Người thân thích của nạn nhân bị mua bán người là ai? Người nào có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người thân thích của nạn nhân bị mua bán người?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì người thân thích của nạn nhân bị mua bán người là ai? Người nào có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người thân thích của nạn nhân bị mua bán người? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Người thân thích của nạn nhân bị mua bán người là ai?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 78/2013/TT-BQP, có quy định bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ như sau:

Bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ
1. Nạn nhân được Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển giải cứu, tiếp nhận do nước ngoài trao trả, khi có yêu cầu và có căn cứ cho rằng nạn nhân, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, danh dự, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản thì tùy trường hợp cụ thể và điều kiện thực tế để áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ, bảo đảm an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ theo quy định tại Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012.
2. Người thân thích của nạn nhân bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha kế, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội; cháu ngoại của nạn nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì người thân thích của nạn nhân bị mua bán người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha kế, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội; cháu ngoại của nạn nhân.

Người thân thích

Người thân thích (Hình từ Internet)

Có những biện pháp nào để bảo vệ người thân thích của nạn nhân bị mua bán người?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 78/2013/TT-BQP, có quy định bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ như sau:

Bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ
3. Các biện pháp bảo vệ.
a) Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ;
b) Giữ bí mật các thông tin đời tư, đặc điểm nhận dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ;
c) Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc học tập, đi lại của người được bảo vệ và những nơi cần thiết khác;
d) Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ;
đ) Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ;
e) Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì để bảo vệ người thân thích của nạn nhân bị mua bán người có những biện pháp sau:

- Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ;

-Giữ bí mật các thông tin đời tư, đặc điểm nhận dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ;

- Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc học tập, đi lại của người được bảo vệ và những nơi cần thiết khác;

- Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ;

- Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ;

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Người nào có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người thân thích của nạn nhân bị mua bán người?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 78/2013/TT-BQP, có quy định bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ như sau:

Bảo vệ nạn nhân và người thân thích của họ
4. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
a) Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm thuộc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng; Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Cụm trưởng Cụm Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Cảnh sát biển thuộc lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và tổ chức thực hiện.
Khi cấp trưởng quy định tại điểm này vắng mặt, thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
b) Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ quy định tại điểm a Khoản 4 Điều này có quyền yêu cầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ.

Như vậy, theo quy định trên thì những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ người thân thích của nạn nhân bị mua bán người:

- Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm thuộc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng; Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Cụm trưởng Cụm Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Cảnh sát biển thuộc lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ người thân thích của nạn nhân bị mua bán người.

- Khi cấp trưởng quy định tại điểm này vắng mặt, thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

Mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người?
Pháp luật
Chi tiết nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Pháp luật
6 nội dung trong kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là gì?
Pháp luật
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán phải có ít nhất bao nhiêu nhân viên? Ai có quyền cấp Giấy phép thành lập cơ sở này?
Pháp luật
Nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam có được hỗ trợ chi phí để quay về nơi cư trú hay không?
Pháp luật
Đưa người sang Campuchia rồi bán vào casino có phạm tội mua bán người không? Hành vi mua bán người sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Có bao nhiêu nhóm chính sách phòng chống mua bán người được quy định trong Luật phòng chống mua bán người 2011?
Pháp luật
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người có bao nhiêu nhóm nội dung được quy định trong Luật Phòng, chống mua bán người?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người có mấy nhóm theo Luật Phòng chống mua bán người 2011?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán người
501 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán người
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: