Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
Bảng đánh giá công việc là gì?
Bảng đánh giá công việc là một công cụ được sử dụng để đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc của một cá nhân hoặc nhóm trong một khoảng thời gian nhất định. Bảng này thường bao gồm các tiêu chí, chỉ số đo lường (KPIs), và các yếu tố liên quan đến năng suất, kỹ năng, thái độ làm việc, cũng như mức độ hoàn thành mục tiêu.
Mục đích của bảng đánh giá công việc:
- Đánh giá hiệu suất làm việc: Xác định mức độ đạt được so với mục tiêu công việc đã đề ra.
- Phát triển cá nhân: Nhận diện điểm mạnh và điểm yếu để cải thiện kỹ năng.
- Cơ sở khen thưởng và kỷ luật: Hỗ trợ quyết định tăng lương, thăng chức, hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục.
- Định hướng chiến lược: Gắn kết mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của tổ chức.
(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải mẫu bảng đánh giá công việc của người lao động mới nhất? Nghĩa vụ của người lao động là gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu bảng đánh giá công việc của người lao động là mẫu nào, theo đó, người đọc có thể tham khảo 02 mẫu bảng đánh giá công việc của người lao động sau đây:
TẢI VỀ Mẫu bảng đánh giá công việc của cá nhân (Mẫu 1)
TẢI VỀ Mẫu bảng đánh giá công việc của cá nhân (Mẫu 2)
Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của người lao động là gì?
Căn cứ quy quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
...
Như vậy, trong trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Lưu ý: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nêu trên, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
(Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?
- Khách du lịch nội địa có bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch không? Quyền của khách du lịch nội địa là gì?
- Bị chồng đánh đập có được trợ giúp pháp lý không? Nhờ bố mẹ yêu cầu trợ giúp pháp lý có được không?
- Giai cấp trong triết học là gì? Nguồn gốc của giai cấp trong triết học? Tài liệu học tập môn Triết học Mác Lênin?
- Chủ nhà có phải thanh toán chi phí viện phí khi người giúp việc gia đình bị tai nạn lao động hay không?