Người sử dụng lao động phải cung cấp bao nhiêu lít nước uống cho người lao động trong một ca làm tại công trường?
- Người sử dụng lao động có bắt buộc phải cung cấp nước uống cho người lao động tại công trường?
- Người sử dụng lao động phải cung cấp bao nhiêu lít nước uống cho người lao động trong một ca làm tại công trường?
- Có được phép được phép đấu nối chung hệ thống cấp nước uống với hệ thống cấp nước dùng cho tắm giặt không?
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải cung cấp nước uống cho người lao động tại công trường?
Căn cứ tiết 2.20.1 tiểu mục 2.20 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD có quy định như sau:
2.20 Điều kiện sinh hoạt cho người lao động tại công trường
2.20.1 Quy định chung
2.20.1.1 Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các tiện ích để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cần thiết của người lao động trên công trường, bao gồm: Nhà (khu) ăn, chỗ ở tạm, khu thay đồ, khu vệ sinh, khu tắm, giặt và những tiện ích khác theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu cụ thể về quy mô của các tiện ích và chế độ phúc lợi (kể cả các trang thiết bị kèm theo) tại nơi làm việc thực hiện theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
CHÚ THÍCH 2: Nhà vệ sinh thực hiện theo quy định của QCVN 07-9:2016/BXD, QCVN 01:2011/BYT.
2.20.1.2 Nước uống phải được cung cấp đầy đủ và bố trí ở các vị trí thuận tiện, đảm bảo vệ sinh trên công trường. Chất lượng nước phải đảm bảo quy định tại 2.20.2.
2.20.1.3 Tại vị trí hợp lý trong công trường, người sử dụng lao động phải bố trí các tiện ích và đảm bảo giữ sạch sẽ các tiện ích sau đây (tùy thuộc vào số lượng người lao động và thời gian làm việc):
a) Khu vệ sinh riêng biệt cho nam, nữ;
b) Khu (phòng) thay đồ có có tủ quần áo và máy sấy quần áo (nếu có thể);
c) Chỗ nghỉ tạm trong thời gian phải ngừng công việc do điều kiện thời tiết bất lợi.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nước uống phải được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ và bố trí ở các vị trí thuận tiện, đảm bảo vệ sinh trên công trường.
Chất lượng nước phải đảm bảo quy định tại tiết 2.20.2 tiểu mục 2.20 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD
Người sử dụng lao động phải cung cấp bao nhiêu lít nước uống cho người lao động trong một ca làm tại công trường? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động phải cung cấp bao nhiêu lít nước uống cho người lao động trong một ca làm tại công trường?
Căn cứ theo quy định tại tiết 2.20.2 tiểu mục 2.20 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD có quy định như sau:
2.20 Điều kiện sinh hoạt cho người lao động tại công trường
...
2.20.2 Nước ăn, uống
2.20.2.1 Nước ăn, uống ở công trường phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của QCVN 01-1:2018/BYT. Trong trường hợp tại công trường không có sẵn nguồn cấp nước đảm bảo yêu cầu, người sử dụng lao động phải có biện pháp xử lý nước (như trang bị hệ thống lọc, xử lý nước), nước sau xử lý phải được xét nghiệm và chỉ được sử dụng nếu đảm bảo yêu cầu.
2.20.2.2 Người sử dụng lao động phải cung cấp các phương tiện chứa nước ăn, uống phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm quản lý và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cung cấp đủ lượng nước uống tối thiểu là 1,5 lít/người/ca làm việc theo quy định;
b) Nước uống chỉ được phép chứa trong các bình, thùng kín và có vòi cấp;
c) Việc vận chuyển nước ăn, uống ở công trường phải đảm bảo vệ sinh theo quy định;
d) Các phương tiện chứa, vận chuyển nước ăn, uống ở công trường phải được làm sạch và khử trùng định kỳ căn cứ vào điều kiện sử dụng, môi trường và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
đ) Phải có cách thức thông tin, thông báo phù hợp để người lao động không nhầm lẫn giữa nước ăn, uống và nước không dùng để ăn, uống.
...
Theo đó, nước uống ở công trường phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của QCVN 01-1:2018/BYT.
Nếu tại công trường không có sẵn nguồn cấp nước đảm bảo yêu cầu, người sử dụng lao động phải có biện pháp xử lý nước (như trang bị hệ thống lọc, xử lý nước), nước sau xử lý phải được xét nghiệm và chỉ được sử dụng nếu đảm bảo yêu cầu.
Người sử dụng lao động phải cung cấp các phương tiện chứa nước uống phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm quản lý và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Cung cấp đủ lượng nước uống tối thiểu là 1,5 lít/người/ca làm việc theo quy định;
(2) Nước uống chỉ được phép chứa trong các bình, thùng kín và có vòi cấp;
(3) Việc vận chuyển nước ăn, uống ở công trường phải đảm bảo vệ sinh theo quy định;
(4) Các phương tiện chứa, vận chuyển nước ăn, uống ở công trường phải được làm sạch và khử trùng định kỳ căn cứ vào điều kiện sử dụng, môi trường và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
(5) Phải có cách thức thông tin, thông báo phù hợp để người lao động không nhầm lẫn giữa nước ăn, uống và nước không dùng để ăn, uống.
Như vậy, người sử dụng lao động phải cung cấp đủ lượng nước uống tối thiểu là 1,5 lít/người/ca làm việc theo quy định.
Có được phép được phép đấu nối chung hệ thống cấp nước uống với hệ thống cấp nước dùng cho tắm giặt không?
Tại tiết 2.20.2 tiểu mục 2.20 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD có quy định như sau:
2.20 Điều kiện sinh hoạt cho người lao động tại công trường
...
2.20.2 Nước ăn, uống
...
2.20.2.3 Không được phép đấu nối chung hệ thống cấp nước ăn, uống với hệ thống cấp nước không dùng để ăn, uống.
2.20.2.4 Không được phép sử dụng các phương tiện chứa nước ăn, uống (như thùng, bình, chai, lọ) để chứa các chất lỏng độc hại nhằm tránh nhầm lẫn.
...
Theo đó, không được phép đấu nối chung hệ thống cấp nước uống với hệ thống cấp nước không dùng để uống.
Do đó, không được phép được phép đấu nối chung hệ thống cấp nước uống cho người lao động tại công trường với hệ thống cấp nước dùng cho tắm giặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?
- Xe khách tự tăng giá vé xe Tết 2025 bị phạt bao nhiêu? Chủ xe khách là tổ chức tự tăng giá vé xe Tết 2025 phạt bao nhiêu?
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là sự kiện gì? Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày gì? Ngày 3 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của đất nước?