi đơ dây, v.v…
c) ý nghĩa của các chỉ thị, ghi nhãn và ký hiệu đồ họa;
d) thông tin để chọn và nối với mạng nguồn (ví dụ cáp nguồn thích hợp, thiết bị đấu nối hoặc phích cắm, kể cả cầu chảy và/hoặc áptômát, xem thêm cảnh báo của 6.1.1);
e) mục đích làm việc đúng của nguồn điện hàn (ví dụ các yêu cầu làm mát, vị trí làm việc, thiết bị điều khiển, chỉ thị, loại nhiên liệu);
f) khả năng hàn, đặc tính tĩnh (dốc và/hoặc phẳng), giới hạn chu kỳ làm việc (hệ số làm việc) và giải thích bảo vệ nhiệt nếu có liên quan;
g) giới hạn sử dụng liên quan đến cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài được cung cấp, ví dụ nguồn điện hàn không thích hợp để sử dụng trong mưa và tuyết;
h) hướng dẫn cơ bản liên quan đến bảo vệ chống nguy hiểm cho con người đối với người vận hành và những người trong khu vực làm việc (ví dụ điện giật, khói độc, khí, tia hồ quang, kim loại nóng, tia lửa điện hoặc tạp âm);
i) điều kiện làm việc cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi hàn hoặc cắt (ví dụ môi trường với nguy hiểm điện giật tăng cao, các vật dễ cháy xung quanh, các sản phẩm dễ cháy, vật chứa đóng kín, các vị trí làm việc trên cao, v.v...);
j) cách bảo trì nguồn điện hàn ví dụ như các chu kỳ khuyến cáo đối với thử nghiệm một phần hoặc toàn bộ và các thao tác khác (ví dụ làm sạch);
k) sơ đồ mạch điện thích hợp cùng với danh mục các bộ phận riêng rẽ khuyến cáo; trong trường hợp có các quá trình đặc biệt ví dụ cắt bằng plasma thì xem thêm 11.1.4;
I) thông tin đối với mạch điện được thiết kế để cấp điện ở điện áp nguồn bình thường, ví dụ để chiếu sáng hoặc dùng cho các dụng cụ điện;
m) các biện pháp phòng ngừa chống lật, nếu nguồn điện hàn phải đặt trên mặt phẳng nghiêng;
n) cảnh báo chống sử dụng nguồn điện hàn để làm tan băng cho đường ống;
o) kiểu (nhận biết) mỏ hàn cắt bằng plasma được quy định để sử dụng với nguồn điện cắt bằng plasma;
p) áp suất, tốc độ dòng chảy và loại khí plasma và nếu có liên quan, khí làm mát hoặc chất lỏng làm mát;
q) các bước hoặc dải dòng điện đầu ra và khí plasma tương ứng dưới dạng một tập hợp các giá trị;
r) cấp tương thích điện từ theo TCVN 6988 (CISPR 11);
s) nêu nội dung cần chú ý đến thực tế là các thử nghiệm gia nhiệt được thực hiện ở nhiệt độ phòng còn chu kỳ làm việc (hệ số làm việc) ở 40 °C được xác định bằng mô phỏng.
Có thể đưa thêm các thông tin cần thiết khác, ví dụ cấp cách điện, độ nhiễm bẩn, hiệu suất (xem Phụ lục M), v.v...
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đọc các hướng dẫn.
...
Như vậy, mỗi nguồn điện hàn hồ quang phải có các hướng dẫn nêu những nội dung được quy định tại tiểu mục 17.1 Mục 17 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?