Người xem phòng cháy chữa cháy trong trường hợp nào thì bị phạt? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
- Người xem phòng cháy chữa cháy trong trường hợp nào thì bị phạt? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người xem phòng cháy chữa cháy trong trong khu vực chữa cháy không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người xem phòng cháy chữa cháy trong trong khu vực chữa cháy là bao lâu?
Người xem phòng cháy chữa cháy trong trường hợp nào thì bị phạt? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực điều khiển chống cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;
d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;
b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khỏe, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
Theo quy định trên, người xem phòng cháy chữa cháy trong khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền thì vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Xem phòng cháy chữa cháy (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người xem phòng cháy chữa cháy trong trong khu vực chữa cháy không?
Theo khoản 2 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy với mức phạt tiền cao nhất là 25.000.000 đồng.
Do người xem phòng cháy chữa cháy trong khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là phạt tiền cao nhất là 300.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người xem phòng cháy chữa cháy trong trong khu vực chữa cháy là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người xem phòng cháy chữa cháy trong khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thẩm quyền là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?