Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có phải được trang bị trang phục bảo hộ hay không? Nếu không trang bị sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định: "Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng, đeo khẩu trang" tuy nhiên văn bản trên đã hết hiệu lực thì có bắt buộc phải trang bị bảo hộ nữa hay không? Nếu không trang bị có bị xử phạt hay không?

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có phải được trang bị trang phục bảo hộ hay không?

Trường hợp chị nêu, Thông tư 15/2012/TT-BYT hết hiệu lực năm 2018 nhưng cùng thời điểm khi đang còn hiệu lực thì Bộ Lao động, thương binh và xã hội có Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ban hành. Trong đó có quy định về trang phục bảo hộ đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm:

Cụ thể được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH như sau:

Bảo hộ

Bảo hộ

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có phải được trang bị trang phục bảo hộ hay không? (Nguồn ảnh: Internet)

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có phải được trang bị trang phục bảo hộ hay không? (Hình ảnh Internet)

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm khi sử dụng trang bị trang phục bảo hộ phải tuân theo nguyên tắc gì?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc sử dụng trang bị bảo hộ như sau:

"Điều 6. Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
3. Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao."

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm không trang bị trang phục bảo hộ thì bị xử phạt thế nào?

Về chế tài xử phạt đối với hành vi không trang bị trang phục bảo hộ (phương tiện cá nhân) được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
b) Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
c) Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
d) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay."

Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân quy định thại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

Sản xuất thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Sản xuất thực phẩm
Trang phục bảo hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức phạt khi sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc
Pháp luật
Sản xuất thực phẩm là gì? Cơ sơ sản xuất thực phẩm tươi sống có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc chung nào trong an toàn thực phẩm? Địa điểm đặt cơ sở cần đảm bảo tiêu chí gì?
Pháp luật
Người trực tiếp sản xuất thực phẩm có phải được trang bị trang phục bảo hộ hay không? Nếu không trang bị sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thực phẩm có nền nhà khu vực sản xuất bị ẩm mốc thì có bị xử phạt hành chính không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản xuất thực phẩm
11,345 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản xuất thực phẩm Trang phục bảo hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản xuất thực phẩm Xem toàn bộ văn bản về Trang phục bảo hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào