Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quy chuẩn QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng

Số hiệu: QCVN18:2021/BXD Loại văn bản: Quy chuẩn
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: ***
Ngày ban hành: 20/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Độ cao có thể rơi các vật (m)

Giới hạn vùng nguy hiểm - Kích thước tối thiểu (m)

Đối với công trình đang xây dựng hoặc công trình hiện hữu (tính từ đường chu vi ngoài hoặc các hệ thống bao che)

Khu vực di chuyển, nâng, hạ tải (tính từ đường chu vi ngoài của hình chiếu bằng theo kích thước lớn nhất của vật nâng)

< 20

5

7

20 ÷ < 70

7

10

70 ÷ < 120

10

15

120 ÷ < 200

15

20

200 ÷ < 300

20

25

300 ÷ < 450

25

30

c) Giới hạn vùng nguy hiểm tại điểm l của 2.1.1.3 xác định theo chỉ dẫn về công việc thử nghiệm của nhà sản xuất. Riêng đối với các đường ống có áp suất, giới hạn vùng nguy hiểm lấy bằng giá trị lớn nhất trong các giá trị xác định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và giá trị quy định trong Bảng 2;

Bảng 2 - Giới hạn vùng nguy hiểm khi thử nghiệm đường ống có áp suất

Loại đường ống và áp suất thử nghiệm

Đường kính ống (mm)

Bán kính vùng nguy hiểm nhỏ nhất tính từ mép ngoài ống (m)

< 300

7

300 ÷ 1000

10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

500

10

> 500

20

500

15

> 500

25

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.1.5  Việc sử dụng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, các loại máy, thiết bị thi công trên công trường và các PTBVCN phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan (bao gồm pháp luật về: Chất lượng sản phẩm hàng hóa; xây dựng; ATVSLĐ; y tế; bảo vệ môi trường; PCCC; giao thông; hóa chất; quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ) và các quy định sau:

a) Sử dụng các vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm đảm bảo chất lượng và các quy định trong quy chuẩn này;

b) Các loại máy, thiết bị thi công phải có đầy đủ các tài liệu kèm theo tại thời điểm mua bán (hoặc thuê), bao gồm: Chỉ dẫn của nhà sản xuất về lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng hoặc vận hành và bảo trì; chứng nhận nguồn gốc xuất xứ; chứng nhận chất lượng; các chứng nhận hoặc kết quả thử nghiệm từ nhà sản xuất hoặc chứng nhận hợp chuẩn (nếu có); chứng nhận hợp quy theo QCVN (nếu có quy chuẩn); kiểm định định kỳ theo quy định (nếu có);

c) Đối với vật tư, máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải được kiểm định an toàn theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ;

d) Máy, thiết bị thi công phải thỏa mãn các quy định sau:

- Được thiết kế hợp lý, xét đến nguyên tắc ec-gô-nô-my (trong đó đặc biệt lưu ý đến chỗ ngồi của người vận hành);

- Được duy trì trong tình trạng làm việc tốt;

- Được sử dụng, bảo trì đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất;

- Được lắp đặt bởi người lao động đã được đào tạo, huấn luyện về đúng loại máy, thiết bị thi công được giao nhiệm vụ lắp đặt;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.2  Đường tạm và đường tiếp cận nơi làm việc

2.1.2.1  Đường tạm trong công trường phải tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan và có các biện pháp ĐBAT giao thông.

2.1.2.2  Đường tiếp cận nơi làm việc phải đảm bảo vững chắc, an toàn và có đầy đủ các biển báo, hướng dẫn sử dụng kèm theo.

2.1.3  Đảm bảo vệ sinh, môi trường và sức khỏe

2.1.3.1  Tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động xây dựng trên công trường phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, y tế và bảo vệ môi trường.

2.1.3.2  Người sử dụng lao động phải lập chương trình, kế hoạch, biện pháp và thực hiện thường xuyên công việc đảm bảo vệ sinh, môi trường trên công trường và khu vực lân cận bên ngoài công trường, trong đó bao gồm các nội dung sau:

a) Bố trí kho, bãi phù hợp cho vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm và các loại máy, thiết bị thi công;

b) Thực hiện thường xuyên công việc dọn dẹp chất thải, phế liệu trên công trường;

c) Chỗ để vật liệu rời chưa sử dụng phải được bố trí hợp lý để không làm ảnh hưởng đến công việc thi công, giao thông trong công trường và khu vực lân cận ngoài công trường;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) Thực hiện thu gom nước thải, chất thải rắn trên công trường và xử lý nước thải, vận chuyển chất thải rắn ra khỏi công trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Thực hiện che chắn hoặc các biện pháp hiệu quả khác để hạn chế: Phát tán khí thải, tiếng ồn, độ rung và các tác động khác để không bị vượt quá các giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

CHÚ THÍCH: Giới hạn cho phép về chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT.

2.1.3.3  Tại công trường, người sử dụng lao động phải ban hành các quy định để ĐBAT cho người lao động, bao gồm nhưng không giới hạn các quy định sau:

a) Quy định về đảm bảo vệ sinh, môi trường;

b) Quy định các trường hợp phải dừng công việc khi xuất hiện thiên tai hoặc thời tiết nguy hiểm (xem yêu cầu chi tiết tại 2.1.11);

c) Quy định về sử dụng, lưu trữ, bảo trì các PTBVCN (xem yêu cầu chi tiết tại 2.19);

d) Quy định về thời gian và điều kiện sức khỏe để làm việc đối với người lao động khi thực hiện các công việc đặc thù như: Làm việc ban đêm; vận hành máy, thiết bị thi công; làm việc trên cao, trên mái dốc, dưới tầng ngầm hoặc trong hầm, trong môi trường độc hại, khí nén, tiếng ồn lớn, trong không gian hạn chế khác; sử dụng chất nổ; làm việc trên mặt nước (hoặc gần nước), dưới nước và làm việc trong khu vực có yếu tố có hại khác theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐy tế;

đ) Quy định về sử dụng, vận hành đối với máy, thiết bị thi công;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Quy định về sử dụng, thao tác (xử lý) đối với các loại vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, chất, hóa chất trên công trường.

2.1.3.4  Người lao động trên công trường phải tuân thủ các quy định do người sử dụng lao động ban hành nêu tại 2.1.3.3.

2.1.4  Phòng ngừa vật rơi

2.1.4.1  Kiểm soát an toàn đối với các vùng nguy hiểm có thể có vật rơi, đổ nêu tại điểm h của 2.1.1.3, điểm b của 2.1.1.4 phải thực hiện theo quy định tại 2.1.1.2.

CHÚ THÍCH: Xem các quy định liên quan đến vùng nguy hiểm và biện pháp ĐBAT trước nguy cơ các vật bị rơi, đổ tại 2.2 đến 2.15 của quy chuẩn này.

2.1.5  Ngăn ngừa người bị rơi, ngã

2.1.5.1  Phải lắp đặt lan can an toàntấm chặn chân ngăn ngừa người bị rơi, ngã khi làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên (so với mặt đất, mặt sàn), trên mái nhà, mặt dốc, mái dốc hoặc ngã xuống hố, lỗ.

2.1.5.2  Trong trường hợp không thể lắp đặt lan can an toàn, phải thực hiện một trong các biện pháp sau:

a) Lắp đặt và duy trì lưới hoặc sàn đỡ an toàn;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Các trường hợp bắt buộc sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh xem quy định chi tiết tại các mục khác có liên quan trong quy chuẩn này.

2.1.6  Ngăn ngừa sụp đổ công trình

2.1.6.1  Trước khi tiếp tục xây dựng công trình sau thời gian ngừng thi công hoặc thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, tháo dỡ hoặc phá dỡ công trình hiện hữu, phải thực hiện rà soát và có các biện pháp ĐBAT để ngăn ngừa sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình, bao gồm:

a) Khảo sát, đánh giá an toàn kết cấu (đánh giá KNCL) của bộ phận công trình, công trình. Nếu kết quả đánh giá an toàn kết cấu cho thấy có nguy cơ sụp đổ thì phải thực hiện công việc chống đỡ tạm theo quy định tại 2.3;

CHÚ THÍCH 1: Đối với công trình được tiếp tục thi công sau khoảng thời gian ngừng thi công, chủ đầu tư, người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC), nhà thầu thiết kế và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đánh giá an toàn kết cấu đối với các cấu kiện, bộ phận kết cấu, phần công trình đã hoàn thành của công trình. Căn cứ đánh giá dựa trên quan sát hiện trạng kết cấu, các tài liệu và hồ sơ quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu, hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu của thiết kế và các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm khác của phần công trình đã thi công.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các công trình hiện hữu, công việc đánh giá an toàn kết cấu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có) và các quy định có liên quan trong quy chuẩn này.

b) Xác định vùng nguy hiểm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ĐBAT theo quy định tại 2.1.1.2 đến 2.1.1.4.

2.1.7  Ngăn ngừa xâm nhập trái phép

2.1.7.1  Công trường đang thi công phải được rào chắn để ngăn ngừa xâm nhập trái phép. Trường hợp công trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng biển cảnh báo cấm xâm nhập nhưng phải bố trí người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.7.2  Không cho phép người không có nhiệm vụ vào trong công trường (kể cả khu vực chỗ ở tạm trong công trường). Trường hợp có người đến làm việc, tham quan công trường thì họ chỉ được đến đúng nơi đã được chấp thuận, phải sử dụng PTBVCN phù hợp, tuân thủ nội quy công trường và hướng dẫn của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người được chủ đầu tư hoặc người sử dụng lao động phân công thực hiện nhiệm vụ ĐBAT cho người đến làm việc (hoặc tham quan) và an ninh của công trường.

2.1.8  Phòng cháy, chữa cháy

2.1.8.1  Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên công trường phải tuân thủ quy định của quy chuẩn này và các quy định của pháp luật khác có liên quan về PCCC.

2.1.8.2  Người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện các biện pháp cần thiết để:

a) Ngăn ngừa nguy cơ xảy ra cháy;

b) Kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả đám cháy;

c) Đảm bảo thoát nạn nhanh chóng và an toàn.

2.1.8.3  Các vật tư, vật liệu, cấu kiện, chất, hóa chất dễ cháy phải được lưu trữ riêng biệt trong các kho chứa phù hợp và có biện pháp ngăn chặn người xâm nhập trái phép.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.8.5  Trong không gian hạn chế hoặc những khu vực mà khí, hơi, bụi dễ cháy có thể gây nguy hiểm:

a) Chỉ được phép sử dụng các trang thiết bị điện (kể cả các dây dẫn điện, nguồn cấp điện khác) và đèn xách tay ĐBAT cháy;

b) Không cho phép sử dụng lửa trần, thiết bị tạo nhiệt hoặc các nguồn gây cháy khác;

c) Phải có biển báo “Cấm hút thuốc”;

d) Phải thường xuyên và kịp thời dọn dẹp các chất, phế thải dễ cháy như gỗ, bìa, mùn cưa, giẻ, chất thải lẫn dầu mỡ ra khỏi khu vực này;

đ) Phải bố trí hệ thống thông gió phù hợp.

2.1.8.6  Tại nơi làm việc:

a) Các vật liệu, chất cháy, dễ cháy phải được để trong các hộp, thùng kín làm bằng kim loại hoặc vật liệu chống cháy khác;

b) Phải thường xuyên dọn dẹp phế thải (chất cháy, dễ cháy) và chuyển đi.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.8.8  Công việc hàn, cắt bằng nhiệt và các hoạt động tạo nhiệt khác chỉ được thực hiện khi:

a) Các thiết bị hàn, cắt đã được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định an toàn theo quy định;

b) Các biện pháp phòng ngừa phù hợp cần thiết đã được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ cháy;

c) Có sự giám sát của người được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề về PCCC.

CHÚ THÍCH: ĐBAT trong sử dụng thiết bị tạo nhiệt phải tuân thủ quy định của QCVN 03:2011/BLĐTBXH, QCVN 17:2013/BLĐTBXH và các QCVN khác có liên quan.

2.1.8.9  Tại các khu vực có nguy cơ cháy, phải trang bị thiết bị chữa cháy phù hợp được đặt ở nơi dễ thấy, dễ tiếp cận; bố trí và duy trì nguồn cấp nước chữa cháy đầy đủ, đảm bảo áp lực cần thiết. Các thiết bị chữa cháy phải được bảo trì và kiểm tra, kiểm định an toàn định kỳ theo quy định về PCCC. Đường tiếp cận nơi đặt các trang thiết bị chữa cháy như vòi, họng nước chữa cháy, bình chữa cháy xách tay, van, đầu nối với đường ống cấp nước chữa cháy phải được đảm bảo thông thoáng trong mọi thời điểm.

2.1.8.10  Phải bố trí đầy đủ các phương tiện, thiết bị cảnh báo cháy phù hợp ở nơi có nguy cơ cháy và những nơi cần thiết khác. Các phương tiện, thiết bị này phải đảm bảo nghe rõ và có thể để truyền tải tín hiệu, thông tin cảnh báo về cháy, dấu hiệu có cháy hoặc nguy cơ cháy tới tất cả các vị trí, khu vực trong công trường có người lao động làm việc.

2.1.8.11  Biển báo hướng dẫn cho phương tiện, thiết bị cảnh báo cháy, phục vụ chữa cháy phải được bố trí ở nơi dễ thấy và ghi rõ:

a) Vị trí nút (hoặc công tắc) của thiết bị cảnh báo cháy hoặc vị trí gần nhất của phương tiện báo cháy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.8.12  Lối thoát nạn phải được kiểm tra thường xuyên và duy trì thông thoáng trong mọi thời điểm, đặc biệt là đối với các khu vực trên cao và các khu vực bị hạn chế tiếp cận như trong tầng ngầm, công trình ngầm, đường hầm, không gian hạn chế; phải lắp đặt các biển chỉ dẫn hướng thoát nạn khi xảy ra cháy tại các vị trí phù hợp, dễ thấy.

2.1.8.13  Người sử dụng lao động phải:

a) Tổ chức, huấn luyện cho người lao động sử dụng thiết bị chữa cháy, kỹ năng thoát nạn cho người lao động (bao gồm quy trình, các việc cần phải thực hiện trong trường hợp có cháy, các biện pháp hoặc kỹ năng thoát nạn);

b) Bố trí tối thiểu 02 (hai) người đã được huấn luyện kỹ năng PCCC theo quy định để phục vụ cho công việc chữa cháy khi cần thiết tại nơi làm việc ở công trường.

2.1.8.14  Trong các ca làm việc, số lượng người lao động bao gồm tên, cách thức hoặc phương tiện liên lạc phải được người sử dụng lao động và các đơn vị quản lý, sử dụng nhân lực có liên quan ghi chép chi tiết để quản lý và phục vụ cho việc ĐBAT cháy.

2.1.8.15  Người sử dụng lao động phải có kế hoạch thoát nạn cụ thể và hiệu quả để tất cả mọi người được thoát nạn nhanh chóng, không xảy ra tình trạng hoảng loạn. Ngoài ra, trong kế hoạch thoát nạn phải xét đến việc máy, thiết bị và các công việc thi công bị ngừng hoặc phải ngừng khi có cháy. Người sử dụng lao động phải tổ chức diễn tập thoát nạn định kỳ cho tất cả người lao động trên công trường.

2.1.9  Chiếu sáng

2.1.9.1  Ở những nơi ánh sáng tự nhiên không đảm bảo để làm việc an toàn như thi công ban đêm ngoài trời, trong tầng ngầm, trong đường hầm, phải trang bị, lắp đặt các nguồn ánh sáng phù hợp và đủ độ sáng (bao gồm cả đèn chiếu sáng di động, cầm tay nếu phù hợp). Đường ra vào nơi làm việc và những khu vực có người đi lại trên công trường cũng phải được chiếu sáng để ĐBAT.

CHÚ THÍCH 1: Yêu cầu chiếu sáng tại nơi làm việc và loại công việc cụ thể xem QCVN 22:2016/BYT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.9.2  Ánh sáng nhân tạo phải được kiểm soát để không được tạo ra chói, lóa quá mức hoặc có bóng đổ làm cho người lao động không thể thực hiện công việc an toàn do không thao tác được chính xác, không nhìn rõ được xung quanh hoặc làm giảm thị lực.

2.1.9.3  Đèn chiếu sáng phải được bảo vệ bằng lồng đèn hoặc các biện pháp phù hợp khác để không bị vỡ do va đập, gió mạnh.

2.1.9.4  Dây dẫn điện cho thiết bị điện chiếu sáng cầm tay phải có kích thước và đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu kỹ thuật điện và có đủ độ bền cơ học để chịu được các điều kiện khắc nghiệt trong quá trình xây dựng.

CHÚ THÍCH: Xem quy định chi tiết tại 2.16.

2.1.10  Chống sét

2.1.10.1  Ở công trường, trước khi thực hiện công việc thi công xây dựng, nhà thầu thi công có trách nhiệm khảo sát hiện trạng và thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo chống sét theo quy định tại TCVN 9385:2012 và các quy định khác có liên quan.

2.1.11  Thiên tai và các điều kiện thời tiết nguy hiểm

2.1.11.1  Trong mùa mưa bão, giông lốc, người sử dụng lao động có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp cần thiết sau:

a) Thu gom và lưu trữ ở nơi đảm bảo đối với các vật dễ bay khi có gió mạnh như thanh gỗ, ván gỗ, hộp hoặc thùng kim loại, cánh cửa và các vật dễ bay khác để không gây nguy hiểm cho người ở trong và ở khu vực lân cận công trường;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Biện pháp bảo vệ (nếu cần thiết) đối với đường đi, rào chắn, kết cấu móng đỡ máy, thiết bị và các đối tượng khác trên công trường có thể bị ảnh hưởng của lũ, lụt;

d) Các biện pháp cần thiết khác để ĐBAT cho người ở công trường trước các tác động của bão, giông lốc, mưa do bão, mưa đá, lũ, lụt.

2.1.11.2  Ngoại trừ những người được đào tạo chuyên nghiệp cho mục đích cứu nạn, cấm người lao động làm việc ở những vị trí, khu vực trực tiếp chịu tác động của thiên tai hoặc thời tiết có thể gây nguy hiểm cho người lao động trong các trường hợp sau:

a) Khi có áp thấp nhiệt đới, bão hoặc gió mạnh ứng với cấp gió từ cấp 5 trở lên (theo cấp gió Bô-pho quy định tại QCVN 02:2009/BXD);

b) Khi có giông lốc, mưa đá, sấm sét;

c) Khi nhiệt độ không khí cao hơn 35oC hoặc thấp hơn 0oC mà không có các PTBVCN chuyên dụng để ĐBAT;

d) Khi có ngập lụt trên công trường hoặc trong các công trình ngầm, đường hầm;

đ) Khi có mưa lớn với lượng mưa từ 51 mm/24 giờ hoặc 26 mm/12 giờ trở lên;

e) Khi làm việc dưới nước, ở gần hoặc trên mặt nước mà có sóng lớn (độ cao sóng từ 2,0 m trở lên), dòng chảy xiết.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.11.3  Sau thiên tai, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn trên công trường (như lún, sạt lở đất, sụt mặt đất, hố đào, sự cố đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện và các yếu tố nguy hiểm khác), tình trạng của giàn giáo, KCCĐT, an toàn kết cấu theo quy định tại điểm a của 2.1.6.1, tình trạng các vật treo (hoặc neo) trên công trình và các hạng mục công việc khác nêu tại 2.1.11.1.

2.1.11.4  Người lao động chỉ được phép tiếp tục làm việc sau khi nhà thầu khẳng định bằng văn bản là đủ điều kiện ĐBAT để làm việc.

2.1.12  Công trình ngừng thi công

2.1.12.1  Trước khi ngừng thi công phải thực hiện quy định tại 2.1.11.1 và các quy định sau:

a) Thực hiện ngắt tất cả các nguồn cấp không cần thiết như điện, gas, nước, khí nén, nhiên liệu khác để cấp cho: Các dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện; máy, thiết bị thi công trong công trình, trên công trường;

CHÚ THÍCH 1: Phải thực hiện quy trình ngừng sử dụng đối máy, thiết bị thi công theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và các quy định có liên quan nêu trong quy chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Đối với cần trục tháp, nếu thời gian ngừng thi công lớn hơn thời gian kiểm định an toàn định kỳ hoặc 12 tháng, phải tháo dỡ cần trục tháp hoặc hạ thấp xuống bằng chiều cao tự đứng và phải đảm bảo toàn bộ cần trục tháp nằm trong rào chắn công trường.

b) Thực hiện chống đỡ, che chắn các khu vực đã thi công có nguy cơ bị sụp đổ, hư hỏng khi có tác động của thiên tai hoặc điều kiện thời tiết nguy hiểm, cực đoan;

c) Thực hiện các công việc bảo vệ chống xâm nhập theo quy định tại 2.1.7.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.12.3  Người lao động chỉ được phép tiếp tục làm việc sau khi nhà thầu khẳng định bằng văn bản là đủ điều kiện ĐBAT để làm việc.

2.2  Giàn giáo và thang

2.2.1  Quy định chung

2.2.1.1  Tại những vị trí, khu vực trên công trình, công trường có nguy cơ người lao động bị trượt, ngã khi thực hiện công việc (như khi phải làm việc trên cao, trên mặt sàn hoặc dưới hố sâu, mặt ngoài công trình, đi lại giữa các tầng, lên xuống dốc) thì người sử dụng lao động phải bố trí giàn giáo và (hoặc) thang, bản dốc, các phương tiện khác; đồng thời phải có các quy định về quản lý, sử dụng và kiểm tra, bảo trì thường xuyên để ĐBAT cho người lao động.

2.2.1.2  Giàn giáo phải đảm bảo để người lao động tiếp cận an toàn bằng việc sử dụng các phương tiện như thang (thang bậc, thang leo) hoặc bản dốc. Thang, bản dốc phải chắc chắn và không bị xê dịch.

2.2.1.3  Thang, các bộ phận của giàn giáo và giàn giáo phải được thiết kế, chế tạo, lắp dựng, sử dụng, kiểm tra, bảo trì theo các tiêu chuẩn áp dụng và chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.2.1.4  Đối với với giàn giáo cao từ 28 m trở lên, nhà thầu có thể tự thực hiện thiết kế nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân thiết kế kết cấu phù hợp.

CHÚ THÍCH: Chiều cao giàn giáo được tính từ nền đỡ chân giàn giáo đến đỉnh của giàn giáo (nền đỡ có thể là mặt đất hoặc kết cấu đỡ).

2.2.1.5  Giàn giáo và các bộ phận của giàn giáo phải:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Được chế tạo từ vật liệu, sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp với mục đích sử dụng; có đầy đủ các kích cỡ cần thiết và đảm bảo KNCL theo yêu cầu sử dụng;

c) Được bảo trì theo quy định.

2.2.1.6  Đối với giàn giáo, thang và các bộ phận của chúng làm bằng các vật liệu, cấu kiện, sản phẩm phi kim loại (như gỗ, tre) và phi tiêu chuẩn, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế (trong đó tối thiểu phải bao gồm sơ đồ lắp dựng, cấu tạo các bộ phận, chi tiết chính), có biện pháp và trình tự lắp dựng; sau khi lắp dựng giàn giáo loại này vào vị trí thì phải kiểm tra độ chắc chắn, ổn định của giàn giáo và các chi tiết liên kết; phải thử nghiệm khả năng chịu tải theo yêu cầu sử dụng với hệ số vượt tải của tải trọng thử nghiệm không nhỏ hơn 4 (bốn). Việc thử nghiệm phải được người có thẩm quyền giám sát và xác nhận.

CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền là người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu khác đối với giàn giáo, thang và các bộ phận khác làm bằng các vật liệu phi kim loại, phi tiêu chuẩn xem 2.2.2, 2.2.3, 2.2.4, 2.2.5, 2.2.7 và 2.2.8.

2.2.2  Sử dụng vật liệu

2.2.2.1  Vật liệu sử dụng để chế tạo và lắp dựng giàn giáo phải là các vật liệu đảm bảo chất lượng và phù hợp quy định tại 2.1.1.5.

2.2.2.2  Gỗ (thanh, cây, ván gỗ) và các vật liệu phi kim loại khác được sử dụng để làm giàn giáo phải thẳng, cứng và không có các khuyết tật (sâu mọt, mục, thủng, nứt nẻ) có thể gây ảnh hưởng đến KNCL của giàn giáo.

2.2.2.3  Không sử dụng các dây buộc bị lỗi (dây đã tiếp xúc với axit, các chất ăn mòn khác, dây đã bị hư hỏng hoặc có khuyết tật) vào giàn giáo. Dây buộc, đai căng (siết) sử dụng trong giàn giáo gỗ và các vật liệu phi kim loại khác phải được thử nghiệm về KNCL và phù hợp với yêu cầu thiết kế hoặc các tiêu chuẩn áp dụng của vật liệu có liên quan và phải được người có thẩm quyền chấp thuận.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.2.4  Các tấm ván sử dụng cho giàn giáo phải được bảo vệ để chống nứt, tách.

2.2.2.5  Thang và các tấm ván sử dụng trong giàn giáo không được sơn phủ che khuất bề mặt để bất kỳ khiếm khuyết nào cũng có thể được phát hiện bằng mắt.

2.2.2.6  Vật liệu chế tạo giàn giáo phải được cất giữ riêng và bảo quản trong điều kiện phù hợp để không bị ảnh hưởng đến chất lượng.

2.2.2.7  Các thanh, ống giáo, ống nối và các phụ kiện của giàn giáo ống kim loại phải:

a) Sử dụng loại vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng;

b) Không bị hư hỏng, biến dạng;

c) Được chống ăn mòn bằng các chất phù hợp.

2.2.2.8  Các ống nối phải được chế tạo từ thép tôi nhiệt hoặc vật liệu tương đương và phải được lắp đặt để không gây ra biến dạng cho ống giáo, thanh giáo.

2.2.2.9  Các ống giáo phải thẳng và mặt cắt đầu ống phải thẳng vuông góc với trục ống. Không được sử dụng các ống giáo bị rạn, nứt, biến dạng hoặc bị ăn mòn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.3  Thiết kế, chế tạo, lắp dựng

2.2.3.1  Giàn giáo phải được thiết kế để chịu tải trọng và tác động sau:

a) Trọng lượng bản thân của giàn giáo và các bộ phận của chúng;

b) Tải trọng theo phương đứng dự tính lớn nhất lên giàn giáo với hệ số an toàn của tải trọng mà giàn giáo phải nâng, đỡ tối thiểu bằng 4 (bốn) hoặc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Riêng đối với dây, cáp treo của giàn giáo treo phải được thiết kế với tải trọng lớn nhất lên dây với hệ số an toàn tối thiểu bằng 6 (sáu) hoặc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

CHÚ THÍCH: Tải trọng theo phương đứng lên giàn giáo được xác định từ trọng lượng của người, vật tư, vật liệu, sản phẩm, thiết bị, dụng cụ và những vật khác mà giàn giáo phải nâng, đỡ.

c) Tác động do gió (theo các thông số quy định trong QCVN 02:2009/BXD) và các tác động khác (nếu cần thiết);

d) Các tác động do ảnh hưởng của lún lệch, độ nghiêng (nếu có).

2.2.3.2  Giàn giáo phải được giằng, liên kết, neo giữ đầy đủ, chắc chắn.

2.2.3.3  Nếu giàn giáo không được thiết kế để đứng độc lập thì nó phải được liên kết chắc chắn theo phương dọc và ngang với công trình đang thi công (hoặc công trình hiện hữu) theo đúng thiết kế lắp dựng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.3.5  Các thanh đỡ sàn công tác và đòn ngang phải được cố định và duy trì đúng vị trí, được liên kết chắc chắn vào các thanh ngang, thanh đứng hoặc thanh chính để đảm bảo sự ổn định của giàn giáo trong suốt quá trình sử dụng.

2.2.3.6  Giàn giáo và các bộ phận sử dụng để đỡ sàn công tác phải được lắp dựng trên hệ chân và nền đỡ vững chắc, được giằng, chống chắc chắn để đảm bảo ổn định, không bị dịch chuyển ngang hoặc bị trượt.

2.2.3.7  Không sử dụng tường hoặc khối xây yếu, ống thoát nước, ống khói hoặc bất kỳ kết cấu hoặc bộ phận kết cấu không phù hợp cho mục đích liên kết hoặc đỡ bất kỳ bộ phận nào của giàn giáo, hệ giàn giáo.

CHÚ THÍCH: Trước khi lắp dựng, người sử dụng lao động phải khảo sát, kiểm tra (kết quả phải ghi thành biên bản) để đảm bảo các bộ phận, kết cấu của công trình (kể cả kết cấu đỡ tạm thời) đảm bảo KNCL và phù hợp để đỡ hoặc liên kết với giàn giáo. Người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) có trách nhiệm kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.

2.2.3.8  Để ngăn ngừa nguy hiểm do các vật rơi, sàn công tác, lối đi lại và thang của giàn giáo phải được che chắn bằng các màn che hoặc tấm che đảm bảo độ bền và kích thước phù hợp.

2.2.3.9  Đinh sử dụng để liên kết phải được đóng hết chiều dài, không được để chừa một đoạn rồi uốn hoặc đập gập vào (để đinh không bị tuột ra).

2.2.3.10  Không được quăng, ném, thả các vật hoặc bộ phận của giàn giáo từ giàn giáo hoặc từ trên cao xuống dưới. Từ trên giàn giáo, chỉ được phép hạ từ từ các vật hoặc bộ phận của giàn giáo xuống khu vực đã được cho phép và phải được giám sát bởi người có thẩm quyền đứng ở vị trí có cùng cao độ với khu vực được phép thả các vật xuống.

CHÚ THÍCH 1: Khu vực cho phép này được xác định và kiểm soát an toàn theo vùng nguy hiểm quy định tại 2.1.1.2 và 2.1.4.

CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công hoặc người quản lý ATVSLĐ của nhà thầu và được đào tạo về công việc ĐBAT lao động.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Khoảng cách an toàn khác đã được người có thẩm quyền quyết định;

b) Đường dây và thiết bị truyền tải điện được báo cáo và xác nhận bằng văn bản của cơ quan (hoặc tổ chức) quản lý truyền tải điện là không có điện và không sử dụng (hoặc đóng điện) trong thời gian lắp dựng, sử dụng, tháo dỡ giàn giáo và được người có thẩm quyền quyết định.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm đại diện của chủ đầu tư hoặc giám đốc ban quản lý dự án của chủ đầu tư, giám sát trưởng về thi công xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) và chỉ huy trưởng công trường (của nhà thầu).

2.2.3.12  Đối với giàn giáo có chiều cao từ 2,0 m trở lên, phải lắp lan can an toàntấm chặn chân tại các phần của sàn công tác, đường đi, thang bậc.

2.2.3.13  Sàn công tác, thang bộ, thang leo, lối đi lại của giàn giáo phải có kích thước phù hợp; đặc biệt là chiều rộng phải đảm bảo đủ an toàn để thực hiện các công việc trên giàn giáo và không nhỏ hơn 50 cm.

2.2.4  Kiểm tra, giám sát và bảo trì

2.2.4.1  Giàn giáo phải được kiểm tra và ghi lại kết quả kiểm tra bằng văn bản (có thể có hình ảnh) bởi người có thẩm quyền tại các thời điểm sau đây:

a) Trước khi giàn giáo được đưa vào sử dụng;

b) Định kỳ trong quá trình sử dụng như sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tối thiểu 01 ngày đối với các loại giàn giáo treo, giàn giáo leo;

- Tối thiểu 12 giờ đối với các loại giàn giáo phi kim loại.

c) Sau khi giàn giáo bị thay đổi, hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc sau khi xảy ra động đất, bão, lốc, mưa lớn nhiều ngày hoặc bất kỳ việc gì có khả năng ảnh hưởng đến độ bền và ổn định của giàn giáo (như do các vật nâng, máy, thiết bị thi công va chạm vào hoặc tác động va chạm khác).

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công hoặc người quản lý ATVSLĐ của nhà thầu và phải được đào tạo về công việc ĐBAT lao động, sử dụng giàn giáo.

2.2.4.2  Việc kiểm tra theo 2.2.4.1 nhằm mục đích đảm bảo là giàn giáo đã sử dụng vật liệu đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại và lắp dựng đúng quy định, có đầy đủ các biện pháp để ĐBAT và ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra.

2.2.4.3  Không được phép điều chỉnh, thay đổi về cách lắp dựng giàn giáo so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc tháo dỡ giàn giáo mà không có sự chấp thuận và kiểm tra, giám sát của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền theo quy định tại 2.2.4.1.

2.2.4.4  Giàn giáo phải được duy trì trong điều kiện làm việc tốt, phù hợp; các bộ phận của giàn giáo phải được giữ cố định và bảo đảm là không có bộ phận nào bị thay thế trong quá trình sử dụng.

2.2.4.5  Không được phép tháo dỡ một phần giàn giáo và tiếp tục sử dụng phần còn lại. Trường hợp cần thiết phải sử dụng phần còn lại thì phải tính toán, kiểm tra để ĐBAT trong sử dụng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.5.1  Trường hợp phải đỡ thiết bị nâng thì giàn giáo phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

a) Giàn giáo phải được người có thẩm quyền kiểm tra, bổ sung các biện pháp gia cường và các biện pháp an toàn khác (nếu cần thiết); trong đó lưu ý phải có biện pháp ngăn ngừa chuyển dịch của các thanh ngang đỡ sàn đặt thiết bị nâng;

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người thiết kế giàn giáo hoặc người được đào tạo về kết cấu công trình, có kinh nghiệm về thiết kế, thẩm tra thiết kế giàn giáo. Việc kiểm tra phải phối hợp với người quản lý thiết bị nâng.

b) Giàn giáo phải được liên kết với phần hoặc bộ phận chắc chắn của công trình tại vị trí gần nhất với nơi lắp thiết bị nâng;

c) Tuân thủ các yêu cầu về sử dụng thiết bị nâng theo quy định tại 2.4.

2.2.6  Giàn giáo định hình

2.2.6.1  Giàn giáo định hình phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện để lắp đặt và giằng, giữ chắc chắn. Việc sử dụng giàn giáo định hình phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp).

2.2.6.2  Giàn giáo định hình phải được kiểm tra, thử nghiệm trước khi xuất xưởng theo quy định của thiết kế, các tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2.2.6.3  Không được sử dụng các loại thanh giáo (hoặc khung giáo) khác nhau trong một giàn giáo (hệ giàn giáo) định hình.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.7  Sử dụng giàn giáo

2.2.7.1  Người sử dụng lao động phải kiểm tra sự tuân thủ các quy định của thiết kế giàn giáo trong quá trình sử dụng theo quy định tại 2.2.4.

2.2.7.2  Phải có các biện pháp phù hợp (như sử dụng dây lái) để ngăn ngừa các vật nâng không va đập vào giàn giáo.

2.2.7.3  Khi chuyển các tải trọng nặng lên giàn giáo thì tải trọng không được truyền hoặc tác động đột ngột vào giàn giáo.

2.2.7.4  Tải trọng, tác động phải được bố trí hoặc sắp xếp để có thể phân bố đều nhất lên giàn giáo.

2.2.7.5  Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo giàn giáo không bị quá tải hoặc sử dụng sai mục đích.

2.2.7.6  Chỉ được phép lưu trữ ngắn hạn vật tư, vật liệu hoặc các vật khác trên giàn giáo (để sử dụng ngay).

2.2.8  Giàn giáo treo

2.2.8.1  Ngoài các yêu cầu an toàn chung đối với giàn giáo, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến KNCL, ổn định, chống nghiêng, chống rơi, giàn giáo treo phải tuân thủ các quy định bổ sung dưới đây:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Số lượng các điểm treo phải được lựa chọn phù hợp với kích thước và hình dạng của sàn công tác;

c) Người lao động phải được trang bị dây cứu sinh được neo giữ chắc chắn và độc lập với điểm neo để treo giàn giáo;

GHI CHÚ: Dây cứu sinh phải được thử nghiệm với hệ số an toàn như đối với dây, cáp treo của giáo treo quy định tại 2.2.3.1.

d) Các bộ phận neo của giàn giáo treo phải được thiết kế, lắp đặt và kiểm tra kỹ để đảm bảo KNCL;

đ) Các bộ phận như dây, tời, ròng rọc của giàn giáo treo phải được thiết kế, lắp dựng, sử dụng và bảo trì tuân thủ các quy định cho thiết bị nâng tại 2.4;

e) Trước khi sử dụng, hệ giáo treo phải được kiểm tra, thử tải, kiểm định an toàn và chấp thuận bởi người có thẩm quyền theo quy định.

CHÚ THÍCH 1: Công việc thử tải, kiểm định quy định tại 2.2.8.2.

CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền bao gồm người quản lý máy, thiết bị thi công (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC), có kinh nghiệm về giàn giáo treo.

2.2.8.2  Công việc thử tải, kiểm định đối với giàn giáo treo thực hiện theo quy định sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Các loại sàn treo khác được thử tải theo quy định của thiết kế với hệ số an toàn đối với tải trọng nâng thiết kế (bao gồm người, vật tư, thiết bị đặt, để trên sàn treo) tối thiểu bằng 04 (bốn);

c) Các liên kết để treo, neo, móc vào công trình hoặc giàn giáo (ví dụ: sử dụng nôi treo để treo vào giàn giáo khác): Thử tải theo quy định của thiết kế với hệ số an toàn của tải trọng tối thiểu bằng 04 (bốn) lần tải trọng mà nó phải đỡ (bao gồm tải trọng của dây cáp, sàn treo và thiết bị, phụ kiện của nó, tải trọng dự kiến sẽ sử dụng trên sàn treo);

d) Các bộ phận neo của giàn giáo treo phải được thử tải với tải trọng thử xác định tương ứng với tải trọng nâng thiết kế quy định tại điểm b mục này với hệ số an toàn tối thiểu bằng 04 (bốn).

2.3  Kết cấu chống đỡ tạm

2.3.1  Quy định chung

2.3.1.1  Đối với các KCCĐT, các công việc khảo sát, thiết kế, thi công, lắp dựng, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định an toàn (xem 2.3.5), nghiệm thu, sử dụng, quan trắc, bảo trì, tháo dỡ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng áp dụng cho các công trình xây dựng và các quy định trong quy chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Cốp-phơ-đem là KCCĐT. Yêu cầu về ĐBAT khi làm việc trong cốp-phơ-đem, cai-sờn thực hiện theo quy định tại 2.9.

2.3.1.2  KCCĐT phải:

a) Được chế tạo từ các loại vật liệu, sản phẩm đảm bảo chất lượng theo quy định tại 2.1.1.5;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Được liên kết và giằng chống chắc chắn để giữ đúng vị trí và hình dạng.

2.3.1.3  Trường hợp KCCĐT có 2 tầng hoặc 2 lớp trở lên:

a) Các tầng, lớp của KCCĐT phải được liên kết và giằng chống chắc chắn, ổn định;

b) Phải bố trí đường tiếp cận an toàn (giàn giáo, thang leo hoặc các phương tiện khác) để phục vụ cho mục đích kiểm tra KCCĐT. Vị trí được phép tiếp cận KCCĐT phải được đánh dấu bằng dấu hiệu rõ ràng, dễ quan sát và được ĐBAT chống ngã;

c) Phải có biện pháp để đảm bảo KCCĐT và các bộ phận của chúng không bị mất ổn định hoặc sụp đổ khi bị va chạm, tác động bất ngờ trong quá trình lắp dựng, sử dụng và tháo dỡ.

2.3.1.4  Đối với KCCĐT và các bộ phận của chúng làm bằng các vật liệu, sản phẩm phi kim loại hoặc phi tiêu chuẩn, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế (trong đó tối thiểu phải bao gồm sơ đồ lắp dựng, cấu tạo các bộ phận, chi tiết chính), có biện pháp và trình tự lắp dựng; sau khi lắp dựng KCCĐT loại này vào vị trí thì phải kiểm tra độ chắc chắn, ổn định của KCCĐT và các chi tiết liên kết; phải thử nghiệm KNCL theo yêu cầu sử dụng với tải trọng thử nghiệm theo quy định của thiết kế trước khi sử dụng.

CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền là người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

CHÚ THÍCH 2: Xem các yêu cầu cụ thể đối với KCCĐT làm bằng các vật liệu phi kim loại, phi tiêu chuẩn nêu tại 2.3.2 đến 2.3.8.

2.3.1.5  Nếu không có quy định trong hồ sơ thiết kế, không được phép chất tải lên các KCCĐT (kể cả các bộ phận của chúng) hoặc sử dụng chúng đến khi chúng được người có thẩm quyền khẳng định là an toàn cho chất tải, sử dụng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.1.6  Chỉ cho phép những người lao động được giao nhiệm vụ mới được ra vào, làm việc trong khu vực có KCCĐT.

2.3.1.7  Các yêu cầu khác đối với ván khuôn và công việc chống đỡ cho thi công đổ bê tông tại chỗ quy định tại 2.11.

2.3.1.8  Người lao động không được làm việc bên trên, bên trong của các KCCĐT trong các điều kiện rung động lớn.

2.3.2  Sử dụng vật liệu

2.3.2.1  Vật liệu sử dụng để chế tạo KCCĐT phải là các vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp với quy định của thiết kế. Việc chọn lựa các vật liệu cho KCCĐT tương tự như chọn lựa vật liệu sử dụng để làm kết cấu công trình.

2.3.2.2  Gỗ và các vật liệu phi kim loại khác được sử dụng để làm dầm đỡ, thanh chống, cột chống phải thẳng, phẳng, đảm bảo độ bền và không có các khuyết tật có khả năng ảnh hưởng đến KNCL của chúng.

2.3.2.3  Không sử dụng cho KCCĐT các vật tư, sản phẩm sau: Bu lông, thanh chốt, đinh, vít, kẹp bị lỗi; các vật tư kim loại đã tiếp xúc với axit hoặc các chất ăn mòn; các sản phẩm không đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế.

2.3.2.4  Phải có biện pháp để chống nứt, tách cho các tấm, ván sử dụng để làm ván khuôn.

2.3.2.5  Vật liệu sử dụng để chế tạo KCCĐT phải được cất giữ, bảo quản trong điều kiện đảm bảo để không ảnh hưởng đến chất lượng của chúng và phải để cách xa các vật liệu không phù hợp làm KCCĐT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.2.7  Vật liệu sử dụng làm thanh chống, ống chống, ống nối, thanh nối và các phụ kiện sử dụng trong KCCĐT phải là các loại vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp về chủng loại và yêu cầu kỹ thuật của thiết kế; không bị hư hỏng, biến dạng và được bảo trì bằng các chất phù hợp với loại vật liệu đó.

2.3.2.8  Các thanh nối, ống nối kim loại phải được chế tạo, lắp dựng sao cho không gây ra biến dạng trong thanh nối, ống chịu lực chính.

2.3.2.9  Các thanh nối, ống chịu lực kim loại chính phải thẳng, phẳng. Không được sử dụng các thanh nối, ống bị rạn, nứt và bị ăn mòn quá mức.

2.3.2.10  Không sử dụng đồng thời các loại vật liệu kim loại khác nhau trong cùng một KCCĐT (ngoại trừ sử dụng làm ván khuôn) nếu không có thử nghiệm về KNCL của KCCĐT đó.

2.3.3  Khảo sát, thiết kế

2.3.3.1  Công việc khảo sát phục vụ thiết kế KCCĐT phải đảm bảo đủ các thông số phục vụ thiết kế, thi công và lắp dựng thuận tiện.

CHÚ THÍCH: Các thông số phục vụ thiết kế do người thiết kế KCCĐT quyết định dựa trên: Mục đích chống đỡ và loại hình kết cấu sẽ sử dụng; địa điểm, môi trường sử dụng; điều kiện địa chất, thủy văn; điều kiện, tình trạng nền đỡ, móng đỡ; điều kiện, tình trạng liên kết với kết cấu công trình chính (công trình được chống đỡ); điều kiện và tình trạng kết cấu được sử dụng để neo, giữ, treo KCCĐT; phương pháp, tải trọng thi công và các thông số cần thiết khác.

2.3.3.2  KCCĐT phải được thiết kế để:

a) Đảm bảo KNCL (không bị hư hỏng, phá hoại hoặc sụp đổ) với tất cả các loại tải trọng, tác động dự tính lớn nhất trong suốt thời gian sử dụng theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế và yêu cầu chống đỡ thực tế;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Đảm bảo ổn định cục bộ, ổn định tổng thể, chống trượt và chống lật;

c) Đảm bảo kiểm soát được biến dạng, chuyển dịch (do lún, nghiêng, vồng, võng, xoay, xoắn) theo yêu cầu thiết kế kết cấu của công trình chính (công trình được chống đỡ) và các tiêu chuẩn áp dụng cho thi công, nghiệm thu đối với kết cấu của công trình chính.

CHÚ THÍCH: Đối với KCCĐT dùng để đỡ các máy, thiết bị thi công thì các yêu cầu về biến dạng, chuyển dịch lấy theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.

2.3.3.3  Hồ sơ thiết kế KCCĐT phải bao gồm các nội dung:

a) Các quy định về sử dụng vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn (nếu có);

b) Bản vẽ thi công nền, móng đỡ; các chi tiết đỡ, chi tiết neo hoặc liên kết vào công trình chính;

c) Bản vẽ và yêu cầu chế tạo;

d) Bản vẽ thi công, lắp dựng, tháo dỡ;

đ) Thuyết minh tính toán thiết kế (tải trọng, tác động, thiết kế cấu kiện, thiết kế liên kết và các nội dung liên quan đến KNCL và đảm bảo ổn định của KCCĐT);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Các tài liệu khác (nếu có).

2.3.3.4  Đối với các loại KCCĐT sau đây, nhà thầu có thể tự thực hiện thiết kế nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân thiết kế kết cấu phù hợp:

a) Cao từ 9 m trở lên;

b) Kết cấu chống đỡ có từ 3 tầng hoặc 3 lớp trở lên;

c) Kết cấu đỡ dạng dầm hoặc dàn công xôn có chiều dài từ 3 m trở lên;

d) Sử dụng để chống đỡ sàn bê tông có chiều dày từ 300 mm trở lên hoặc dầm bê tông có diện tích mặt cắt ngang từ 0,5 m2 trở lên hoặc các sàn có tải trọng tương đương;

đ) Sử dụng để đỡ các giàn giáo nêu tại 2.2.1.4;

e) Sử dụng để chống đỡ hố đào (đất đá) có độ sâu từ 2,0 m trở lên;

g) Sử dụng để chống đỡ khi thi công công trình ngầm, đường hầm;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Cấp công trình được xác định trên cơ sở loại kết cấu theo Thông tư do Bộ Xây dựng ban hành quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

i) Sử dụng để đỡ, chống đỡ, neo giữ các máy, thiết bị thi công thuộc loại có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ quy định tại điểm c của 2.1.1.5.

CHÚ THÍCH: Để giảm thiểu nguy cơ sự cố (công trình, máy, thiết bị thi công), đối với các loại KCCĐT nêu trên, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc kiểm tra thiết kế KCCĐT bởi tổ chức hoặc cá nhân độc lập trước khi chấp thuận biện pháp thi công.

2.3.4  Thi công, lắp dựng

2.3.4.1  Công việc ĐBAT trong thi công, lắp dựng KCCĐT phải được thực hiện theo các quy định có liên quan đến các loại công việc thi công nêu trong quy chuẩn này.

VÍ DỤ: KCCĐT sử dụng để chống đỡ phục vụ thi công dầm cầu có sử dụng móng cọc bê tông cốt thép, khung thép chế tạo tại xưởng, được lắp dựng tại công trường. Trong trường hợp này, tại công trường, việc ĐBAT phải được thực hiện theo các quy định của quy chuẩn này áp dụng cho các công việc: Hạ cọc (xem 2.12), đổ bê tông (xem 2.11), lắp dựng kết cấu thép (xem 2.10), sử dụng giàn giáo (xem 2.2), sử dụng các thiết bị nâng (xem 2.4) và các công việc ĐBAT khác có liên quan.

2.3.5  Thử nghiệm, kiểm định an toàn

2.3.5.1  Trong các trường hợp sau đây, KCCĐT và cấu kiện, bộ phận của chúng phải được thực hiện thử nghiệm (khả năng chịu tải, biến dạng, chuyển dịch, ổn định) để đánh giá về khả năng đáp ứng các yêu cầu của thiết kế trước khi sử dụng:

a) Yêu cầu về công việc thử nghiệm quy định trong hồ sơ thiết kế;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Thiết kế có sử dụng thép, kim loại có độ dày nhỏ hơn 4 mm;

d) Sử dụng để treo, đỡ (dạng công xôn) các tải trọng;

đ) Sử dụng để neo giữ (ví dụ: neo đất, thanh neo) chịu tải từ 50 kN trở lên;

e) Cột chống, thanh chống độc lập chịu tải từ 100 kN trở lên hoặc có độ mảnh lớn (gần với độ mảnh cho phép lớn nhất quy định trong tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế chúng);

g) Giàn đỡ, dầm đỡ có nhịp từ 15 m trở lên; giàn hoặc dầm dạng công xôn có chiều dài từ 4,5 m trở lên;

h) Các KCCĐT là các hệ thống hoặc thiết bị cơ khí chuyên dụng được dùng để chống đỡ, treo hoặc neo giữ khác (không bao gồm các máy, thiết bị thi công nêu tại các mục khác của quy chuẩn này) theo quy định hoặc yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.

2.3.5.2  Các KCCĐT và (hoặc) cấu kiện, bộ phận của chúng thuộc danh mục các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ quy định tại điểm c của 2.1.1.5 phải thực hiện kiểm định an toàn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2.3.5.3  Nhà thầu có thể tự thực hiện việc thử nghiệm các loại KCCĐT nêu tại 2.3.5.1 nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức kiểm định phù hợp để thực hiện. Việc thử nghiệm phải được chứng kiến bởi: Tổ chức hoặc cá nhân thiết kế KCCĐT, nhà thầu thi công lắp dựng KCCĐT, nhà thầu thi công kết cấu của công trình hoặc kết cấu được chống đỡ và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

2.3.5.4  Đề cương thử nghiệm KCCĐT (nội dung, biện pháp, trình tự và các yêu cầu khác) phải được lập bởi tổ chức, cá nhân thiết kế KCCĐT hoặc tổ chức kiểm định KCCĐT (trong trường hợp này, đề cương thử nghiệm phải được tổ chức, cá nhân thiết kế KCCĐT chấp thuận).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.6  Kiểm tra, giám sát, sử dụng và bảo trì

2.3.6.1  KCCĐT phải được kiểm tra và ghi lại kết quả kiểm tra bằng văn bản (có thể có hình ảnh) bởi người có thẩm quyền tại các thời điểm sau đây:

a) Trước khi chúng được đưa vào sử dụng;

CHÚ THÍCH: Các loại KCCĐT có yêu cầu phải thử nghiệm, kiểm định an toàn quy định tại 2.3.5.

b) Trong quá trình sử dụng theo các thời điểm quy định trong hồ sơ thiết kế hoặc tiêu chuẩn áp dụng nhưng không lớn hơn các “khoảng thời gian định kỳ tối thiểu” áp dụng cho các loại KCCĐT như sau:

- 6 giờ đối với các loại KCCĐT bằng gỗ và các vật liệu phi kim loại khác, KCCĐT có sử dụng các thiết bị cơ khí hỗ trợ (ví dụ: kích thủy lực), KCCĐT đặt trên nền đất hoặc kết cấu không đảm bảo tin cậy, KCCĐT sử dụng để chống đỡ hoặc để thi công đào đất cho các công trình ngầm, đường hầm;

- 24 giờ đối với các KCCĐT bằng kim loại, KCCĐT sử dụng để treo hoặc làm điểm neo (giữ) cho các kết cấu khác;

- 48 giờ đối với các trường hợp khác.

c) Bị thay đổi, hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc do bị các tác động của thiên tai.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.6.2  Trước khi sử dụng KCCĐT phải được kiểm tra theo quy định tại 2.3.6.1. Kết quả kiểm tra phải được lập bằng văn bản để đảm bảo rằng:

a) KCCĐT đã được thi công, lắp dựng, nghiệm thu và thử nghiệm (theo 2.3.5.1) hoặc kiểm định an toàn (theo 2.3.5.2) theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế KCCĐT, các quy định về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định về kiểm định an toàn của cơ quan có thẩm quyền;

b) KCCĐT sẽ được sử dụng đúng theo mục đích chống đỡ và đối tượng được chống đỡ theo thiết kế;

c) Đã có đầy đủ các biện pháp ĐBAT, phòng ngừa tai nạn, xử lý sự cố.

2.3.6.3  Không được phép điều chỉnh, thay đổi về thiết kế và quy trình thi công lắp dựng, tháo dỡ của KCCĐT so với hồ sơ thiết kế mà không có sự kiểm tra, giám sát, chấp thuận của người có thẩm quyền (xem 2.3.6.1) và tổ chức hoặc cá nhân đã thiết kế chúng.

CHÚ THÍCH: Trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh KCCĐT do yêu cầu chống đỡ thay đổi; việc tính toán, kiểm tra phải được thực hiện, các điều chỉnh về thiết kế của KCCĐT phải được thực hiện hoặc chấp thuận bởi tổ chức hoặc cá nhân đã thiết kế chúng. Công việc kiểm tra lại trước khi sử dụng phải được thực hiện theo quy định tại 2.3.6.1 và 2.3.6.2.

2.3.6.4  Việc chất tải lên KCCĐT phải được thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và tránh để các tải trọng truyền hoặc tác động đột ngột làm KCCĐT bị mất ổn định.

2.3.6.5  Trong quá trình sử dụng KCCĐT:

a) Phải thường xuyên quan trắc, kiểm tra, giám sát để đảm bảo KCCĐT không bị quá tải, các chuyển dịch, biến dạng và các thông số kiểm soát an toàn thỏa mãn các yêu cầu của thiết kế hoặc không bị sử dụng sai mục đích;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.6.6  Không sử dụng KCCĐT làm nơi lưu trữ vật liệu hoặc để, đặt các máy, thiết bị thi công, ngoại trừ trường hợp chúng được sử dụng ngaykết cấu ĐBAT (theo quy định của hồ sơ thiết kế hoặc được tổ chức, cá nhân đã thiết kế chúng chấp thuận) và được chỉ huy trưởng công trường chấp thuận.

2.3.6.7  Phải thực hiện bảo trì KCCĐT trong quá trình sử dụng theo quy định của hồ sơ thiết kế.

2.3.7  Tháo dỡ toàn bộ, tháo dỡ một phần và chống đỡ lại

2.3.7.1  Người sử dụng lao động phải bố trí kiểm tra, giám sát để đảm bảo các KCCĐT và bộ phận của chúng được tháo dỡ theo đúng trình tự và điều kiện được phép tháo dỡ đối với từng cấu kiện, bộ phận và toàn bộ KCCĐT (kể cả tháo dỡ một phần và chống đỡ lại) theo quy định của hồ sơ thiết kế.

2.3.7.2  Sau khi KCCĐT được tháo dỡ một phần và chống đỡ lại để tiếp tục sử dụng, công việc lắp dựng, kiểm tra, giám sát, quan trắc, sử dụng và bảo trì phải thực hiện theo các quy định từ 2.3.1 đến 2.3.6.

2.3.7.3  Đối với các đối tượng được chống đỡ là phần kết cấu hoặc bộ phận công trình hoặc công trình đang thi công, chỉ được phép tháo dỡ toàn bộ KCCĐT khi các đối tượng được chống đỡ đảm bảo đủ điều kiện chịu lực, phù hợp quy định của thiết kế và phải được chỉ huy trưởng công trường, giám sát trưởng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) chấp thuận.

CHÚ THÍCH: Đối với các đối tượng được chống đỡ khác như hố đào, cẩu tháp, si lô phục vụ thi công, các máy, thiết bị và các đối tượng được chống đỡ khác, nhà thầu quyết định việc tháo dỡ một phần hoặc toàn bộ KCCĐT căn cứ theo nhu cầu sử dụng chúng và yêu cầu ĐBAT cho người trên công trường.

2.4  Thiết bị nâng

2.4.1  Quy định chung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.2  Người sử dụng lao động phải tổ chức lập và thực hiện theo kế hoạch để đảm bảo các thiết bị nâng, phụ kiện nâng được lựa chọn, lắp đặt, kiểm tra, thử nghiệm (thử tải), kiểm định, bảo dưỡng, vận hành, tháo dỡ theo các yêu cầu sau:

a) Phòng ngừa bất kỳ tai nạn nào có thể xảy ra;

b) Phù hợp với các yêu cầu về quản lý, sử dụng đối với máy, thiết bị, vật tư theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ, QCVN 7:2012/BLĐTBXH, các QCVN khác có liên quan và chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.4.1.3  Thiết bị nâng, phụ kiện nâng phải được thiết kế, chế tạo từ vật liệu đảm bảo chất lượng, có đủ độ bền và đáp ứng mục đích sử dụng của chúng.

2.4.1.4  Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị nâng (kể cả bộ phận của nó), phụ kiện nâng phải quy định rõ các thông số sau:

a) Tải trọng làm việc an toàn lớn nhất;

b) Tải trọng làm việc an toàn lớn nhất tương ứng với các bán kính nâng (tầm với) khác nhau đối với thiết bị nâng có bán kính nâng thay đổi được;

c) Điều kiện sử dụng thiết bị tương ứng với tải trọng làm việc an toàn lớn nhất nêu tại điểm a, điểm b của mục này.

2.4.1.5  Các thiết bị nâng, phụ kiện nâng chỉ quy định về thông số tại điểm a của 2.4.1.4, phải được đánh dấu (hoặc ghi, dán thông tin) rõ ràng tại vị trí dễ quan sát về giá trị của tải trọng làm việc an toàn lớn nhất.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.7  Thiết bị nâng phải được chống đỡ, neo, giằng, giữ chắc chắn. Khả năng chịu tải của nền đất nơi đặt thiết bị nâng (hoặc móng đỡ, kết cấu đỡ thiết bị nâng) phải được khảo sát, tính toán, thiết kế và thực hiện các biện pháp cần thiết để ĐBAT theo yêu cầu quy định tại chỉ dẫn của nhà sản xuất và yêu cầu thực tế. Kết cấu sử dụng để chống đỡ, neo, giữ, giằng cho thiết bị nâng, liên kết thiết bị nâng với công trình phải được kiểm tra, thực hiện theo quy định như đối với KCCĐT nêu tại 2.3.

2.4.1.8  Lắp đặt thiết bị nâng

2.4.1.8.1  Thiết bị nâng cố định được lắp đặt phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Không bị dịch chuyển vị trí do tác động của vật nâng, do rung động hoặc các ảnh hưởng khác;

b) Người vận hành không bị ở trong tình trạng (hoặc vị trí) nguy hiểm do vật nâng, cáp hoặc tang cuốn cáp;

c) Người vận hành có thể quan sát được toàn bộ khu vực hoạt động của thiết bị nâng và khu vực lân cận hoặc có thể liên lạc được với các vị trí nhận hoặc dỡ tải bằng điện thoại, bằng tín hiệu hoặc bằng các phương pháp liên lạc phù hợp khác.

2.4.1.8.2  Khoảng cách thông thủy tối thiểu giữa phần chuyển động của thiết bị nâng hoặc vật nâng được quy định như sau:

a) Đối với các vật cố định ở không gian xung quanh (như tường, cột): 70 cm;

b) Đối với đường dây dẫn điện: Theo quy định của QCVN 01:2020/BCT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.8.4  Không được thay đổi về cấu trúc hoặc sửa chữa bất cứ bộ phận nào của thiết bị nâng mà không được chấp thuận và giám sát bởi người có thẩm quyền. Các thay đổi phải được thử nghiệm hoặc kiểm định an toàn theo quy định (đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ).

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người thiết kế thiết bị nâng hoặc người được giao nhiệm vụ của nhà sản xuất (hoặc cung cấp) hoặc người quản lý máy, thiết bị thi công (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) được đào tạo về máy xây dựng.

2.4.1.9  Kiểm tra, thử nghiệm và kiểm định an toàn

2.4.1.9.1  Thiết bị nâng, phụ kiện nâng phải được kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định an toàn (đối tượng phải kiểm định xem 2.4.1.9.3) vào các thời điểm sau:

a) Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu;

b) Sau khi lắp đặt trên công trường;

c) Định kỳ trong quá trình sử dụng (nếu có quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhà sản xuất);

d) Sau khi sửa chữa;

đ) Thay đổi về cấu trúc hoặc vị trí của thiết bị.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Tải trọng thử và các yêu cầu khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

b) Do người được giao nhiệm vụ vận hành hoặc cá nhân có đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn theo quy định thực hiện dưới sự chứng kiến và giám sát bởi người quản lý máy, thiết bị thi công (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

2.4.1.9.3  Đối với các loại thiết bị nâng và phụ kiện nâng thuộc loại có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ nêu tại điểm c của 2.1.1.5, công việc kiểm định an toàn phải:

a) Tuân thủ đúng nội dung quy định trong quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

b) Được thực hiện bởi tổ chức có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

c) Được thực hiện dưới sự chứng kiến, giám sát bởi người quản lý máy, thiết bị thi công (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

2.4.1.9.4  Kết quả kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định thiết bị nâng, phụ kiện nâng phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các tài liệu này phải được lập, lưu trữ như một phần hồ sơ của công trình và phải xuất trình khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư, người vận hành hoặc đại diện của họ.

2.4.1.10  Hệ thống (thiết bị) điều khiển và buồng điều khiển

2.4.1.10.1  Hệ thống (thiết bị) điều khiển của thiết bị nâng phải:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Bố trí thuận tiện cho người sử dụng, vận hành chỗ ngồi đủ rộng để điều khiển và không bị giới hạn tầm nhìn;

c) Được trang bị (tại những nơi, vị trí cần thiết) các thiết bị khóa hành trình hoặc khóa dịch chuyển phù hợp để ngăn ngừa các dịch chuyển hoặc thay đổi vị trí ngoài dự kiến;

d) Đặt ở những vị trí không bị nguy hiểm do đường di chuyển của vật nâng;

đ) Có đủ các tài liệu hướng dẫn, trang bị các bảng chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng về mục đích và phương pháp vận hành.

2.4.1.10.2  Các thiết bị nâng phải được lắp đặt thiết bị hạn chế tốc độ và thiết bị chống rơi khi mất nguồn năng lượng vận hành (ví dụ: mất điện).

2.4.1.10.3  Người vận hành các thiết bị nâng ngoài trời phải được cung cấp, trang bị:

a) Buồng điều khiển (ca bin) an toàn, chịu được các tác động bất lợi của thời tiết và được thiết kế, chế tạo phù hợp với nguyên tắc ec-gô-nô-my;

b) Tầm nhìn rõ, không bị giới hạn về khu vực hoạt động nâng, hạ;

c) Đường tiếp cận an toàn để vào và ra khỏi ca bin.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.11.1  Người vận hành thiết bị nâng chỉ được phép vận hành đúng loại thiết bị đã được đào tạo và phải tuân thủ quy trình làm việc do người sử dụng lao động quy định.

2.4.1.11.2  Các thiết bị nâng và phụ kiện nâng không được phép sử dụng để nâng, hạ các tải trọng vượt quá tải trọng làm việc an toàn cho phép của chúng.

2.4.1.11.3  Không được vận hành thiết bị nâng khi không có các thiết bị hoặc người điều phối để truyền (báo) tín hiệu.

2.4.1.11.4  Không được phép sử dụng thiết bị nâng để vận chuyển người trừ trường hợp chúng được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sử dụng cho mục đích vận chuyển người hoặc trong những tình huống khẩn cấp (như có người bị thương rất nặng mà việc tử vong có thể xảy ra nếu không được chuyển cấp cứu ngay) và thiết bị nâng này có thể sử dụng an toàn cho vận chuyển người.

CHÚ THÍCH: Sàn nâng dùng để nâng người phải tuân thủ các quy định của QCVN 20:2015/BLĐTBXH.

2.4.1.11.5  Các vật nâng phải được móc, treo, buộc chắc chắn để đề phòng nguy hiểm do tụt, rơi.

2.4.1.11.6  Sàn công tác hoặc thùng đựng sử dụng để nâng, hạ gạch, ngói, đá ốp lát hoặc các vật liệu rời khác phải được bao hoặc quây kín để tránh rơi.

2.4.1.11.7  Khi đặt trực tiếp xe cút kít lên sàn công tác (hoặc bàn nâng), xe phải được buộc, neo chặt vào sàn công tác hoặc có biện pháp đảm bảo xe không thể dịch chuyển và sàn công tác cũng phải được bao hoặc quây kín xung quanh.

2.4.1.11.8  Khi nâng, hạ xe cút kít, không được sử dụng bánh xe như phụ kiện nâng (móc hoặc buộc tời, cáp vào bánh xe) trừ trường hợp có các biện pháp đảm bảo để bánh xe, trục xe không bị trượt ra ngoài các ổ trục và đã được thử nghiệm về đảm bảo khả năng chịu tải và an toàn (như áp dụng với phụ kiện nâng).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.11.10  Việc nâng, hạ tải phải được thực hiện sao cho người đón tải không phải nghiêng hoặc vươn người ra ngoài khoảng không.

2.4.1.11.11  Tại các khu vực có người, máy, thiết bị thi công di động khác thường xuyên qua lại, việc nâng, hạ tải phải được thực hiện trong khu vực được quây kín (để ngăn cách với giao thông xung quanh) hoặc phải thực hiện các biện pháp khác như ngừng hoặc chuyển hướng đi của người, máy, thiết bị thi công di động.Tại những khu vực này, phải thiết lập vùng nguy hiểm và ĐBAT theo quy định từ 2.1.1.2 đến 2.1.1.4.

2.4.2  Vận thăng

2.4.2.1  Vận thăng phải tuân thủ các quy định của QCVN 16:2013/BLĐTBXH và các quy định dưới đây.

2.4.2.2  Phải bố trí rào chắn đối với giếng thăng tại mặt đất (ở tất cả các mặt) và đường tiếp cận từ vận thăng vào công trình.

2.4.2.3  Chiều cao của rào chắn (trừ lối ra vào) phải đủ để ngăn ngừa người rơi, ngã (khoảng 2,0 m) nhưng không được thấp hơn 1,1 m.

2.4.2.4  Cửa ra vào vận thăng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phải có dạng lưới hoặc tấm có lỗ để có thể nhìn xuyên qua;

b) Cao tối thiểu 2,0 m, ngoại trừ những chỗ không thể thực hiện được;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.2.5  Thanh dẫn hướng cho bàn nâng của vận thăng phải đủ khả năng chịu uốn và không bị oằn khi thanh hãm an toàn bị kẹt.

2.4.2.6  Đối với các vận thăng đã lắp đặt mà phạm vi hoạt động của nó thấp hơn chiều cao của công trình và khi phần công trình bên trên vẫn đang đi công, phải thực hiện che chắn ĐBAT tại đỉnh của giếng thăng để ngăn ngừa vật rơi từ trên xuống.

2.4.2.7  Nền móng hoặc kết cấu đỡ tháp vận thăng phải được thiết kế và thi công ĐBAT, vững chắc. Tháp vận thăng phải được giằng, neo giữ chắc chắn vào móng và công trình tại các cao trình theo thiết kế lắp đặt. Kết cấu sử dụng để đỡ, neo giữ tháp vận thăng phải tuân thủ theo quy định tại 2.3.

2.4.2.8  Phải bố trí thang leo từ chân tới đỉnh của vận thăng ngoài trời để phục vụ việc kiểm tra, bảo trì.

2.4.2.9  Động cơ của vận thăng phải đủ công suất để kiểm soát được tải trọng nâng, hạ lớn nhất theo yêu cầu của công việc vận chuyển.

2.4.2.10  Động cơ của vận thăng phải được tự động ngừng ngay khi bàn nâng đạt tới điểm dừng cao nhất theo thiết kế lắp đặt.

2.4.2.11  Máy tời cáp (của vận thăng loại kéo cáp) phải đảm bảo để phanh đóng khi cần điều khiển không giữ ở vị trí vận hành (đóng tự động khi cần điều khiển ở vị trí 0).

2.4.2.12  Cấm vận chuyển người bằng vận thăng được thiết kế chỉ để chở hàng.

2.4.2.13  Không sử dụng thiết bị dừng kiểu con cóc, bánh cóc (loại chỉ cho bàn nâng, hạ xuống khi nhấc con cóc ra khỏi bánh cóc) cho máy tời cáp (của vận thăng loại kéo cáp).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.2.15  Bàn nâng phải được lắp thiết bị hãm (phanh) an toàn chống rơi đảm bảo giữ bàn nâng với tải trọng nâng lớn nhất trong trường hợp cáp nâng bị đứt.

2.4.2.16  Lồng thăng và bàn nâng phải được trang bị cơ cấu khóa ngăn dịch chuyển tại các vị trí dừng (khi chất, dỡ tải) để ĐBAT cho người ra vào.

2.4.2.17  Tại các mặt không dùng để chất, dỡ tải, bàn nâng phải được lắp tấm chặn chân và bao quanh bằng lưới thép hoặc các vật liệu phù hợp khác để ngăn các vật nâng (vật tư, vật liệu, sản phẩm) bị rơi ra ngoài.

2.4.2.18  Để ngăn ngừa nguy hiểm do các vật rơi từ trên xuống, bàn nâng phải được che chắn.

2.4.2.19  Nếu đối trọng của vận thăng được ghép từ nhiều khối thì các khối này phải có cấu tạo để đảm bảo được liên kết chắc chắn với nhau.

2.4.2.20  Đối trọng của vận thăng phải di chuyển theo đường dẫn hướng.

2.4.2.21  Tại các điểm dừng (điểm chất và dỡ, hạ tải) của vận thăng phải bố trí sàn công tác phù hợp, ĐBAT cho người lao động sử dụng.

2.4.2.22  Các bảng thông tin dưới đây phải được treo ở những vị trí dễ nhìn với chữ, ký hiệu dễ đọc:

a) Trên các loại vận thăng:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Khuyến khích quy đổi tổng tải trọng thành các số lượng viên, gói, hộp, bao mà chúng thường xuyên được vận chuyển (ví dụ: số bao xi măng).

- Trên động cơ vận thăng: Đơn vị tải trọng nâng bằng kg hoặc đơn vị tải trọng phù hợp khác và tải trọng được phép nâng, hạ (tải trọng làm việc an toàn lớn nhất).

b) Trên vận thăng chỉ dùng để vận chuyển người: Số người lớn nhất và tổng tải trọng được mang tại một thời điểm (tải trọng làm việc an toàn lớn nhất);

c) Trên vận thăng chỉ dùng để chở hàng: Những nơi tiếp cận vận thăng và bàn nâng (sàn công tác) phải ghi rõ “Cấm sử dụng để vận chuyển người”.

2.4.2.23  Vận thăng sử dụng để vận chuyển người phải có lồng thăng được cấu tạo và lắp đặt để bảo vệ người chống vật rơi và ngã ra ngoài lồng.

2.4.2.24  Trên lồng thăng phải có cửa ra tại các mặt cho phép tiếp cận. Cửa lồng thăng phải đảm bảo không thể mở được khi lồng thăng đang di chuyển trừ trường hợp lồng thăng đã ở vị trí chất, dỡ tải. Cửa lồng thăng phải được đóng lại trước khi lồng thăng di chuyển.

2.4.2.25  Cổng (cửa) ở đường tiếp cận vào giếng thăng phải đảm bảo không được mở khi vận thăng đang di chuyển trừ trường hợp lồng thăng đã ở đúng vị trí chất, dỡ tải. Cổng (cửa) này phải được đóng lại trước khi lồng thăng di chuyển.

2.4.3  Cần trục cột buồm

2.4.3.1  Cần trục cột buồm (hoặc cần trục Derrick) phải được lắp đặt trên nền móng (hoặc kết cấu đỡ) vững chắc có khả năng chịu tải trọng lớn nhất trong trạng thái làm việc và không làm việc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.3.2  Phải có các thiết bị (hoặc cơ cấu) để ngăn chặn cột trụ của cần trục Derrick bị nhổ ra khỏi vị trí đặt của nó.

2.4.3.3  Cần trục Derrick sử dụng điện phải được nối đất an toàn theo quy định.

2.4.3.4  Đối trọng phải được sắp xếp sao cho chúng không làm cho thanh chống (căng) sau, tấm đệm chân và trục xoay bị biến dạng quá mức quy định.

2.4.3.5  Đối với cần trục Derrick đặt trên các bánh xe:

a) Phải sử dụng các thanh cứng để duy trì khoảng cách chính xác giữa các bánh xe;

b) Phải có hệ thanh chống (giằng giữ) để chống rơi khi bánh xe bị vỡ hoặc khi cần trục bị trật (trượt) khỏi vị trí.

2.4.3.6  Không được phép thay đổi chiều dài cần nâng của cần trục Derrick nếu không được nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp chấp thuận bằng văn bản.

CHÚ THÍCH: Khi thay đổi chiều dài cần nâng, các thông số quy định về tải trọng làm việc an toàn và điều kiện làm việc kèm theo phải được nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp bổ sung trong chỉ dẫn kỹ thuật. Trước khi sử dụng, các công việc kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định phải thực hiện theo quy định.

2.4.3.7  Cần của cần trục Derrick cố định (cần trục Derrick Scotch) không được lắp trong phạm vi các thanh chống (căng) sau.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.3.8.1  Việc neo giữ dây néo phải được đảm bảo bằng cách neo với các vòng (móc) neo hoặc tấm để neo giữ đặt sẵn trong nền bê tông, móng hoặc kết cấu để neo.

2.4.3.8.2  Cột trụ của cần trục Guy Derrick phải được giữ bởi sáu (06) dây néo trên đỉnh cột đặt cách đều nhau.

2.4.3.8.3  Góc tạo thành giữa dây néo và mặt phẳng ngang không được lớn hơn 45 độ.

2.4.3.8.4  Dây néo của cần trục Guy Derrick phải được điều chỉnh độ căng bằng vít điều chỉnh độ dài hoặc tăng đơ cáp hoặc thiết bị phù hợp, đảm bảo khác.

2.4.3.8.5  Các khớp, trục xoay và tấm đỡ chân phải được bảo dưỡng, tra dầu mỡ (để làm trơn) thường xuyên.

2.4.3.8.6  Khi cần trục Guy Derrick không sử dụng, cần nâng phải được neo (giữ) để chống bị lắc (đung đưa).

2.4.4  Cột, hệ cột, tháp treo pa lăng

2.4.4.1  Cột, hệ cột, tháp treo pa lăng (sau đây viết gọn là cột nâng) phải:

a) Thẳng;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Được lắp dựng thẳng đứng hoặc hơi nghiêng về phía vật nâng và phải được neo, giữ chắc chắn.

2.4.4.2  Nếu cột nâng là cột ghép từ nhiều đoạn thì các đoạn ghép và liên kết nối phải được làm bằng vật liệu đảm bảo tin cậy, đủ KNCL.

2.4.4.3  Chân cột nâng phải được kê và neo giữ chắc chắn để cột không bị dịch chuyển trong khi hoạt động.

2.4.4.4  Sau khi hoàn thành công việc lắp đặt (kể cả sau khi di chuyển cột nâng đến vị trí mới) phải kiểm tra lại và thử tải toàn bộ hệ thiết bị nâng với tải trọng nâng dự kiến lớn nhất trước khi đưa vào sử dụng.

2.4.4.5  Khi sử dụng cột nâng để nâng, hạ sàn công tác, thùng (chậu, máng) lớn, phải thực hiện các biện pháp chống xoay, lật và để hạ tải đúng cách (ví dụ: dùng dây dẫn hướng).

2.4.5  Cần trục tháp

2.4.5.1  Đối với cần trục tháp có ca bin ở trên cao, người vận hành cần trục tháp phải phù hợp quy định tại 2.4.1.11.1 và bắt buộc phải được đào tạo, huấn luyện để làm việc trên cao.

2.4.5.2  Việc lựa chọn cần trục tháp phải căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của các loại cần trục tháp hiện có, yêu cầu vận hành, đặc điểm của công trường để quyết định loại cần trục tháp phù hợp nhất.

2.4.5.3  Tác động của gió phải được xét đến trong các trường hợp cần trục tháp đang được lắp dựng, đang làm việc và không làm việc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.5.5  Cần trục tháp phải được lắp đặt tại các vị trí cách hố đào, sông, mương, rãnh một khoảng cách an toàn. Cần trục tháp di chuyển trên ray chỉ được hoạt động trên độ dốc trong giới hạn đã được quy định trong chỉ dẫn của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH: Khoảng cách an toàn là khoảng cách sao cho đảm bảo sự ổn định của móng cần trục tháp và phải được xác định qua tính toán cũng như qua kinh nghiệm ở các điều kiện tương tự. Việc khảo sát, tính toán, thiết kế và thi công nền đỡ, móng của cần trục tháp thực hiện theo quy định tại 2.3 đối với KCCĐT.

2.4.5.6  Cần trục tháp phải được bố trí ở những khu vực thoáng, đủ rộng cho công việc lắp đặt, vận hành và tháo dỡ.

CHÚ THÍCH: Cần trục tháp phải được lắp tại những vị trí sao cho hoạt động cẩu không phải thực hiện bên trên các tòa nhà, công trình đang sử dụng, các tuyến đường giao thông công cộng, các công trình đang xây dựng khác, đường sắt hoặc gần đường dây dẫn điện. Khi không thể thực hiện các việc này, kế hoạch và biện pháp ĐBAT phải được lập chi tiết cho các tình huống.

2.4.5.7  Trường hợp nhiều cần trục tháp có nguy cơ va chạm lẫn nhau khi cùng hoạt động thì trước khi vận hành các cần trục phải:

a) Thiết lập phương thức liên lạc trực tiếp giữa các cần trục tháp;

b) Có hệ thống cảnh báo trong ca bin của từng cần trục để những người vận hành có thể thông báo cho nhau về các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra.

2.4.5.8  Biện pháp, trình tự lắp đặt và tháo dỡ cần trục tháp phải được thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Cần trục tháp phải được kiểm định an toàn theo quy định trước khi đưa vào sử dụng.

2.4.5.9  Hoạt động leo để tăng chiều cao bằng phương pháp tự nâng của cần trục tháp phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Chiều cao tự đứng khi không có giằng giữ cho tháp của cần trục không được vượt quá chiều cao tự đứng an toàn cho phép theo quy định của nhà sản xuất.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.5.11  Thiết bị đo vận tốc gió phải được lắp ở vị trí cao nhất trên cần trục tháp và phải có bảng hiển thị tốc độ gió đặt trong ca bin của người vận hành.

2.4.5.12  Phải lắp đặt thiết bị kiểm soát hành trình để kiểm soát tải trọng làm việc an toàn lớn nhất tương ứng với các bán kính nâng khác nhau. Biển hiệu hoặc vật chắn gió không được treo trên cần trục tháp nếu không phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.4.5.13  Không được sử dụng cần trục tháp cho các trường hợp có thể gây ra tác động quá lớn lên kết cấu của cần trục như sử dụng cơ cấu móc cẩu kiểu nam châm; cẩu tạ bóng thép để phá dỡ công trình; thi công đóng hoặc ép cọc.

2.4.6  Dây, cáp sử dụng để nâng, hạ

2.4.6.1  Dây, cáp để nâng, hạ trong các thiết bị nâng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và phù hợp với yêu cầu của công việc.

2.4.6.2  Công việc lắp đặt, bảo trì, kiểm tra, thử nghiệm đối với dây, cáp sử dụng cho công việc nâng, hạ phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và các quy định tại 2.4.1.

2.4.6.3  Không sử dụng dây, cáp thép đã qua sửa chữa vào các thiết bị nâng.

2.4.6.4  Khi dùng nhiều dây, cáp độc lập với mục đích giữ ổn định để nâng sàn công tác thì mỗi dây, cáp phải đủ khả năng nâng được sàn công tác.

2.5  Máy, thiết bị thi công để vận chuyển, đào đất đá, vật liệu và làm đường

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.1.1  Khi sử dụng máy, thiết bị thi công để vận chuyển, đào đất đá, vật liệu và làm đường, biện pháp ĐBAT phải bao gồm cả các nội dung sau:

a) ĐBAT điện khi máy, thiết bị thi công di chuyển, hoạt động trong phạm vi nguy hiểm gần đường dây dẫn điện;

CHÚ THÍCH: Việc ĐBAT điện phải thực hiện theo quy định của QCVN 01:2020/BCT và các quy định kỹ thuật khác có liên quan.

b) Các biện pháp để máy, thiết bị thi công không bị đổ, lật tại các khu vực có hố đào, chênh lệch độ cao hoặc có nước.

2.5.1.2  Người sử dụng, vận hành máy, thiết bị thi công chỉ được sử dụng, vận hành đúng loại máy, thiết bị thi công đã được đào tạo, huấn luyện và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông, quy trình làm việc do người sử dụng lao động quy định.

2.5.1.3  Đối với công trường xây dựng có sử dụng các máy, thiết bị thi công:

a) Phải có đường ra vào nơi làm việc đảm bảo tiếp cận an toàn và thuận lợi;

b) Giao thông trong công trường phải được điều phối và kiểm soát để ĐBAT khi máy, thiết bị thi công di chuyển và vận hành theo quy định tại 2.1.2.

2.5.1.4  Phải có biển báo hoặc bố trí kiểm soát phù hợp để ĐBAT khi máy, thiết bị thi công di chuyển, vận hành. Phải có các biện pháp ĐBAT riêng cho trường hợp máy, thiết bị thi công đi lùi.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.1.6  Tại vị trí người vận hành ở trên máy, thiết bị thi công cần lắp thêm các cấu trúc để bảo vệ trước các nguy cơ khi các máy, thiết bị bị đổ, lật hoặc bị các vật đổ hoặc rơi vào.

CHÚ THÍCH: Các cấu trúc lắp thêm lên thiết bị phải phù hợp (không vi phạm quy định kỹ thuật) với chỉ dẫn của nhà sản xuất; chúng phải được thiết kế, thử nghiệm để đảm bảo sử dụng được theo đúng mục đích và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy, thiết bị.

2.5.1.7  Máy, thiết bị thi công không được phép di chuyển trên cầu, cầu cạn, kè hoặc các kết cấu hiện hữu khác nếu các kết cấu này không ĐBAT để đi qua.

CHÚ THÍCH: Đối với các kết cấu hiện hữu hoặc các cấu trúc khác không có thông tin về tải trọng cho phép, trước khi để máy, thiết bị đi qua, chủ đầu tư và (hoặc) nhà thầu có trách nhiệm thực hiện khảo sát, kiểm tra đánh giá an toàn chịu lực đối với các kết cấu hiện hữu và các cấu trúc này.

2.5.1.8  Trên máy, thiết bị thi công phải có bảng thông số chỉ rõ:

a) Trọng lượng toàn bộ (khi toàn tải);

b) Tải trọng trục lớn nhất (tải trọng xuống các bánh xe hoặc điểm đặt xuống nền) và (hoặc) áp lực lớn nhất lên nền đất đối với các máy đào, máy ủi, máy xúc, xe tải chuyên dụng lớn và các máy, thiết bị thi công tương tự khác;

c) Trọng lượng bản thân (khi không có tải).

2.5.1.9  Máy, thiết bị thi công phải được trang bị các bộ phận, thiết bị sau: Thiết bị báo hiệu âm thanh vận hành bằng điện, đèn pha (đèn rọi) cho chuyển động tiến và lùi, phanh điện (hoặc phanh khí nén, thủy lực) và phanh tay, đèn hậu (đèn đuôi), bộ phận giảm thanh (ống tiêu âm của động cơ) và thiết bị báo hiệu chuyển hướng như đèn, còi.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Được thiết kế và chế tạo theo các nguyên tắc ec-gô-nô-my và có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt;

b) Được bao bọc kín hoàn toàn để chống bụi;

c) Đảm bảo cho người vận hành có tầm nhìn rõ ràng và không hạn chế trong khu vực hoạt động;

d) Được trang bị thiết bị chỉ báo hướng di chuyển và gương chiếu hậu ở cả hai bên.

2.5.1.11  Khoảng cách giữa ca bin của các máy đào đất đá với bề mặt đào phải được duy trì ít nhất 1,0 m.

2.5.1.12  Khi máy, thiết bị thi công đào, đắp đất đá đang di chuyển hoặc ngừng hoạt động, tay cần của chúng phải để theo hướng di chuyển của máy, gầu phải được nâng lên và không có tải (ngoại trừ trường hợp xuống dốc).

2.5.1.13  Động cơ, hệ thống phanh, bánh lái, khung gầm, lưỡi (bàn) ủi, càng ủi, xích (bánh xích), cáp kéo cần, bánh xe ròng rọc, hệ thống thủy lực, bộ truyền động, các bu lông (chốt) và các bộ phận khác liên quan đến an toàn của máy, thiết bị thi công phải được kiểm tra hàng ngày và trước mỗi ca làm việc.

2.5.1.14  Không được đỗ máy, thiết bị thi công trên các mặt dốc khi động cơ của chúng đang hoạt động.

2.5.1.15  Không được để sàn và bậc thang lên xuống của máy, thiết bị thi công bị dính dầu, mỡ, bùn hoặc các chất trơn trượt khác.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.1.17  Máy đào đất đá loại gầu xúc không được đặt và hoạt động ở trên hoặc dưới các vách đất đá có độ dốc lớn hơn 60 độ.

2.5.1.18  Trong quá trình kiểm tra, bảo trì hoặc sửa chữa, tại các vị trí cao từ 2,0 m trở lên ở trên máy, thiết bị thi công (ví dụ: khi leo lên tay cần của máy) nếu trên máy, thiết bị không có sẵn các bộ phận để ĐBAT cho làm việc trên cao thì phải có biện pháp ĐBAT theo quy định tại 2.7.

2.5.2  Máy xúc, đào

2.5.2.1  Bàn đạp phanh cho các chuyển động của máy xúc điện phải có hai thiết bị khóa độc lập.

2.5.2.2  Máy xúc, đào phải được trang bị thiết bị dừng khẩn cấp, thiết bị này phải độc lập với hệ thống điều khiển của máy.

2.5.2.3  Máy xúc, đào có trang bị bộ phận đào sâu phải được thiết kế hoặc trang bị cơ cấu ngừng hiệu quả để giữ được khoảng cách giữa răng cắt (của gầu đào) với tay cần không nhỏ hơn 40 cm.

2.5.2.4  Máy xúc, đào được thiết kế để nâng tải với cấu trúc để nâng (tay nâng) phải có bảng thông tin đặt trong ca bin và trên tay nâng; các dòng chữ ghi trong bảng phải bền (không tẩy xóa được), rõ ràng và cụ thể về tổng tải trọng nâng an toàn lớn nhất và điều kiện làm việc an toàn kèm theo khi nâng.

2.5.2.5  Máy xúc, đào được trang bị (hoặc lắp thêm) thiết bị để sử dụng như cẩu tự hành phải:

a) Được kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định theo quy định về thiết bị nâng nêu tại 2.4 trước khi được phép sử dụng;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Các thiết bị lắp thêm (nếu có) phải tương thích với các thiết bị hiện có trên máy và đảm bảo làm việc an toàn.

2.5.2.6  Máy xúc, đào sử dụng động cơ đốt trong phải:

a) Nối đất hoặc bảo vệ chống tĩnh điện;

b) Được trang bị bình chữa cháy.

2.5.2.7  Máy xúc, đào sử dụng động cơ điện

2.5.2.7.1  Chỉ người có thẩm quyền mới được kết nối hoặc ngắt kết nối điện giữa máy xúc, đào với đường dây dẫn điện cấp cho máy.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người sử dụng, vận hành máy hoặc người quản lý máy, thiết bị thi công hoặc người quản lý an toàn điện của nhà thầu.

2.5.2.7.2  Đối với máy xúc, đào đang sử dụng, hàng ngày và trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra thiết bị kết nối điện và rơ le trên máy.

2.5.2.8  Vận hành máy xúc, đào

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.2.8.2  Phải ngăn ngừa gầu xúc hoặc gầu ngoạm của máy xúc, đào bị rơi, lật, quay hoặc đung đưa bất ngờ trong quá trình làm việc.

2.5.2.8.3  Trước khi rời khỏi máy xúc, đào, người sử dụng, vận hành phải:

a) Nhả ly hợp chính;

b) Hạ gầu xúc hoặc gầu ngoạm xuống đất.

2.5.2.8.4  Gầu của máy xúc, đào phải được chống đỡ ngăn dịch chuyển khi chúng đang được sửa chữa hoặc thay răng gầu.

2.5.2.8.5  Khi máy xúc, đào hoạt động gần các vách, tường (hoặc công trình), phải ngăn chặn người vào vùng nguy hiểm của máy (khi mà họ có nguy cơ bị tai nạn hoặc tử vong nếu máy bị đổ).

2.5.2.8.6  Các xe tải không được phép nhận tải tại những nơi (khu vực) có yếu tố nguy hiểm do vật liệu, đất đá rơi, lăn xuống. Trong trường hợp bất khả kháng, không người nào được phép ở trong xe khi xe đang nhận tải.

2.5.2.8.7  Xe tải phải đỗ cách máy xúc, đào một khoảng sao cho luôn đảm bảo khoảng cách tối thiểu 60 cm giữa xe tải và bất kỳ bộ phận của máy (kể cả khi máy xúc, đào bị đổ).

2.5.2.8.8  Đối với các máy sử dụng gầu xúc thủy lực, khi công việc hoàn thành, các pít tông phải được thu vào trong xi lanh và nếu cần thiết phải dùng các thanh chống để giữ ổn định cho máy và bộ phận của máy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.3.1  Trước khi rời khỏi máy ủi, người vận hành phải:

a) Cài phanh;

b) Hạ thấp bàn ủi, bàn(lưỡi) cào;

c) Cài số về không.

2.5.3.2  Khi không hoạt động, máy ủi phải đỗ trên bề mặt, mặt đất bằng phẳng.

2.5.3.3  Khi máy ủi di chuyển lên dốc, bàn ủi phải được hạ thấp.

2.5.3.4  Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không được sử dụng bàn ủi làm phanh.

2.5.4  Máy san gạt

2.5.4.1  Khi vận hành, đầu kéo (hoặc xe kéo) và thùng cạp (hoặc máy san gạt) phải được nối với nhau bằng thanh an toàn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.4.3  Khi di chuyển xuống dốc, máy san gạt phải được cài số.

2.5.5  Máy, thiết bị rải nhựa đường, bê tông nhựa

2.5.5.1  Sàn phía trước của máy phun phải được phủ (hoặc có lớp cấu tạo) bằng tấm kim loại mặt sần để chống trơn trượt.

2.5.5.2  Thùng trộn đứng phải được bao kín bằng gỗ hoặc tấm kim loại và có lỗ mở để quan sát, bôi trơn và bảo dưỡng.

2.5.5.3  Gầu, máng, phễu (để xả, rải) bitum phải được bao che đủ kín để ĐBAT.

2.5.5.4  Máy phun phải có tấm chắn chống cháy với một lỗ mở để quan sát.

2.5.5.5  Để tránh nguy cơ cháy do tạo bọt:

a) Thùng (nồi) nấu bitum phải có thiết bị để ngăn bọt tiếp xúc với khoang (buồng) đốt; hoặc

b) Chỉ sử dụng các sản phẩm không tạo bọt.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.5.7  Tại nơi làm việc, phải có đủ số lượng bình chữa cháy hoạt động tốt và không ít hơn 02 (hai) bình chữa cháy.

2.5.5.8  Vật liệu chỉ được nạp vào thùng trộn sau khi trống sấy đã được làm ấm.

2.5.5.9  Không sử dụng lửa trần để soi kiểm tra lượng nhựa đường trong thùng (bể) chứa.

2.5.5.10  Không sử dụng lửa trần cho mục đích làm nóng phụ gia làm loãng.

2.5.5.11  Nếu lửa ở đầu đốt bị tắt:

a) Phải cắt ngay nguồn cấp nhiên liệu (để đốt);

b) Các ống đốt phải được thông cẩn thận bằng quạt để phòng ngừa hiện tượng cháy ngược.

2.5.5.12  Không được mở lỗ kiểm tra trong thùng nấu, nếu áp suất trong thùng cao hơn áp suất không khí bên ngoài.

2.5.6  Máy hoàn thiện mặt đường

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.7   Xe lu

2.5.7.1  Trước khi đầm nền đường bằng xe lu, phải kiểm tra KNCL của nền đất và độ an toàn chung, đặc biệt là ở các cạnh của sườn dốc (ví dụ: bờ sông, sườn đê, mặt ta luy đường).

2.5.7.2  Khi di chuyển xuống dốc, xe lu phải được cài số.

2.5.7.3  Khi xe lu không được sử dụng:

a) Phải cài phanh;

b) Động cơ phải được cài số thấp nhất nếu xe lu hướng mặt lên trên dốc;

c) Động cơ phải được cài số lùi nếu xe lu hướng mặt xuống dốc;

d) Tắt máy (tắt tất cả công tắc điện, điều khiển);

đ) Các bánh xe phải được chèn chặt.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.1  Quy định chung

2.6.1.1  Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị khác được vận hành (điều khiển) bằng tay hoặc các nguồn năng lượng khác phải tuân thủ các quy định tại 2.1.1.5 và các quy định sau:

a) Được sử dụng, bảo trì đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất để ĐBAT cho người sử dụng. Khi muốn sử dụng các thiết bị, dụng cụ, máy khác với mục đích thiết kế ban đầu của chúng thì phải được người có thẩm quyền đánh giá và kết luận rằng việc sử dụng đó là ĐBAT;

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người quản lý máy, thiết bị thi công, người quản lý an toàn của nhà thầu và (hoặc) đại diện của nhà sản xuất.

b) Chỉ được sử dụng, vận hành bởi người lao động được đào tạo về đúng loại thiết bị, dụng cụ mà người sử dụng giao việc cho họ;

c) Được trang bị các bộ phận bảo vệ, che chắn hoặc các biện pháp bảo vệ khác theo yêu cầu của các QCVN có liên quan đối với từng loại thiết bị, dụng cụ.

2.6.1.2  Phải có bảng chỉ dẫn đầy đủ, chi tiết về sử dụng, vận hành an toàn và phải được nhà sản xuất hoặc người sử dụng lao động bố trí tại những vị trí phù hợp và được trình bày đơn giản, dễ hiểu cho người sử dụng, vận hành.

CHÚ THÍCH: Phải có chỉ dẫn bằng tiếng Việt.

2.6.1.3  Biện pháp ĐBAT phải bao gồm cả các nội dung về quy trình sử dụng, vận hành an toàn đầy đủ, chi tiết đối với các thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị khác trên công trường.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.1.5  Máy, thiết bị, dụng cụ khi không sử dụng thì phải cắt (ngắt) nguồn năng lượng cấp; phải được cách ly trước khi vệ sinh, bảo trì, điều chỉnh hoặc sửa chữa.

2.6.1.6  Dây, ống kéo dài (ví dụ: dây dẫn điện, ống cấp hơi) phải được giữ càng ngắn càng tốt khi sử dụng để tránh các nguy cơ gây mất an toàn.

2.6.1.7  Các bộ phận chuyển động có nguy cơ gây mất an toàn của hệ thống máy, thiết bị phải được bao che, bọc kín hoặc bảo vệ đầy đủ theo chỉ dẫn và tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất.

2.6.1.8  Máy, thiết bị sử dụng điện phải được trang bị đầy đủ các phương tiện (hoặc công tắc, cầu dao) dừng khẩn cấp đặt ở các vị trí dễ thấy, có thể thao tác nhanh để người sử dụng, vận hành có thể ngừng máy, thiết bị nhanh chóng và để ngăn chúng khởi động lại ngoài ý muốn.

2.6.1.9  Các hệ thống máy, thiết bị phải được thiết kế hoặc lắp đặt bộ phận khống chế tốc độ để đảm bảo không vượt tốc độ tối đa cho phép. Nếu máy, thiết bị có thể thay đổi tốc độ thì chỉ cho phép sử dụng loại chỉ có thể khởi động được từ tốc độ thấp nhất.

2.6.1.10  Người sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị khác phải được cung cấp các PTBVCN phù hợp; bao gồm cả bảo vệ thính lực khi làm việc với các máy có tiếng ồn lớn.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu về PTBVCN quy định tại 2.19.

2.6.2  Thiết bị, dụng cụ cầm tay

2.6.2.1  Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các bộ phận đi kèm chỉ được phép gia cường, tháo lắp, sửa chữa bởi người có thẩm quyền.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.2.2  Lưỡi cắt của các thiết bị, dụng cụ cắt phải sắc.

2.6.2.3  Khi đầu của búa, dụng cụ để đập bị nứt hoặc có dấu hiệu hư hỏng (ví dụ: bị mủn, mốc với các dụng cụ bằng gỗ), thì phải xử lý hoặc mài với bán kính phù hợp ở các góc, cạnh.

2.6.2.4  Khi không sử dụng (hoặc khi vận chuyển) các thiết bị, dụng cụ sắc, nhọn phải được bao bọc bằng các vật liệu đảm bảo không bị thủng, rách do va chạm, để trong các hòm hoặc thùng chứa phù hợp.

2.6.2.5  Chỉ được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay có cách điện (hoặc không dẫn điện) ở gần hoặc tại khu vực có các thiết bị điện đang hoạt động để tránh nguy cơ bị điện giật.

2.6.2.6  Chỉ được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay không phát ra tia lửa ở khu vực gần hoặc tại khu vực có vật liệu dễ cháy, bụi hoặc khí dễ cháy, nổ khác.

2.6.3  Thiết bị, dụng cụ cầm tay vận hành bằng khí nén

2.6.3.1  Nút bấm (cò) khởi động trên các thiết bị, dụng cụ khí nén cầm tay phải:

a) Được đặt ở vị trí phù hợp để tránh nguy cơ máy bị khởi động ngẫu nhiên do va chạm;

b) Được bố trí sao cho van khí tự động đóng ngay khi người vận hành nhả tay cò.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Được thiết kế, sử dụng đúng với áp suất thiết kế và mục đích sử dụng;

b) Được xiết chặt ở đầu ống ra và có vòng đai an toàn (nếu cần thiết).

2.6.3.3  Búa, súng hơi phải được trang bị đầu chụp an toàn (hoặc khoang giữ trong trường hợp cần thiết) để ngăn ngừa các vật (đinh, ốc, ghim, mảnh vỡ) bị văng ra khi thiết bị đang hoạt động.

2.6.3.4  Trước khi hiệu chỉnh hoặc sửa chữa các thiết bị, dụng cụ khí nén, phải ngắt kết nối thiết bị, dụng cụ với nguồn cấp khí nén và phải đảm bảo không còn áp suất trong đường ống cấp khí nén.

2.6.4  Súng bắn đinh cầm tay

2.6.4.1  Phải sử dụng các loại súng bắn đinh vận hành bằng năng lượng nổ có tốc độ bắn thấp, trừ các trường hợp bắt buộc do yêu cầu kỹ thuật.

2.6.4.2  Súng bắn đinh (súng) phải có:

a) Tấm hoặc vỏ bảo vệ mà không thể tháo bỏ khi súng đang hoạt động;

b) Cơ cấu ngăn súng bắn bất ngờ khi bị rơi hoặc khi đang được nạp đinh, vít;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Cơ cấu ngăn súng bắn nếu họng súng không được ép (đủ lực) lên bề mặt thi công.

2.6.4.3  Độ giật của súng phải đủ nhỏ để không gây thương tích cho người sử dụng.

2.6.4.4  Tiếng ồn của súng phải trong giới hạn cho phép để không được làm tổn thương thính giác của người sử dụng.

2.6.4.5  Trước khi sử dụng súng, phải kiểm tra để đảm bảo là:

a) Các bộ phận ĐBAT trong tình trạng tốt;

b) Súng sạch sẽ; trong tình trạng hoạt động tốt, đặc biệt là các bộ phận chuyển động làm việc dễ dàng, nòng (ống) bắn không bị tắc.

2.6.4.6  Súng phải được tháo rời hoàn toàn định kỳ (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất) để kiểm tra mức độ hư hỏng, hao mòn của các thiết bị, bộ phận an toàn bởi người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là nhân viên kỹ thuật của nhà sản xuất, người sử dụng thiết bị, dụng cụ (nếu phù hợp với công việc) hoặc người sửa chữa thiết bị, dụng cụ cơ khí của nhà thầu.

2.6.4.7  Súng chỉ được sửa chữa bởi người có thẩm quyền quy định tại 2.6.4.6.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Có môi trường hoặc các tác nhân có thể làm cho súng phát nổ;

b) Có khí dễ cháy nổ.

2.6.4.9  Khi không sử dụng, súng phải được để trong thùng, hộp chứa phù hợp. Thùng, hộp chứa phải:

a) Được làm từ vật liệu phù hợp để bảo vệ và ĐBAT;

b) Được đánh dấu và ghi rõ danh mục của các vật bên trong;

c) Được khóa khi không sử dụng;

d) Không được chứa các vật khác ngoài súng và các hộp đinh, vít.

2.6.4.10  Không được cất giữ hoặc vận chuyển súng đã được nạp đinh, vít hoặc súng đang còn đinh, vít bên trong.

2.6.4.11  Súng phải bảo dưỡng, sử dụng theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và chỉ được sử dụng bởi người lao động đã được đào tạo về sử dụng súng an toàn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.5.1  Các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện cầm tay hoặc di chuyển được phải là loại sử dụng điện hạ áp để tránh nguy cơ điện giật.

2.6.5.2  Trừ trường hợp không phải nối đất theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, thiết bị, dụng cụ sử dụng điện phải được nối đất. Dây nối đất phải được bảo vệ bằng vỏ bọc hoặc hộp kim loại để chống hư hỏng tại chỗ đấu nối vào thiết bị, dụng cụ.

2.6.5.3  Các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện phải được thợ điện hoặc quản lý an toàn điện của nhà thầu kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Hồ sơ kiểm tra, bảo dưỡng phải được lưu lại.

2.6.6  Máy gia công gỗ

2.6.6.1  Không được dùng tay để thu dọn các mảnh vụn, vỏ bào, mùn cưa và những thứ khác phát sinh từ máy gia công gỗ đang hoạt động, kể cả ở khu vực gần máy.

2.6.6.2  Nếu có hệ thống che chắn, thu giữ vỏ bào, mùn cưa được trang bị cho máy thì chúng phải được duy trì trong tình trạng hoạt động tốt.

2.6.6.3  Để giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn, nên trang bị các thiết bị cấp liệu cơ khí.

2.6.6.4  Các lưỡi cắt, lưỡi cưa phải được bao bọc, che càng kín càng tốt.

2.6.6.5  Cưa lưỡi tròn phải có hộp bảo vệ bền, cứng, dễ điều chỉnh cho lưỡi cưa, dao rive (lưỡi răng cắt) và có thiết kế phù hợp với lưỡi cưa đang sử dụng. Chiều rộng của lỗ mở trong bàn cho lưỡi cưa phải nhỏ nhất có thể.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.6.7  Trên máy cưa băng, các lưỡi cưa (ngoại trừ phần chuyển động) phải được bao bọc kín. Bánh quay của cưa phải được bao bọc kín bằng vỏ bảo vệ bền, cứng.

2.6.6.8  Máy cưa băng (kiểu xích cắt) phải được trang bị bộ điều chỉnh căng tự động cho lưỡi cưa.

2.6.6.9  Máy bào mặt phải được trang bị bộ phận cầu bảo vệ, che phủ được toàn bộ chiều dài và chiều rộng của khối cắt và dễ dàng điều chỉnh theo cả phương ngang và thẳng đứng.

2.6.6.10  Máy bào phải được trang bị hệ thống cấp liệu dạng con lăn dẫn hướng hoặc bộ phận chống đẩy ngược để chúng được giữ ở trạng thái tự do nhất có thể.

2.6.6.11  Các máy gia công gỗ phải được bố trí với một khoảng cách đủ lớn để tránh các chấn thương do tai nạn khi xử lý, thao tác với các thanh dài, tấm ván lớn.

2.6.7  Động cơ

2.6.7.1  Động cơ phải:

a) Được chế tạo và lắp đặt để có thể khởi động an toàn và không thể hoạt động vượt quá tốc độ an toàn lớn nhất;

b) Có bộ phận điều khiển để khống chế tốc độ khi cần thiết;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.7.2  Động cơ đốt trong không được hoạt động trong khoảng thời gian dài tại các không gian hạn chế, trừ trường hợp thực hiện đầy đủ việc thông gió, thoát khí thải nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

2.6.7.3  Khi động cơ đốt trong đang được cấp nhiên liệu:

a) Phải tắt hệ thống khởi động động cơ;

b) Phải tránh làm đổ hoặc rơi vãi nhiên liệu ra ngoài bình chứa;

c) Không được phép hút thuốc hoặc có lửa trần ở khu vực lân cận;

d) Phải có bình chữa cháy phù hợp, ở trạng thái hoạt động tốt.

2.6.7.4  Phải đặt các bồn (thùng, bể) chứa nhiên liệu dự trữ bên ngoài phòng máy.

2.6.8  Silô phục vụ thi công

2.6.8.1  Silô phải:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Đủ khả năng chịu được các loại tải trọng; các bộ phận chịu lực của silô như thành, sàn hoặc đáy và các bộ phận chịu lực khác không bị biến dạng (hoặc nứt) quá mức cho phép theo quy định của tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế silô và (hoặc) các quy định riêng về tính năng của silô (do người thiết kế hoặc người sử dụng silô quy định).

2.6.8.2  Phải bố trí cầu thang, thang leo cố định hoặc vận thăng để người lao động có thể tiếp cận được các vị trí bên trong và ngoài silô theo yêu cầu.

2.6.8.3  Phải có các thiết bị để xác định được lượng vật liệu bên trong silô mà không cần vào bên trong.

2.6.8.4  Phải có các thông báo được hiển thị rõ ràng sau đây trên silô:

a) Quy định và yêu cầu chi tiết về công việc nhập liệu vào silô;

b) Với silô chứa vật liệu tinh, phải có cảnh báo nguy hiểm về việc người có thể bị chìm trong silô.

2.6.8.5  Phải lắp đặt các máy khuấy, máy nén khí hoặc các thiết bị cơ khí khác cho silô chứa các vật liệu có khả năng gây tắc nghẽn (ví dụ: vật liệu có thể tự chuyển trạng thái từ bột thành cục). Để xử lý tắc nghẽn, trong tình huống khẩn cấp phải bố trí sẵn các dụng cụ cần thiết như sào, thanh dài (để quấy, chọc), búa (để đục, phá) hoặc dụng cụ cào.

2.6.8.6  Phải bố trí các thiết bị chữa cháy cho silô chứa các loại vật liệu có thể tự bốc cháy.

2.6.8.7  Đối với silô mà bên trong có thể có nguy cơ hình thành hỗn hợp nổ của khí hoặc bụi thì phải tuân thủ các yêu cầu sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Chỉ được sử dụng các thiết bị, dụng cụ không phát ra tia lửa;

c) Phải có lỗ thông hơi bố trí trên thành của silô.

2.6.8.8  Lối vào silô phải được bao che kín, có cửa và khóa.

2.6.8.9  Không cho phép người vào trong silô, ngoại trừ các trường hợp sau:

a) Lỗ xả vật liệu đã đóng, cửa nhập liệu của silô đã đóng và công việc nhập liệu đã ngừng;

b) Người vào silô là người lao động được giao nhiệm vụ để thực hiện công việc;

c) Người vào silô đã đeo dây an toàn và có dây cứu sinh được gắn chắc chắn vào một vật cố định đủ KNCL để ĐBAT;

d) Có một người được giao nhiệm vụ đi cùng để giám sát liên tục và có các thiết bị cứu nạn phù hợp.

2.6.9  Máy, thiết bị thi công bê tông

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.9.2  Đối với các miệng phễu có kích thước lớn, máng hoặc thùng của máy trộn bê tông có cánh trộn, phải bố trí nắp đậy an toàn bằng thép có lỗ (dạng tấm grating) để ngăn người bị rơi, ngã vào.

2.6.9.3  Ngoài cơ cấu hãm để ngừng hoạt động trộn, phải có thiết bị để giữ cố định chắc chắn vị trí thùng trộn của máy (hoặc trạm trộn bê tông) khi nó đã được nâng lên.

2.6.9.4  Trước khi làm sạch thùng trộn của máy (hoặc trạm trộn bê tông), phải khóa công tắc mở cửa xả, ngắt điện và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để ĐBAT cho người lao động bên trong thùng trộn.

2.6.9.5  Khi sử dụng thùng đổ (hoặc phễu đổ) để đổ bê tông bằng cần trục hoặc bằng cáp treo trên không, thùng đổ phải được giữ ở vị trí cách xa các đối tượng khác ở xung quanh khu vực sẽ đổ bê tông (ví dụ: chòi bảo vệ, thiết bị khác trong công trường hoặc nhà ở gần công trường) để tránh nguy cơ thùng đổ hoặc bê tông rơi vào.

2.6.9.6  Các thùng đổ (phễu đổ) chứa bê tông phải được di chuyển đến vị trí đổ bằng các biện pháp phù hợp.

2.6.9.7  Các thùng đổ (phễu đổ) được giữ, vận chuyển bằng cần trục và cáp treo trên không phải được treo bằng các móc an toàn (tuân thủ theo các quy định đối với phụ kiện nâng).

2.6.9.8  Khi bê tông được xả ra khỏi thùng đổ (phễu đổ), người lao động phải đứng ở vị trí ngoài phạm vi dao động của thùng đổ (phễu đổ).

2.6.9.9  Tháp trộn bê tông, cột đỡ phễu đổ hoặc băng tải chuyển bê tông phải:

a) Được lắp dựng bởi người có thẩm quyền;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Được người quản lý máy, thiết bị thi công của nhà thầu, nhà sản xuất (cung cấp) bê tông kiểm tra hàng ngày và trước mỗi ca làm việc, xác nhận ĐBAT cho vận hành.

2.6.9.10  Máy tời (hoặc cẩu) để nâng (hoặc kéo) thùng đổ (hoặc phễu đổ) phải được đặt ở vị trí sao cho người vận hành có thể quan sát rõ toàn bộ các công đoạn đổ bê tông (đổ bê tông vào thùng, nâng kéo lên, đổ bê tông ra và hạ thùng xuống). Khi người vận hành máy tời (hoặc cẩu) không thể quan sát được một trong các công đoạn trên, bắt buộc phải bố trí một người điều phối để hỗ trợ, hướng dẫn.

2.6.9.11  Nếu người vận hành máy tời (hoặc cẩu) và người điều phối không thể nhìn thấy thùng đổ (phễu đổ) thì phải có phương tiện (hoặc thiết bị) báo vị trí của thùng đổ (phễu đổ).

2.6.9.12  Thanh dẫn hướng cho thùng chứa trong tháp (trạm) trộn bê tông phải được căn chỉnh chính xác và được bảo trì đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để ngăn ngừa thùng chứa bị kẹt trong tháp trộn.

2.6.9.13  Giàn giáo đỡ cho ống đổ bê tông bơm phải đảm bảo khả năng đỡ được ống đổ khi chứa đầy bê tông cùng với tất cả người lao động trên giàn giáo, với hệ số an toàn ít nhất bằng 4 (bốn).

CHÚ THÍCH: Yêu cầu về giàn giáo xem quy định tại 2.2.

2.6.9.14  Ống bơm bê tông phải:

a) Được neo, giữ chắc chắn ở hai đầu và tại các điểm uốn;

b) Được trang bị van xả khí tại vị trí gần đầu ống;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.10  Trạm, máy, thiết bị áp lực

2.6.10.1  Trạm, máy, thiết bị áp lực và các bộ phận đi kèm phải được kiểm tra, thử nghiệm và (hoặc) kiểm định an toàn theo quy định của QCVN 01:2008/BLĐTBXH.

2.6.10.2  Chỉ những người lao động được giao nhiệm vụ và phù hợp quy định của QCVN 01:2008/BLĐTBXH mới được vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực.

2.6.10.3  Máy nén khí phải được:

a) Trang bị các thiết bị tự động để ngăn việc bị vượt áp suất xả an toàn lớn nhất;

b) Trang bị van xả nhanh;

c) Sắp xếp, bố trí ở các vị trí hợp lý để ngăn ngừa ô nhiễm tại nơi có người làm việc và trong các không gian hạn chế.

2.6.10.4  Các máy nén khí mà hỗn hợp khí nổ có thể hình thành phải được bảo vệ chống lại tia lửa.

2.6.10.5  Bộ phận làm mát bằng nước cho các xi lanh của máy nén khí phải được cấu tạo để có thể dễ dàng quan sát được dòng nước ở bên trong.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.10.7  Ống xả khí của các máy tạo ra nhiệt độ cao khi vận hành phải được trang bị:

a) Van xả an toàn theo mức nhiệt độ khống chế (a fusible plug);

b) Vỏ cách nhiệt để bảo vệ người khỏi bị bỏng và phòng ngừa hỏa hoạn.

2.6.10.8  Khi có nguy cơ cháy nổ hoặc độc hại do các bụi khí có dầu phát tán trong không khí, phải lắp bộ tách dầu giữa máy nén khí và thiết bị (hoặc bộ phận) nhận khí.

2.6.10.9  Các van ngắt được lắp trong đường ống xả khí phải tuân thủ các yêu cầu sau:

a) Ở vị trí dễ dàng tiếp cận để kiểm tra và làm sạch;

b) Tối thiểu phải có một van an toàn ở giữa máy nén khí và van ngắt.

2.6.10.10  Các bộ phận làm việc, bao gồm cả bộ điều khiển tốc độ, van an toàn và bộ tách dầu, phải được kiểm tra, làm sạch và thực hiện bảo dưỡng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.6.10.11  Thiết bị (hoặc bộ phận) nhận khí phải:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Có các lỗ mở phù hợp để kiểm tra và làm sạch;

c) Được kiểm tra, bảo dưỡng, thử nghiệm theo các khoảng thời gian phù hợp và chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.6.10.12  Áp suất làm việc an toàn phải được đánh dấu bằng màu dễ nhận biết trên đồng hồ đo áp suất.

2.6.10.13  Khi cần thiết, để ngăn ngừa nguy hiểm, van giảm áp và (hoặc) van ngắt phải được lắp ở đường ống nối giữa thiết bị nhận khí và máy nén khí.

2.6.10.14  Giữa thiết bị nhận khí và từng thiết bị sử dụng khí nén phải có một van ngắt.

2.6.10.15  Các xi lanh nén khí (kể cả khí hòa tan hoặc khí hóa lỏng), phải được chế tạo đúng cách bằng vật liệu đảm bảo, trang bị các thiết bị an toàn phù hợp, được kiểm tra, thử nghiệm và (hoặc) kiểm định, lưu trữ, vận chuyển và sử dụng theo quy định.

2.6.11  Băng tải, vít tải

2.6.11.1  Băng tải, vít tải phải được chế tạo, lắp đặt để tránh được các sự cố do va chạm giữa các bộ phận cố định và chuyển động hoặc giữa các vật thể.

2.6.11.2  Khi băng tải không được bao che kín toàn bộ và được bố trí vượt qua những khu vực mà bên dưới có người làm việc hoặc di chuyển qua thì phải có các tấm đỡ an toàn (hoặc lưới bảo vệ) để ngăn vật liệu rơi xuống. Ngoài ra, phải lắp đặt các rào chắn bảo vệ (ngăn xâm nhập) ở các vị trí phù hợp, tại vị trí chuyển hướng hoặc tại trạm trung chuyển của hệ băng tải. Thiết bị, công tắc để ngừng khẩn cấp băng tải phải được bố trí ở vị trí thuận tiện sao cho người vận hành (hoặc người được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động) có thể nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Để ngăn ngừa nguy hiểm, thiết bị ngừng khẩn cấp nên được lắp đặt.

2.6.11.4  Khi có nhiều băng tải, vít tải làm việc đồng thời, các thiết bị điều khiển phải được thiết kế sao cho nếu có một băng tải, vít tải bị ngừng hoạt động thì các băng tải, vít tải khác không thể cấp tải cho nó.

2.6.11.5  Vít tải phải luôn được bao che kín bằng nắp đậy và không được phép tháo nắp khi vít tải chưa ngừng hoạt động và chưa tắt động cơ.

2.6.11.6  Khi một băng tải, vít tải cấp đang xả (chuyển) tải vào thùng chứa hoặc phễu, phải có thiết bị điều chỉnh để ngăn việc cấp quá tải.

2.6.12  Trạm, máy nghiền sàng vật liệu

2.6.12.1  Trạm, máy nghiền sàng phải được đặt cách khu vực đang thi công một khoảng cách để ĐBAT, tránh gây thương tích cho người lao động và gây ra tác động có hại đến sức khỏe của họ (do bụi, tiếng ồn, rung động và những yếu tố có hại khác).

CHÚ THÍCH: Các quy định về ĐBAT khi có bụi, tiếng ồn, rung động và những yếu tố khác xem 2.18.

2.6.12.2  Các trạm, máy nghiền phải được trang bị thiết bị chống quá tải và đóng cắt độc lập đặt gần với bộ phận nghiền ở vị trí dễ thấy để ngăn ngừa việc máy khởi động bất ngờ trong quá trình sửa chữa hoặc bảo trì.

2.6.12.3  Động cơ điện, công tắc, bộ đấu nối và các trang bị điện khác phải là loại chống bụi và chống ẩm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.12.5  Đường vào khu vực phễu cấp liệu của máy nghiền và lưới sàng phải được làm sạch bằng cách phun nước hoặc các phương pháp phù hợp khác.

2.6.12.6  Dây dẫn điện phải được đặt ngầm dưới đất hoặc ở độ cao ĐBAT điện, được đánh dấu bằng các chỉ báo màu sáng, bền màu, dễ thấy để tránh bị hư hỏng.

2.6.12.7  Các thiết bị vận chuyển đất đá, vật liệu sử dụng tại trạm nghiền phải được làm sạch và bảo trì sau mỗi ca làm việc.

2.6.13  Máy phát điện

2.6.13.1  Máy phát điện phải phù hợp với các quy định của pháp luật về điện lực và QCVN 01:2020/BCT để vận hành an toàn và tin cậy.

CHÚ THÍCH: Các quy định chi tiết về ĐBAT điện xem 2.16.

2.6.13.2  Máy phát điện phải có công suất định mức không thấp hơn công suất sử dụng điện lớn nhất theo dự kiến.

2.6.13.3  Máy phát điện phải đặt bên trong khu vực được bao che kín, đảm bảo thông gió đầy đủ, đúng kỹ thuật và có biện pháp chống xâm nhập.

2.6.13.4  Máy phát điện phải được trang bị thiết bị chống quá tải và đóng cắt độc lập để ngăn ngừa việc máy được khởi động từ xa, bất ngờ trong khi thực hiện công việc bảo trì.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Ống xả khí thải phải đảm bảo ở vị trí và độ cao hợp lý để khói xả cách xa và không bị gió thổi ngược lại nơi làm việc của người lao động.

2.6.13.6  Khi máy phát điện được đặt gần nơi ở của người lao động hoặc các công trình hiện hữu có người ở thì máy phải được đặt ở trong phòng (buồng) đảm bảo chắc chắn hoặc trong khu vực riêng biệt tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, ATVSLĐ và điện lực.

CHÚ THÍCH 1: Các quy định về đảm bảo môi trường (bụi, tiếng ồn, rung động và những yếu tố khác) xem 2.18.

CHÚ THÍCH 2: Các quy định về ĐBAT điện xem 2.16.

2.7  Làm việc trên cao

2.7.1  Quy định chung

2.7.1.1  Để ngăn ngừa nguy hiểm, người sử dụng lao động phải có kế hoạch và thực hiện các biện pháp ĐBAT chống rơi, ngã; biện pháp sơ cứu, cấp cứu trong các trường hợp sau:

a) Làm việc trên cao: Tại nơi làm việc bên trong, ngoài hoặc trên công trình hoặc những nơi làm việc khác ở công trường mà vị trí đứng làm việc (tính từ đáy bàn chân người đứng) có độ cao từ 2,0 m trở lên so với bề mặt bên dưới như mặt đất, mặt sàn, mặt kết cấu, đáy hố và các bề mặt khác;

b) Làm việc trên các mái nhà, mái dốc (mái có độ dốc lớn hơn 10 độ).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.1.3  Tại các nơi làm việc nêu tại 2.7.1.1: Phải lắp đặt giàn giáo, thang leo, đường dốc hoặc các phương tiện an toàn phù hợp khác để người lao động có thể ra vào an toàn.

2.7.1.4  Trong trường hợp không thể lắp đặt được lan can an toàn, người lao động khi làm việc trên cao (kể cả ở độ cao dưới 2,0 m nhưng vẫn có nguy cơ tai nạn nếu không có biện pháp bảo vệ) phải được bảo vệ đầy đủ bằng lưới an toàn, tấm (sàn) đỡ an toàn hoặc phải có sàn công tác hoặc phải sử dụng dây an toàn cùng với dây cứu sinh được treo (buộc) chắc chắn.

CHÚ THÍCH: Các quy định cụ thể về giàn giáo, thang leo và các biện pháp ĐBAT khác cho người lao động nêu tại 2.2 và các mục khác có liên quan của quy chuẩn này (ví dụ: công việc thi công lắp dựng kết cấu, ván khuôn và đổ bê tông nêu tại 2.10 và 2.11).

2.7.1.5  Người lao động làm việc trên cao, trên mái phải được đào tạo, được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ, chống rơi, ngã theo quy định tại 2.19 và QCVN 23:2014/BLĐTBXH. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ và thực hiện các biện pháp ĐBAT theo các quy định tại 2.7.2, 2.7.3 và phải kiểm tra, theo dõi sức khỏe của người lao động (thể chất và tinh thần) trước khi bắt đầu và trong khi làm việc.

2.7.2  Làm việc trên mái nhà

2.7.2.1  Tất cả công việc trên mái phải được lập kế hoạch trước khi thực hiện và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

2.7.2.2  Ván mái (crawling boards) để phục vụ cho việc di chuyển, đi lại của người lao động phải được buộc, neo giữ chắc chắn vào kết cấu của mái.

2.7.2.3  Thanh kê, neo, kẹp mái (roofing brackets) để đặt các tấm ván phục vụ cho việc di chuyển, đi lại của người lao động phải có cùng độ dốc với độ dốc của mái và đảm bảo được đỡ, neo giữ chắc chắn vào kết cấu của mái.

2.7.2.4  Lan can an toàn ở mép (rìa) mái phải có tối thiểu một thanh ngang nằm giữa (để ngăn người lao động bị lọt ra khỏi lan can khi họ thao tác ở tư thế cúi hoặc quỳ) trừ trường hợp có biện pháp ĐBAT khác (ví dụ: sử dụng dây an toàn).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.2.6  Các tấm, ván sử dụng để đậy, che các lỗ mở trên mái phải được làm chắc chắn và lắp đúng vị trí lỗ mở.

2.7.2.7  Đối với các mái dốc, phải bố trí các ván mái phù hợp và (hoặc) thang leo lắp trên mặt mái (roof ladders) để tránh trượt ngã. Các ván mái, thang leo phải được neo giữ chắc chắn vào kết cấu của mái.

2.7.2.8  Khi thực hiện các công việc trên mái, phải luôn kiểm tra rào chắn, lan can an toàn, tấm chặn chân để đảm bảo chúng trong tình trạng chắc chắn.

2.7.2.9  Khi người lao động phải làm việc trên mặt mái được lợp bằng các loại vật liệu dễ vỡ (ví dụ: kính, ngói, vật liệu giòn khác), phải bố trí đường đi lại trên mặt mái (như sử dụng thang hoặc các tấm ván bắc qua các điểm đỡ chắc chắn) để phục vụ cho công việc lợp mái và đi lại an toàn.

2.7.2.10  Phải có tối thiểu hai tấm ván mái để người lao động không phải đứng trực tiếp trên mái làm bằng vật liệu dễ vỡ khi bắt buộc phải di chuyển ván mái (hoặc thang leo) hoặc vì bất kỳ lý do nào khác.

2.7.2.11  Đối với các khu vực sẽ lắp tấm lợp mái bằng vật liệu dễ vỡ, căn cứ vào điều kiện và tình trạng bên dưới mái, phải có các biện pháp ĐBAT phù hợp như lắp lưới thép đỡ (hoặc sàn đỡ an toàn) bên dưới trước khi bắt đầu lợp mái.

2.7.2.12  Xà gồ hoặc các cấu kiện đỡ trung gian cho tấm lợp mái bằng vật liệu dễ vỡ phải được thiết kế và lắp đặt để hạn chế tối đa nguy cơ tấm lợp mái bị rơi xuống.

2.7.2.13  Đối với các rãnh thoát nước trên mái làm bằng vật liệu dễ vỡ có cho phép người đi lại bên trong (các rãnh này), phải bố trí các bộ phận chống rơi, ngã bên dưới rãnh thoát và bộ phận này phải có bề rộng lớn hơn bề rộng của rãnh thoát tối thiểu là 1,0 m về hai phía.

2.7.2.14  Phải bố trí các biển cảnh báo dễ thấy tại các lối đi, khu vực tiếp cận vào mái nhà làm bằng vật liệu dễ vỡ.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.3.1  Khi lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các công trình cao, nếu không có các phương tiện, thiết bị chuyên dụng để ĐBAT cho người lao động, phải sử dụng hệ giàn giáo phù hợp với đặc điểm công trình và có lưới đỡ bên dưới với khoảng cách phù hợp.

CHÚ THÍCH: Các công trình cao bao gồm các kết cấu dạng cột, trụ, tháp như trụ cầu dây văng, tháp viễn thông, cột truyền tải điện, ống khói cao, tượng đài, cột (tháp) pa nô quảng cáo và các công trình tương tự hoặc ở mặt ngoài các tòa nhà, tượng đài, si lô, đập lớn và tương tự khác.

2.7.3.2  Sàn công tác trên cùng của giàn giáo phải thấp hơn đỉnh công trình tối thiểu là 65 cm.

2.7.3.3  Trên giàn giáo, sàn đỡ an toàn ngay bên dưới sàn đang có người lao động làm việc phải để trống (không sử dụng) để bảo vệ, ngăn ngừa nguy cơ các vật rơi từ bên trên xuống.

2.7.3.4  Khoảng cách khe hở giữa giàn giáo và công trình cao không được vượt quá 20 cm ở mọi vị trí.

2.7.3.5  Sàn đỡ an toàn phải được lắp đặt ở bên trên:

a) Lối vào công trình cao;

b) Lối đi, nơi làm việc của người lao động để ngăn ngừa nguy hiểm do vật rơi.

2.7.3.6  Để leo lên hoặc xuống công trình cao, phải lắp đặt các phương tiện sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Các bậc thang leo sắt được neo chặt vào vách hoặc tường của công trình;

c) Các phương tiện phù hợp khác.

2.7.3.7  Khi leo thang leo sắt lắp ở mặt ngoài của công trình cao, người lao động phải sử dụng dây an toàn lõi thép. Dây an toàn phải được quấn vòng ở đầu tự do (đầu nối vào đai an toàn của người lao động), treo thả xuống ít nhất 3,0 mét (tính từ điểm móc cố định).

2.7.3.8  Khi người lao động làm việc trên các công trình cao độc lập, vùng nguy hiểm phải được thiết lập và kiểm soát bằng rào chắn chống xâm nhập để tạo vùng an toàn cho người bên ngoài theo quy định tại 2.1.1.2.

2.7.3.9  Người lao động thực hiện các công việc xây dựng, bảo trì hoặc sửa chữa trên các công trình cao không được phép:

a) Làm việc ngoài trời mà không đeo dây an toàn với dây cứu sinh gắn vào bậc thang (neo sẵn vào công trình cao) hoặc các vòng neo, điểm neo chắc chắn trên công trình cao;

b) Đặt (để) các dụng cụ nằm giữa dây an toàn và cơ thể hoặc để trong các túi quần áo bảo hộ không có mục đích để chứa dụng cụ;

c) Dùng tay lôi, kéo hoặc mang các vật liệu hoặc thiết bị nặng khi lên, xuống hoặc rời khỏi nơi làm việc trên công trình cao;

d) Siết, neo chặt ròng rọc hoặc giàn giáo vào các vòng neo tăng cường (vòng gắn trên thân công trình cao) mà không kiểm tra, thử nghiệm trước khả năng chịu tải, sự chắc chắn của các vòng neo này;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Leo lên công trình cao nhưng không có các phương tiện để ĐBAT quy định tại 2.7.3.6;

g) Làm việc trên công trình cao đang hoạt động (ví dụ: ống khói đang hoạt động), trừ trường hợp có các biện pháp ĐBAT để tránh nguy hiểm.

2.8  Đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm, đường hầm

2.8.1  Quy định chung

2.8.1.1  Trước khi thi công đào, đắp đất đá và thực hiện các công việc liên quan đến đất đá, giếng chìm, đường hầm và công trình ngầm khác (sau đây viết gọn là đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm), phải thực hiện các biện pháp sau đây để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm:

a) Chống đỡ tạm hoặc các biện pháp phù hợp khác để ngăn đất đá hoặc vật liệu khác bị sạt, lở, trượt, rơi;

CHÚ THÍCH: Quy định về KCCĐT xem 2.3.

b) Các biện pháp ngăn ngừa người bị rơi, ngã; nguy hiểm do bùn, đất đá hoặc nước xâm nhập vào hố đào, giếng chìm và các khu vực đang thi công trong công trình ngầm, đường hầm;

CHÚ THÍCH: Quy định về đảm bảo chống rơi, ngã xem 2.1.5, 2.2, 2.7 và các mục khác có liên quan của quy chuẩn này.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về chất lượng không khí, đảm bảo môi trường, thông gió thực hiện theo quy định của QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 02:2019/BYT, QCVN 26:2016/BYT, QCVN 34:2018/BLĐTBXH và các quy định của quy chuẩn này.

d) Biện pháp thoát nạn, cứu nạn cho người lao động trong các tình huống có cháy, nổ, ngập nước hoặc bị vùi lấp do sụp đổ đất đá hoặc kết cấu;

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về ĐBAT cháy, nổ và cứu nạn thực hiện theo quy định của QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, QCVN 07:2020/BCT và các quy định của quy chuẩn này.

đ) Thực hiện khảo sát kỹ để kiểm tra sự có mặt của các túi nước, túi khí, dòng chảy ngầm để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

2.8.1.2  Đối với KCCĐT để phục vụ đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm: Việc thi công, lắp dựng, thay thế hoặc tháo dỡ phải có sự giám sát và chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định tại 2.3.

2.8.1.3  Các vị trí có người lao động làm việc trong khu vực đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm phải được người có thẩm quyền kiểm tra, giám sát thường xuyên và kết quả giám sát phải được lưu lại. Không cho phép người lao động làm việc một mình trừ trường hợp có giám sát của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm chỉ huy trưởng công trường, những người làm nhiệm vụ quản lý thi công, an toàn, máy, thiết bị thi công, quản lý hệ thống kỹ thuật phục vụ thi công (ví dụ: điện, nước, thông gió, PCCC) của nhà thầu; người giám sát xây dựng, an toàn của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

2.8.1.4  Người lao động được giao nhiệm vụ liên quan đến công việc đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm phải thực hiện đúng công việc được giao, phải sử dụng các PTBVCN theo quy định tại 2.19 và QCVN 23:2014/BLĐTBXH.

2.8.1.5  Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Hướng dẫn cụ thể và đảm bảo là người lao động hiểu rõ công việc được giao trước khi làm việc; giám sát việc thực hiện của người lao động theo đúng hướng dẫn.

2.8.1.6  Các KCCĐT, giàn giáo, vật tư, vật liệu, sản phẩm, dụng cụ, trang thiết bị, máy, thiết bị thi công và các phương tiện phục vụ thi công khác phải được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, thử nghiệm, kiểm định và sử dụng theo các quy định tại 2.1.1.5 và các quy định có liên quan đến từng đối tượng trong quy chuẩn này.

2.8.1.7  Các công việc có liên quan đến làm việc trong môi trường khí nén phải tuân thủ các quy định tại 2.9.

2.8.1.8  Các công việc có liên quan đến sử dụng chất nổ phải tuân thủ các quy định tại 2.8.5, 2.8.6 và 2.17.

2.8.1.9  Chỉ được bắt đầu công việc sau khi người có thẩm quyền đã kiểm tra và xác nhận ĐBAT.

CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu kiểm tra xem 2.1.1.2 và 2.8.1.1.

CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền xem 2.8.1.3.

2.8.2  Đào, đắp đất đá

2.8.2.1  Trước khi thực hiện đào, đắp đất đá ở công trường:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Biện pháp thi công, xử lý các sự cố, cứu nạn do nhà thầu lập và phải được kiểm tra, chấp thuận theo các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

b) Sự ổn định của nền đất đá phải được đánh giá và xác nhận bởi người có thẩm quyền;

CHÚ THÍCH 1: Sự ổn định của nền đất đá được đánh giá theo các tiêu chí quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật của thiết kế và (hoặc) các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án.

CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền bao gồm người quản lý thi công của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) và người thiết kế hoặc nhà thầu thiết kế (trong trường hợp điều kiện địa chất hoặc tình trạng thực tế khác với quy định, giả thiết ban đầu của thiết kế).

c) Người có thẩm quyền (xem điểm b của 2.8.2.1) phải kiểm tra để đảm bảo công việc đào, đắp đất không làm ảnh hưởng đến các công trình, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông ở trong khu vực thi công và khu vực lân cận;

d) Chủ đầu tư và người sử dụng lao động phải xác định được vị trí cụ thể của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật có thể gây nguy hiểm khi thi công như cống ngầm, ống dẫn khí đốt, ống dẫn nước, đường dây dẫn điện và các hệ thống ngầm khác;

đ) Trong trường hợp cần thiết để ngăn ngừa nguy hiểm khi thi công, phải ngắt hoặc ngừng kết nối các hệ thống khí đốt, nước, điện hoặc các tiện ích khác có liên quan;

e) Trong trường hợp các đường ống ngầm, đường dây dẫn điện và những hệ thống ngầm khác không thể di dời hoặc không thể ngắt kết nối, chúng phải được rào ngăn cách hoặc treo lên cao và có đánh dấu cảnh báo đầy đủ hoặc có biện pháp bao bọc bảo vệ để ĐBAT;

g) Vị trí của các cầu tạm, đường tạm và các đống đất đá, phế thải phải được xác định cụ thể;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Người sử dụng lao động phải kiểm tra và xác nhận khu vực thi công không bị nhiễm các chất khí, hóa chất độc hại hoặc các vật liệu phế thải ở mức độ có thể gây ra các tác động có hại đến sức khỏe (xem 2.18);

k) Việc đào đất đá bên trong các hầm ngầm, đường hầm hoặc công trình ngầm khác phải tuân thủ các quy định tại 2.8.3.

2.8.2.2  Các bề mặt của hố đào phải được kiểm tra kỹ trong các trường hợp sau:

a) Hàng ngày, trước mỗi ca làm việc và sau khi ngừng công việc nhiều hơn 24 giờ;

b) Sau hoạt động nổ mìn;

c) Sau khi đất đá bị sạt, sụt lở bất ngờ;

d) Sau khi KCCĐT bị hư hỏng hoặc biến dạng quá mức cho phép;

đ) Sau khi có mưa lớn hoặc ngập, lụt; sương giá hoặc tuyết;

e) Khi đào gặp phải các tảng đá lớn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.2.4  Phải bố trí các vật cản (ví dụ: khối bê tông) để chặn và (hoặc) rào chắn vững chắc, phù hợp để ngăn các vật rơi xuống hố đào. Xe, máy, thiết bị thi công máy lớn không được phép đỗ gần hố đào trừ khi thiết kế chống đỡ hố đào đã xét đến tình huống này.

2.8.2.5  Trong quá trình đào đất đá, nếu phát hiện các dấu hiệu có nguy cơ gây mất an toàn cho các kết cấu bên trên (đang có người làm việc) thì phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để ĐBAT cho kết cấu đó.

CHÚ THÍCH: Các kết cấu liền kề hoặc bên trên hố đào phải được thường xuyên theo dõi, quan trắc để kiểm soát an toàn.

2.8.2.6  Chuyển dịch của đất đá ở thành hố đào (nơi người lao động phải đối mặt trực tiếp với nguy hiểm) phải được kiểm soát và ĐBAT bằng các biện pháp như tạo dốc thành hố đào, sử dụng KCCĐT, có thiết bị che chắn di động hoặc các biện pháp cần thiết khác tùy theo đặc điểm và tình trạng của đất đá ở thành hố đào.

2.8.2.7  Các KCCĐT phải được kiểm tra thường xuyên theo quy định tại 2.3 và có biện pháp để đảm bảo các thanh chống, nêm và các bộ phận khác trong tình trạng chắc chắn và không xảy ra hiện tượng chuyển dịch, biến dạng quá mức cho phép hoặc mất ổn định.

2.8.2.8  Trong quá trình đắp đất đá, nếu phát hiện các dấu hiệu mất an toàn của các kết cấu sử dụng để chắn hoặc đỡ cho khối đất đá được đắp thì phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để ĐBAT cho kết cấu đó; phải thường xuyên theo dõi bề mặt khối đất đá được đắp để nhận diện nguy cơ sụt lở đất đá và có biện pháp ĐBAT phù hợp, đặc biệt trước các nguy cơ máy, thiết bị thi công bị nghiêng, đổ khi làm việc.

2.8.2.9  Các cấu kiện, kết cấu bằng gỗ phải được kiểm tra thường xuyên và có biện pháp để đảm bảo không bị mục, mối, mọt hoặc bị ẩm hay cong, vênh quá mức.

2.8.3  Thi công công trình ngầm

2.8.3.1  Quy định chung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Phải có kế hoạch và biện pháp ĐBAT cho người và công trình, biện pháp cứu nạn và đảm bảo thoát nạn trong trường hợp có hỏa hoạn, lũ, lụt, sụt lở hoặc đất đá bị xáo trộn (mất ổn định) phù hợp với kế hoạch và biện pháp thi công của nhà thầu.

2.8.3.1.2  Tại những nơi có người đang làm việc trong công trình ngầm phải được người sử dụng lao động kiểm tra các điều kiện ĐBAT để làm việc tại các thời điểm: Trước, sau và ít nhất 01 (một) lần trong mỗi ca làm việc.

CHÚ THÍCH: Biện pháp ĐBAT do nhà thầu lập phải quy định cụ thể các đối tượng và nội dung bắt buộc phải kiểm tra; đặc biệt chú ý đến ĐBAT cháy, nổ, thông gió, chất lượng không khí, ĐBAT điện, chiếu sáng, lối thoát nạn.

2.8.3.1.3  Những khu vực mà chỉ có một người lao động làm việc phải được kiểm tra ít nhất 02 (hai) lần trong mỗi ca làm việc.

2.8.3.1.4  Định kỳ ít nhất 01 lần/tuần, phải tổ chức kiểm tra tổng thể đối với máy, thiết bị thi công, kết cấu của công trình đang thi công và công trình liền kề, KCCĐT (cho công trình và thiết bị), giàn giáo, đường ra vào nơi làm việc, phương án và lối thoát nạn, các kho chứa, tiện ích y tế, nơi làm việc và khu vực vệ sinh, hệ thống thông gió, hệ thống và biện pháp PCCC, các hệ thống và trang thiết bị khác có liên quan để ĐBAT cho người lao động. Kết quả kiểm tra phải được lập thành hồ sơ (hoặc biên bản) có xác nhận của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm chỉ huy trưởng công trường và giám sát trưởng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

2.8.3.1.5  Người lao động đang làm việc trong công trình ngầm phải rời khỏi nơi làm việc nếu:

a) Hệ thống thông gió bị hỏng;

b) Có các nguy cơ đe dọa mất an toàn khác.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.1.6  Người sử dụng lao động phải thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo hoạt động thường xuyên ở khu vực gần chỗ người lao động đang làm việc trong công trình ngầm (kể cả từ khu vực thi công sâu nhất) với bộ phận làm việc trên mặt đất.

2.8.3.1.7  Khi thi công các công trình ngầm mà có thể có các nguy cơ cháy nổ do các loại khí dễ cháy nổ (ví dụ: khí mêtan), công việc ĐBAT phải thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong khai thác khoáng sản, hầm mỏ.

CHÚ THÍCH: Các QCVN về hầm mỏ, mỏ than, bao gồm: QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, QCVN 07:2020/BCT và các quy chuẩn có liên quan khác (nếu có).

2.8.3.1.8  Không khí trong khu vực thi công ngầm phải được quan trắc, kiểm tra thường xuyên và phải có biện pháp phù hợp để ĐBAT cho người lao động (xem 2.8.3.3).

2.8.3.1.9  Lối thoát nạn phải được chỉ định rõ bằng các dấu hiệu, bảng hiệu có thể nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.

2.8.3.2  Thi công giếng

2.8.3.2.1  Các giếng không nằm trong đá cứng (chắc), phải được bao bọc, lót (chống đỡ quanh thân giếng theo chu vi) hoặc có các biện pháp ĐBAT khác.

2.8.3.2.2  Việc tháo chống đỡ của các lớp khối xây lót giếng phải được thực hiện từ từ, phù hợp với quá trình phát triển cường độ của khối xây.

2.8.3.2.3  Phải bố trí giàn giáo, sàn công tác hoặc sàn treo để người lao động có thể làm việc an toàn bên trong giếng (xem 2.2.1.1).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.2.5  Các giếng sâu hơn 30 m phải bố trí khung hoặc vành tăng cứng (thường bằng kết cấu thép) tại đỉnh giếng đảm bảo chịu được tải trọng lớn nhất theo tính toán thiết kế trong suốt quá trình thi công.

2.8.3.2.6  Khung (hoặc vành) tăng cứng bằng thép phải được nối đất để bảo vệ chống sét. Khung (hoặc vành) tăng cứng bằng gỗ phải được xử lý chống cháy.

2.8.3.2.7  Người đi xuống giếng hoặc vận chuyển các vật (hoặc thiết bị, dụng cụ) nhỏ xuống giếng phải đi qua cổng (hoặc cửa) bố trí ở bên trên thành giếng. Chiều cao của cổng hoặc cửa tối thiểu là 2,0 m.

2.8.3.2.8  Phải có tín hiệu cảnh báo cho người vận hành thiết bị nâng (ví dụ: cẩu) khi các vật nâng (vật tư, thiết bị) có thể vượt ra ngoài giới hạn di chuyển an toàn.

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về ĐBAT sử dụng thiết bị nâng tại mục này và các mục sau đây phải thực hiện cùng với các quy định tại 2.4.

2.8.3.2.9  Mã tín hiệu liên lạc phải được dán hoặc có bảng hiển thị trong phòng (hoặc ca bin) điều khiển thiết bị nâng và tại mỗi vị trí nâng, hạ tải.

2.8.3.2.10  Các máy cẩu nâng, hạ bằng tời phải được trang bị:

a) Phanh có thể tự động ngừng và giữ vật nâng khi mất điện điều khiển máy cẩu;

b) Hệ thống báo độ sâu chính xác.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.2.12  Phải lắp đặt thiết bị vận chuyển người đối với các giếng sâu hơn 30 m.

CHÚ THÍCH: Các thiết bị sử dụng để vận chuyển người như vận thăng hoặc các thiết bị nâng khác phải được kiểm định an toàn và tuân thủ các quy định tại 2.4 và 2.1.1.5 và các QCVN có liên quan đến loại thiết bị sử dụng.

2.8.3.2.13  Lồng hoặc khoang xe vận chuyển người phải được trang bị thiết bị hoặc phanh an toàn để có thể tự động giữ lồng hoặc khoang xe (khi đủ tải) nếu như cáp treo bị đứt hoặc trùng.

2.8.3.2.14  Phải có thiết bị phù hợp để giữ lồng hoặc khoang xe tại các vị trí nâng, hạ.

2.8.3.2.15  Thùng để vận chuyển người trong giếng phải tuân thủ các quy định sau:

a) Không có các vật thể hoặc chi tiết cấu tạo nhô ra ở mặt ngoài thùng có thể làm thùng bị mắc kẹt;

b) Có chiều sâu không nhỏ hơn 1,1 m;

c) Được trang bị đủ các thiết bị hoặc cơ cấu để ngăn thùng bị nghiêng, xoay, quay bất ngờ;

d) Không tự mở.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Tốc độ tối đa để vận chuyển người trong giếng;

b) Tổng số người hoặc tải trọng tối đa để ĐBAT cho mỗi lần vận chuyển.

2.8.3.2.17  Các hoạt động nâng, hạ trong giếng phải được điều phối bằng các tín hiệu phù hợp.

2.8.3.2.18  Trước khi thực hiện công việc thi công đường hầm từ giếng, phải lắp đặt hai hệ thống liên lạc riêng biệt (tín hiệu số hoặc loại khác).

2.8.3.3  Thông gió

2.8.3.3.1  Việc thông gió trong công trình ngầm thực hiện theo các quy định tại TCVN 6780-3:2009 (hoặc tiêu chuẩn áp dụng có liên quan) và các quy định dưới đây.

2.8.3.3.2  Không khí trong các khu vực thi công ngầm phải được lưu thông để đảm bảo các quy định của TCVN 6780-3:2009, trong đó đặc biệt là:

a) Tránh để nhiệt độ bị tăng quá cao;

b) Giảm nồng độ bụi, khói, khí, hơi có hại nhằm đảm bảo giữ không khí ở mức độ an toàn;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.3.3  Trong các khu vực thi công ngầm, phải có phương án cấp khí dự phòng.

2.8.3.3.4  Trong đường hầm, tại khu vực sau khi hoàn thành việc nổ mìn:

a) Phải thông gió cơ học để đảm bảo cấp đủ không khí tới bề mặt;

b) Phải thông gió ngay sau khi nổ mìn để loại bỏ khí và bụi độc hại; có thể sử dụng biện pháp bổ sung để chống bụi như phun nước hoặc tưới ẩm;

c) Trong trường hợp cần thiết phải lắp đặt bổ sung thiết bị thông gió để đảm bảo hiệu quả loại bỏ khí và bụi độc hại.

2.8.3.3.5  Người lao động phải được bố trí nguồn cung cấp dưỡng khí dự phòng (ví dụ: trang bị thiết bị thở cá nhân) để đề phòng tình huống gặp sự cố (công trình hoặc kỹ thuật) dẫn đến việc thông gió không thể thực hiện được.

2.8.3.4  Phòng cháy, chữa cháy

2.8.3.4.1  Việc PCCC trong công trình ngầm phải thực hiện theo các quy định tại 2.1.8, các QCVN và các quy định pháp luật khác về PCCC.

CHÚ THÍCH: QCVN liên quan đến PCCC, bao gồm: QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, QCVN 07:2020/BCT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.4.3  Không được phép lưu trữ các vật liệu, chất dễ cháy ở khu vực thi công ngầm trừ trường hợp có kho chứa riêng đảm bảo được các quy định về an toàn cháy, nổ.

2.8.3.4.4  Dầu mỡ bôi trơn động cơ, giẻ lau chùi và những vật liệu, chất dễ cháy, nổ tương tự khác sử dụng cho máy, thiết bị thi công phải được chứa trong các hộp, thùng kim loại kín và cất giữ ở khoảng cách an toàn đối với giếng chìm, thiết bị nâng, vật liệu nổ và gỗ.

2.8.3.4.5  Tại khu vực thi công ngầm, không được phép sử dụng lửa trần trừ trường hợp không có nguy cơ xảy ra cháy, nổ.

2.8.3.4.6  Không được phép sử dụng các loại máy, thiết bị thi công có động cơ xăng khi thi công ngầm, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về PCCC.

2.8.3.4.7  Khi hàn hoặc cắt bằng nhiệt (lửa) trong thi công ngầm phải đảm bảo các biện pháp sau:

a) Kết cấu, KCCĐT bằng gỗ hoặc vật liệu dễ cháy khác phải được phủ lớp bảo vệ chống cháy;

b) Phải có bình chữa cháy phù hợp, ở trạng thái hoạt động tốt;

c) Phải theo dõi, quan sát liên tục để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuất hiện cháy;

d) Phải loại bỏ khói, bụi hàn bằng cách hút khí thải.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.5.1  Việc sử dụng điện trong thi công ngầm phải tuân thủ quy định của các QCVN về an toàn điện và thiết bị điện, TCVN 6780-4:2009, các quy định tại 2.16 và các quy định dưới đây.

2.8.3.5.2  Thiết bị đóng ngắt chính của nguồn điện cấp cho tất cả công việc thi công ngầm:

a) Phải được lắp đặt trên mặt đất;

b) Chỉ được tiếp cận và vận hành bởi người được giao nhiệm vụ đóng, ngắt điện của nhà thầu và có sự tham gia của người có thẩm quyền quy định tại 2.8.1.3.

2.8.3.5.3  Trong trường hợp cần thiết, phải lắp đặt thiết bị chống sét phù hợp trên mặt đất để bảo vệ cho người và thiết bị.

2.8.3.5.4  Phải có 02 nguồn cấp điện độc lập (nguồn chính và nguồn dự phòng) để cấp cho các máy, thiết bị sử dụng điện (như quạt thông gió, máy bơm thoát nước và các thiết bị khác) đặt trong vùng lân cận của giếng, nếu như việc ngừng các máy, thiết bị này sẽ gây ra nguy hiểm cho người lao động.

2.8.3.5.5  Công tắc điện phải là loại công tắc an toàn (được bảo vệ chống cháy, bụi, nước).

2.8.3.5.6  Đèn cố định sử dụng cho thi công ngầm phải có lớp bảo vệ chắc chắn bằng thủy tinh hoặc loại vật liệu trong suốt khác.

2.8.3.5.7  Tùy thuộc vào điều kiện thi công thực tế, khi có yêu cầu thì đèn chiếu sáng phải là loại chống bụi, khí và nước.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.6  Chiếu sáng

2.8.3.6.1  Chiếu sáng phục vụ thi công phải tuân thủ các quy định tại 2.1.9 và 2.16.

2.8.3.6.2  Ngoài nguồn chiếu sáng chính, phải có nguồn chiếu sáng dự phòng được duy trì trong điều kiện hoạt động tốt và đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng để người lao động có thể thoát lên mặt đất một cách an toàn trong trường hợp khẩn cấp.

2.8.4  Khoan

2.8.4.1  Khi khoan trong đất đá rời, nếu không có các biện pháp hoặc thiết bị chuyên dụng ĐBAT thì chỉ được phép thực hiện với quy mô (phạm vi) nhỏ để tránh nguy cơ sạt, sụt lở đất đá.

2.8.5  Vận chuyển, lưu trữ và sử dụng chất nổ

2.8.5.1  Việc vận chuyển, lưu trữ và sử dụng chất nổ (thuốc nổ, vật liệu nổ) phải tuân thủ quy định của các QCVN và các quy định của pháp luật có liên quan.

CHÚ THÍCH: Các QCVN liên quan đến sử dụng chất nổ nêu tại 2.17.1.1.

2.8.5.2  Không được vận chuyển chất nổ cùng với các vật liệu khác trong cùng một thùng chứa.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.6  Nổ mìn

2.8.6.1  Việc nổ mìn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ; các QCVN có liên quan (xem 2.17.1.1) và các quy định kỹ thuật khác có liên quan của cơ quan có thẩm quyền về sử dụng chất nổ, thiết bị nổ.

2.8.6.2  Không được lắp đặt các mạch điện khác ở cùng phía của đường hầm nơi đặt mạch điện để kích nổ.

2.8.6.3  Trước khi nổ mìn, phải ngắt tất cả mạch điện trong vùng nguy hiểm (khu vực chịu tác động của vụ nổ) trừ mạch điện kích nổ.

2.8.6.4  Chỉ được sử dụng loại đèn pin phù hợp trong thời gian nạp thuốc nổ hoặc vật liệu nổ.

2.8.6.5  Sau khi nổ mìn, phải kiểm tra và dọn dẹp sạch sẽ đất đá rơi vãi và các phế thải khác.

2.8.7  Vận chuyển bằng tàu, xe chạy trên ray

2.8.7.1  Hệ thống vận chuyển phải tuân thủ quy định của các QCVN có liên quan.

CHÚ THÍCH: QCVN, tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến công việc vận chuyển bằng tàu, xe chạy trên ray, bao gồm: QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, TCVN 6780-2:2009.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.7.3  Các hoạt động vận chuyển sử dụng hệ thống cơ khí phải được kiểm soát bằng hệ thống tín hiệu phù hợp.

2.8.7.4  Tàu, xe phải có đèn pha phía trước và phía sau.

2.8.7.5  Việc xử lý trật ray bằng biện pháp kéo tời chỉ được thực hiện dưới sự điều khiển và giám sát của người có thẩm quyền quy định tại 2.8.1.3.

2.8.7.6  Không được vận chuyển người bằng tàu, xe trừ trường hợp chúng được sử dụng cho mục đích vận chuyển người.

2.8.8  Kiểm soát bụi

2.8.8.1  Khi thi công bên trong công trình ngầm, phải thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn chặn sự hình thành hoặc triệt tiêu nguồn phát sinh các loại bụi (đặc biệt là bụi silic) có kích thước nhỏ hơn 5 µm.

2.8.8.2  Trường hợp khoan trong đá bằng phương pháp khoan khô, phải thực hiện công việc hút và thu gom bụi trong quá trình khoan.

2.8.8.3  Trường hợp khoan trong đá bằng phương pháp khoan ướt, phải sử dụng loại máy khoan chỉ có thể vận hành được khi có nước cấp.

2.8.8.4  Khi áp dụng biện pháp nổ mìn, trước khi kích nổ, sàn, mái và các thành bên của công trình trong vùng lân cận khu vực nổ mìn nên được tưới nước hoặc phun ẩm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.8.6  Vật liệu đào ra không được tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí mạnh trong quá trình vận chuyển.

2.8.8.7  Nếu có thiết bị đập, nghiền đá được sử dụng dưới lòng đất, phải có các biện pháp phù hợp để ngăn chặn bụi từ khu vực đặt máy xâm nhập vào nơi làm việc.

2.8.9  Thi công đường ống ngầm

2.8.9.1  Trước khi thi công, cần thực hiện khoan thử trên tuyến ống để xác nhận về sự có mặt của các túi khí hoặc mạch nước ngầm.

2.8.9.2  Phải lắp đặt hệ thống thông gió trong đường ống ngầm.

2.8.9.3  Trường hợp lắp đặt đường ống ở khu vực có nước ngầm, phải có cửa chống ngập ở cuối đường ống.

2.8.9.4  Phải có các phương tiện liên lạc phù hợp, đảm bảo tin cậy giữa người bên trong và ngoài đường ống.

2.8.9.5  Phải có biện pháp thoát nạn nhanh chóng để người lao động ra khỏi đường ống trong trường hợp khẩn cấp.

2.8.9.6  Phải có biện pháp cứu nạn những người ở trong đường ống khi họ gặp nguy hiểm và không thể tự di chuyển đến nơi an toàn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.1  Quy định chung

2.9.1.1  Đối với cốp-phơ-đem và cai-sờn, công việc khảo sát, thiết kế, thi công, lắp dựng, kiểm tra, thử nghiệm (nếu thiết kế quy định), kiểm định (nếu có theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền), nghiệm thu, quan trắc, sử dụng, bảo trì, tháo dỡ (với cốp-phơ-đem), lưu trữ hồ sơ, tài liệu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng (như áp dụng cho các công trình xây dựng) và các quy định trong quy chuẩn này.

2.9.1.2  Cốp-phơ-đem và cai-sờn phải:

a) Được thi công, chế tạo, lắp đặt đúng thiết kế, sử dụng vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp và có đủ độ bền (theo yêu cầu sử dụng);

b) Được lắp đặt đầy đủ các thiết bị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo người lao động được an toàn kể cả trong trường hợp bị nước hoặc vật liệu khác tràn vào;

c) Bố trí đường tiếp cận nơi làm việc phải ĐBAT cho người lao động.

2.9.1.3  Công việc chế tạo, định vị, lắp đặt, sửa chữa, tháo dỡ của cốp-phơ-đem hoặc cai-sờn phải được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm người quản lý thi công, an toàn của nhà thầu và (hoặc) người thiết kế (khi có vấn đề liên quan đến thiết kế) và người giám sát xây dựng, an toàn của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC); có kinh nghiệm về cốp-phơ-đem, cai-sờn.

2.9.1.4  Chỉ cho phép người vào làm việc trong cốp-phơ-đem hoặc cai-sờn sau khi đã được người có thẩm quyền (xem 2.9.1.3) kiểm tra và xác nhận ĐBAT. Kết quả kiểm tra phải được lưu lại.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.1.6  Chỉ cho phép người lao động phù hợp quy định tại 2.9.1.5 làm việc trong môi trường khí nén dưới sự giám sát liên tục của người có thẩm quyền (xem 2.9.1.3) về các hoạt động và tình trạng sức khỏe (thể chất và tinh thần).

2.9.1.7  Không cho phép bất cứ người nào vào làm việc trong môi trường có áp suất vượt quá 2,5 bar, trừ những người được đào tạo chuyên nghiệp để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp (ví dụ: thực hiện các hoạt động cứu nạn, xử lý sự cố) và có các PTBVCN chuyên dụng.

2.9.1.8  Đối với mỗi ca làm việc, hồ sơ chứa các thông tin về thời gian mà người lao động đã làm việc trong khoang (buồng) có khí nén và thời gian thực hiện giảm áp của họ phải được giữ lại.

2.9.1.9  Nếu áp suất không khí tại nơi làm việc vượt quá 1,0 bar, việc kiểm tra y tế cho người lao động phải được thực hiện trong vòng 04 (bốn) tuần trước khi giao nhiệm vụ cho họ làm việc.

2.9.1.10  Người lao động làm việc liên tục trong môi trường khí nén có áp suất dưới 1,0 bar phải được kiểm tra lại về y tế định kỳ hai tháng một lần và nếu môi trường làm việc có áp suất cao hơn thì thời gian giữa các kỳ kiểm tra lại về y tế sẽ phải ngắn hơn.

2.9.1.11  Người lao động không làm việc trong môi trường khí nén trong một giai đoạn 10 (mười) ngày hoặc nhiều hơn, hoặc do bị ốm, hoặc các lý do khác phải được kiểm tra lại về y tế trước khi được phép quay lại làm việc. Những người này phải được sắp xếp để làm việc trong môi trường khí nén một cách từ từ (từng bước, theo cấp độ tăng dần).

2.9.1.12  Đối với các dự án có người lao động làm việc trong môi trường khí nén, chủ đầu tư hoặc người sử dụng lao động phải đảm bảo luôn có người làm công tác y tế và cứu nạn.

CHÚ THÍCH: Người làm công tác y tế công trường là bác sĩ, y tá hoặc người làm nhiệm vụ sơ cứu được đào tạo, có kinh nghiệm với công việc và các loại thiết bị y tế chuyên dụng được sử dụng trong môi trường khí nén.

2.9.1.13  Khi người lao động làm việc trong môi trường khí nén với áp suất vượt quá 1,0 bar, người sử dụng lao động phải thông báo cho bệnh viện ở gần nơi làm việc nhất, tên và địa chỉ (gồm cả số điện thoại và phương tiện liên lạc hiệu quả khác) của người làm công tác y tế thực hiện giám sát y tế tại công trường.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Thẻ nhận diện phải ghi rõ là người đeo thẻ phải được đưa đến buồng điều áp và không đưa đến bệnh viện nếu người đó bị mệt.

2.9.1.15  Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nhà (hoặc phòng) nghỉ tạm có ghế ngồi cho người lao động làm việc trong môi trường khí nén để nghỉ sau khi thực hiện giảm áp.

2.9.1.16  Không cho phép bất kỳ người nào chưa từng làm việc trong môi trường khí nén vào trong môi trường khí nén, trừ trường hợp họ ở trong thiết bị điều áp (man lock) cùng với người có thẩm quyền (xem 2.9.1.3) và có kinh nghiệm hoặc người làm công tác y tế hướng dẫn họ về các hành động phù hợp (kể cả xử lý các tình huống) trong quá trình bị nén.

2.9.1.17  Trong quá trình tăng áp, người vận hành thiết bị không được tăng áp suất lên quá 0,25 bar cho đến khi chắc chắn rằng không có ai cảm thấy khó chịu; sau đó, áp suất chỉ được phép tăng lên với tốc độ không quá 0,5 bar mỗi phút.

2.9.1.18  Trong quá trình tăng áp, khi có bất kỳ người nào cảm thấy khó chịu, phải ngừng việc tăng áp và áp suất phải được giảm từ từ.

2.9.2  Làm việc trong cốp-phơ-đem và cai-sờn

2.9.2.1  Để ngăn ngừa nguy hiểm, các cai-sờn và giếng chìm phải được chống đỡ vững chắc và giữ ở đúng vị trí.

2.9.2.2  Trước khi đưa vào sử dụng, các cai-sờn và giếng chìm phải trải qua thử nghiệm áp lực thủy tĩnh theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật và (hoặc) tiêu chuẩn áp dụng.

2.9.2.3  Các cai-sờn và giếng chìm có chứa các vật liệu dễ cháy phải lắp đặt đường ống cấp nước chữa cháy, có đủ các đầu nối ống, vòi hoặc có bình chữa cháy phù hợp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.2.5  Khoang làm việc

2.9.2.5.1  Các khoang làm việc phải được trang bị nhiệt kế bầu ướt để ghi nhiệt bốc hơi của nước.

2.9.2.5.2  Phải hạn chế thực hiện các công việc trong môi trường có áp lực khi nhiệt độ bầu ướt vượt quá 28oC, trừ trường hợp các công việc đó rất cần thiết.

2.9.2.5.3  Khi có người đang ở trong khoang làm việc, cửa đi ở giữa khoang làm việc và thiết bị điều áp dẫn đến khu vực có áp suất thấp hơn phải để mở nếu như thiết bị điều áp không sử dụng.

2.9.2.6  Buồng điều áp

2.9.2.6.1  Khi áp suất không khí trong khoang làm việc cao hơn 1,0 bar, phải có buồng điều áp phù hợp đặt ở vị trí thuận tiện để điều trị cho người lao động làm việc trong môi trường khí nén.

2.9.2.6.2  Buồng điều áp phải có hai ngăn (khoang) và phải có người quản lý, vận hành các thiết bị.

2.9.2.6.3  Khi có người bên trong buồng điều áp, phải có người quản lý, vận hành các thiết bị thực hiện việc theo dõi, giám sát để xử lý khi cần thiết.

2.9.2.7  Thiết bị điều áp

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Các áp kế để người vận hành thiết bị biết giá trị áp suất trong thiết bị điều áp và trong mỗi khoang làm việc; áp kế để người bên trong biết về áp suất trong thiết bị điều áp;

b) Các đồng hồ để người vận hành thiết bị và người bên trong thiết bị điều áp biết chính xác về thời gian;

c) Phương tiện hoặc thiết bị để giao tiếp hiệu quả bằng lời nói giữa người vận hành thiết bị với người ở trong các thiết bị điều áp;

d) Phương tiện hoặc thiết bị để người bên trong thiết bị điều áp chuyển hình ảnh hoặc các tín hiệu (không bằng lời nói) tới người vận hành thiết bị;

đ) Thiết bị để người vận hành ở bên ngoài thiết bị điều áp có thể thực hiện chính xác việc giảm hoặc ngừng cung cấp khí nén vào trong thiết bị điều áp.

2.9.2.7.2  Người ở trong thiết bị điều áp không được phép tự giảm áp suất không khí, trừ trường hợp:

a) Được người vận hành thiết bị chấp thuận và hướng dẫn;

b) Trong tình huống khẩn cấp, sử dụng các thiết bị đặc biệt bên trong thiết bị điều áp (thông thường, các thiết bị đặc biệt này phải được niêm phong hoặc bị khóa).

2.9.2.7.3  Trong mỗi thiết bị điều áp, phải có bảng hướng dẫn hoặc các phương tiện chỉ báo phù hợp về các biện pháp phòng ngừa mà người ở bên trong thiết bị phải tuân thủ khi họ đang được thực hiện chịu áp hoặc giảm áp và sau khi đã hoàn thành việc giảm áp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Kiểm soát việc tăng và giảm áp suất trong thiết bị;

b) Nếu áp suất vượt quá 1,0 bar, ghi vào sổ (hoặc thiết bị lưu trữ) thông tin về: Thời điểm mỗi người vào và rời khỏi thiết bị, áp lực tại thời điểm vào, ra và thời gian thực hiện giảm áp của từng người.

2.9.2.8  Cung cấp không khí

2.9.2.8.1  Hệ thống lắp đặt khí nén (compressed-air installations) phải được cấp từ trạm cấp (máy cấp) không khí. Trạm cấp không khí phải đủ khả năng cấp không khí sạch (có cùng áp suất với áp suất trong khoang làm việc và không ít hơn 1,0 m3/phút/người) tới bất kỳ khoang làm việc nào.

2.9.2.8.2  Phải ngăn chặn vấn đề ô nhiễm của không khí cấp cho cai-sờn từ máy nén khí hoặc bất kỳ nguồn nào khác.

2.9.2.8.3  Các đường ống dẫn không khí phải là đường ống kép (đường ống gồm 2 ống) và lắp các van một chiều.

2.9.2.8.4  Hệ thống lắp đặt khí nén phải đủ công suất cấp theo yêu cầu và cấp dự phòng để ĐBAT trong các trường hợp sự cố, hư hỏng hoặc sửa chữa.

2.9.2.8.5  Phải có máy nén khí dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp.

2.9.2.8.6  Phải lắp đặt hai hệ thống cấp điện từ các nguồn cấp độc lập cho mỗi máy nén khí.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.2.9.1  Các phương tiện trao đổi thông tin đáng tin cậy như chuông, còi hoặc điện thoại phải được duy trì liên tục giữa các khoang làm việc và bộ phận làm việc trên mặt đất.

2.9.2.9.2  Mã tín hiệu (bộ quy tắc báo, truyền tín hiệu) phải được dán hoặc hiển thị dưới dạng dễ nhận biết ở các vị trí thuận tiện để đọc, xem tại nơi làm việc.

2.9.2.10  Chiếu sáng

2.9.2.10.1  Phải cung cấp đầy đủ ánh sáng cho các thiết bị điều áp, buồng điều áp và khoang làm việc.

2.9.2.10.2  Phải có hai hệ thống chiếu sáng riêng biệt được cấp điện từ các nguồn cấp độc lập.

2.9.3  Làm việc trong đường hầm ở môi trường khí nén

2.9.3.1  Vách ngăn (bulkhead) để ngăn khoang làm việc với các khu vực có áp suất thấp hơn phải có đủ độ bền để chịu được áp lực tối đa lên nó.

2.9.3.2  Để ngăn ngừa nguy hiểm bị ngập, lụt nhanh do nước hoặc vật liệu khác tràn vào, trong trường hợp cần thiết phải bố trí vách ngăn ở vị trí đủ gần mặt đào hoặc khiên đào nhằm đảm bảo cho người lao động có thể thoát nạn khẩn cấp.

2.9.3.3  Trong các đường hầm có nguy cơ nước hoặc vật liệu khác tràn vào, các vách ngăn an toàn phải được bố trí trong phạm vi 60 m tính từ mặt đào.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.3.5  Khi sử dụng máy nén khí loại không chạy điện, một nguồn cấp năng lượng chỉ được phép cấp cho tối đa không quá 50% tổng số máy nén khí.

2.9.3.6  Mỗi đường dẫn khí phải được trang bị kèm theo một thiết bị (máy) nhận khí, một van ngừng, một van giảm áp và một van một chiều lắp gần thiết bị điều áp.

2.9.3.7  Việc cấp không khí từ thiết bị nhận khí đến khoang làm việc phải được thực hiện bằng các đường ống cấp khí kép.

2.9.3.8  Trên đường ống riêng dẫn từ khoang làm việc đi qua vách ngăn ra không khí bên ngoài, phải lắp đặt một van an toàn (loại điều chỉnh được) ở bên ngoài vách ngăn.

2.9.3.9  Ngoài việc sử dụng thiết bị điều áp, buồng điều áp, trong các đường hầm nên bố trí hệ thống điều áp khẩn cấp đủ khả năng cứu nạn cho toàn bộ người lao động của một ca làm việc.

2.9.3.10  Phải lắp đặt buồng điều áp phù hợp khi người lao động làm việc trong môi trường khí nén ở các đường hầm có áp suất không khí vượt quá 1,0 bar.

2.9.3.11  Bên trong các đường hầm có đường kính hoặc chiều cao từ 5 m trở lên, phải lắp đặt đường vượt trên cao (gangway) nối từ mặt đào đến buồng điều áp (hoặc thiết bị điều áp) gần nhất. Đường vượt trên cao phải đảm bảo chiều cao thông thủy tối thiểu là 1,8 m.

2.9.3.12  Trong đường hầm, phải bố trí đường ống cấp nước đến khoang làm việc với đầy đủ các đầu cấp trong phạm vi không quá 30 m tính từ mặt đào.

2.9.3.13  Khi thực hiện nổ mìn trong đường hầm ở môi trường khí nén, phải tuân thủ các quy định tại 2.17 và các quy định sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Sau khi hoàn thành việc nổ mìn, không được phép vào khoang làm việc trước khi khói, bụi đã hết.

2.10  Thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu

2.10.1  Quy định chung

2.10.1.1  Công việc lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu, KCCĐT phải do người lao động đã được đào tạo, huấn luyện thực hiện dưới sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền thực hiện giám sát các công việc liên quan đến KCCĐT xem quy định tại 2.3.

CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền thực hiện giám sát lắp dựng và tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.

CHÚ THÍCH 3: Các loại cấu kiện, kết cấu bao gồm: Cột, dầm, sàn, khung, giàn, tấm tường chịu lực và các cấu kiện, kết cấu khác là các bộ phận chịu lực của công trình. Các cấu kiện, kết cấu có thể là kết cấu thép, kết cấu tiền chế (bê tông cốt thép, hỗn hợp thép - bê tông, thép, gỗ hoặc các vật liệu khác).

CHÚ THÍCH 4: Các loại cấu kiện phi kết cấu bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại sau đây: Cấu kiện sử dụng để bao che (tấm tường kính, tấm tường bao che ngoài bằng các vật liệu khác); tấm tường ngăn chia không gian; các loại cấu kiện, vật thể, thiết bị được gắn hoặc đặt, treo trên công trình (bản thang, thang leo bằng sắt, cầu đi bộ giữa các tòa nhà, mô đun buồng vệ sinh, tháp tải nhiệt, cột ăng ten, khung biển quảng cáo và các cấu kiện tương tự khác).

2.10.1.2  Các biện pháp phòng ngừa đầy đủ phải được thực hiện để ĐBAT cho người lao động. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc sử dụng KCCĐT để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm do kết cấu đang lắp dựng (hoặc tháo dỡ) bị yếu hoặc mất ổn định, nguy cơ do điện, nguy cơ ngã cao, nguy cơ mất an toàn khi thực hiện nâng, hạ các cấu kiện, kết cấu và việc không sử dụng các PTBVCN.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 2: Các công việc có liên quan đến sử dụng thiết bị nâng và các thiết bị khác xem quy định tại 2.4 và các mục khác có liên quan trong quy chuẩn này.

CHÚ THÍCH 3: Các công việc liên quan đến sử dụng giàn giáo, PTBVCN xem quy định tại 2.2, 2.19 và các quy định khác có liên quan trong quy chuẩn này.

2.10.1.3  Trước khi lắp dựng cấu kiện, kết cấu, người sử dụng lao động phải căn cứ điều kiện thực tế (mặt bằng, khả năng của các thiết bị, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, điều kiện thời tiết và các nội dung khác có liên quan), hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật cho công việc lắp dựng để lập kế hoạch, biện pháp thi công và biện pháp ĐBAT.

2.10.1.4  Trước khi tháo dỡ cấu kiện, kết cấu của công trình sử dụng kết cấu tiền chế, người sử dụng lao động phải căn cứ điều kiện thực tế (mặt bằng, khả năng của các thiết bị, các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm, điều kiện thời tiết, tình trạng hoặc KNCL của các liên kết, cấu kiện, kết cấu), hồ sơ hoàn công công trình (và các thay đổi nếu có liên quan đến kích thước, tải trọng các cấu kiện, kết cấu) để lập kế hoạch, biện pháp thi công và biện pháp ĐBAT.

CHÚ THÍCH: Đối với công việc tháo dỡ, phải đặc biệt lưu ý trình tự tháo dỡ và biện pháp chống đỡ để ngăn ngừa sụp đổ cấu kiện, kết cấu đang tháo dỡ.

2.10.1.5  Tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:

a) Hướng dẫn đầy đủ cho người lao động (theo nhiệm vụ được giao) về các phương pháp, biện pháp, trình tự thực hiện công việc;

b) Bố trí đủ nhân lực và có các quy định cụ thể về phối hợp khi thực hiện công việc;

c) Cung cấp các phương tiện, thiết bị cần thiết cho việc vận chuyển, lưu trữ, nâng, hạ và lắp dựng (hoặc tháo dỡ) cấu kiện, kết cấu.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.10.1.7  Việc lắp dựng, tháo dỡ các cấu kiện phi kết cấu phải tuân thủ các quy định sau:

a) Nếu các cấu kiện phi kết cấu có trọng lượng hoặc kích thước lớn và cần sử dụng các thiết bị nâng thì phải thực hiện theo các quy định tại 2.10.1, 2.10.2 và 2.10.3;

b) Nếu các cấu kiện phi kết cấu có trọng lượng hoặc kích thước nhỏ, không phải sử dụng các thiết bị nâng thì phải thực hiện theo các quy định tại 2.10.1, quy định về sử dụng giàn giáo và thang tại 2.2, quy định về làm việc trên cao tại 2.7 và các quy định khác có liên quan đến ĐBAT quy định trong quy chuẩn này.

2.10.2  Lắp dựng, tháo dỡ kết cấu thép, kết cấu tiền chế

2.10.2.1  An toàn của người lao động thực hiện công việc lắp dựng, tháo dỡ các cấu kiện, kết cấu phải được đảm bảo bằng các biện pháp và phương tiện (hoặc thiết bị) phù hợp và tuân thủ các quy định liên quan đến:

a) Thang, đường vượt trên cao hoặc sàn công tác cố định;

b) Sàn công tác, thùng, giá treo hoặc các thiết bị khác được treo vào thiết bị nâng;

c) Các PTBVCN, dây an toàn, dây cứu sinh, lưới an toàn hoặc sàn tạm (xem 2.10.3);

d) Các hệ thống sàn công tác di động vận hành bằng điện;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Công việc PCCC, cứu nạn và các công việc khác có liên quan.

2.10.2.2  Các cấu kiện, kết cấu phải được thiết kế, chế tạo để ĐBAT khi vận chuyển và lắp dựng tuân thủ đúng quy định của tiêu chuẩn thiết kế, thi công được áp dụng; mỗi cấu kiện, kết cấu phải có đầy đủ thông tin về trọng lượng bản thân.

CHÚ THÍCH: Đối với cấu kiện tháo dỡ, nếu không có thông tin về trọng lượng của cấu kiện thì phải xác định trên cơ sở trọng lượng riêng của vật liệu chế tạo.

2.10.2.3  Ngoài việc đảm bảo sự ổn định của các cấu kiện kết cấu, kết cấu (hoặc bộ phận của nó) khi lắp dựng, để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm, công việc thiết kế cần xét đến và có chỉ dẫn cụ thể một số nội dung sau:

a) Các điều kiện, phương pháp vận chuyển, lưu trữ, chống đỡ tạm trong quá trình lắp dựng hoặc tháo dỡ;

b) Khả năng lắp đặt các phương tiện ĐBAT như lan can, sàn công tác;

c) Sự thuận tiện trong việc treo, gá, lắp các cấu kiện đang lắp dựng với các cấu kiện, kết cấu đã được lắp dựng hoặc đã được thi công.

2.10.2.4  Các chi tiết hoặc bộ phận được đặt sẵn bên trong hoặc chế tạo cùng với các cấu kiện, kết cấu để sử dụng cho việc nâng, hạ, vận chuyển phải được thiết kế, chế tạo với hình dạng, kích thước và đặt ở vị trí phù hợp để đáp ứng các quy định sau:

a) Đảm bảo chịu được các ứng suất, tải trọng, tác động lên chúng;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Các chi tiết hoặc bộ phận đặt sẵn để nâng, hạ trong các cấu kiện có bề mặt, dạng phẳng (ví dụ: tấm sàn, tấm tường, bản thang) nên được cấu tạo để không nhô ra khỏi bề mặt cấu kiện.

c) Cấu kiện, kết cấu khi nâng lên không bị mất cân bằng hoặc bị vặn xoắn.

2.10.2.5  Chỉ được phép di chuyển hoặc lắp dựng cấu kiện, kết cấu bê tông tiền chế khi bê tông đã đạt cường độ theo chỉ dẫn kỹ thuật của thiết kế. Trước khi lắp đặt, phải kiểm tra cấu kiện, kết cấu tiền chế nhằm phát hiện các hư hỏng (nếu có).

2.10.2.6  Kho, bãi chứa cấu kiện, kết cấu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

a) Không xuất hiện nguy cơ các cấu kiện, kết cấu bị rơi, đổ, lật;

b) Các cấu kiện, kết cấu không bị hư hỏng do ảnh hưởng của điều kiện lưu trữ và môi trường xung quanh;

c) Giá đỡ các cấu kiện, kết cấu phải được đặt trên nền vững chắc và phải được thiết kế để các cấu kiện, kết cấu không bị dịch chuyển ngẫu nhiên.

2.10.2.7  Có biện pháp để tránh cong vênh, mất ổn định cho các cấu kiện, kết cấu khi lưu trữ, vận chuyển, lắp dựng.

2.10.2.8  Các thiết bị nâng phải tuân thủ các quy định tại 2.4 và:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Được chỉ huy trưởng công trường (hoặc người quản lý thi công lắp dựng) chấp thuận và (hoặc) đã được thử nghiệm theo quy định của nhà sản xuất và cơ quan có thẩm quyền (nếu có quy định).

2.10.2.9  Các móc nâng phải là loại móc tự đóng hoặc loại móc an toàn, được dán nhãn với thông tin tải trọng tối đa cho phép.

2.10.2.10  Các loại kẹp, phụ kiện nâng khác phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có hình dạng và kích thước phù hợp để đảm bảo độ bám chắc chắn và không gây hư hỏng cấu kiện, kết cấu;

b) Được dán nhãn với thông tin tải trọng tối đa cho phép trong điều kiện bất lợi nhất.

2.10.2.11  Phải sử dụng thiết bị và biện pháp nâng phù hợp để các cấu kiện, kết cấu không bị quay hoặc xoay ngoài ý muốn.

2.10.2.12  Trong trường hợp cần thiết, trước khi nâng các cấu kiện, kết cấu phải có các phương tiện như lan can, rào chắn, sàn công tác để ĐBAT cho người lao động (để cách ly vùng nguy hiểm; để tránh ngã khi ở trên cao, ở các vị trí đón, đỡ các cấu kiện).

2.10.2.13  Trước khi lắp dựng, tháo dỡ cấu kiện, kết cấu, người sử dụng lao động phải cung cấp và hướng dẫn cho người lao động sử dụng các PTBVCN nhằm tránh tai nạn lao động và thao tác được thuận lợi.

2.10.2.14  Các cấu kiện, kết cấu phải được kiểm tra để đảm bảo không bị hư hỏng trước khi được tháo dỡ ra khỏi thiết bị nâng. Các cấu kiện, kết cấu dạng tấm (ví dụ: tấm tường, vách kính) phải được đảm bảo ổn định khi chịu các tác động như gió, các tác động ngang khác.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.10.2.16  Trong khi lắp dựng, tháo dỡ cấu kiện, kết cấu, nếu người lao động phải làm việc trong các điều kiện thời tiết bất lợi như có gió mạnh, băng, tuyết hoặc tầm nhìn bị hạn chế thì phải thực hiện công việc với sự cẩn trọng đặc biệt và phải dừng ngay công việc nếu điều kiện thời tiết trở nên nguy hiểm (xem 2.1.11).

2.10.2.17  Phải dừng ngay công việc khi các cấu kiện, kết cấu hoặc nơi người lao động làm việc bị trơn trượt hoặc bị băng, tuyết bao phủ.

2.10.2.18  Khi cần thiết, để ngăn ngừa nguy hiểm, phải bổ sung thêm các phụ kiện, chi tiết vào các cấu kiện, kết cấu đã được lắp đặt để phục vụ cho việc lắp giàn giáo treo, neo dây an toàn hoặc các phương tiện ĐBAT khác (ví dụ: lưới an toàn, sàn đỡ an toàn).

2.10.2.19  Phải sử dụng các biện pháp và phương tiện bảo vệ để ngăn người lao động bị trượt, ngã khi làm việc trên các dầm cao hoặc dốc. Tại những vị trí không thể sử dụng dây an toàn thì phải có biện pháp phù hợp khác như sử dụng lưới an toàn hoặc các biện pháp hiệu quả khác.

2.10.2.20  Trước khi lắp dựng các cấu kiện, kết cấu ở độ cao lớn (ví dụ: giàn, dầm thép mái nhịp lớn), phải lắp ráp thử và nâng thử trên mặt đất.

2.10.2.21  Trước khi lắp đặt, tháo dỡ các cấu kiện, kết cấu đơn lẻ, phải thiết lập vùng nguy hiểm ở bên dưới khu vực lắp đặt và kiểm soát vùng nguy hiểm theo quy định tại 2.1.1.2. Vùng nguy hiểm phải được xác định căn cứ vào khả năng cấu kiện, kết cấu đang lắp dựng có thể bị rơi xuống, kể cả khi có gió mạnh bất ngờ hoặc do sự cố thiết bị cẩu lắp.

2.10.2.22  Các giàn thép hoặc dầm cao đang được lắp dựng phải được giằng, chống đỡ đầy đủ để đảm bảo ổn định (theo phương ngoài mặt phẳng) cho đến khi chúng đã được liên kết chắc chắn với kết cấu đỡ theo đúng thiết kế.

2.10.2.23  Không được phép gây giảm yếu nhiều tiết diện cấu kiện, kết cấu chịu lực do việc cắt, đục lỗ hoặc các biện pháp gia công khác.

CHÚ THÍCH: Việc cắt, đục lỗ, gia công phải tuân thủ đúng chỉ dẫn kỹ thuật của thiết kế và (hoặc) các tiêu chuẩn áp dụng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.10.2.25  Dầm thép bụng rỗng nếu được lắp dựng đơn lẻ thì phải được lắp đặt luôn vào đúng vị trí thiết kế và phải đảm bảo không bị xê dịch.

2.10.2.26  Các trường hợp lắp dựng, tháo dỡ có sử dụng sàn tạm xem quy định tại 2.10.3.

2.10.3  Sàn tạm

2.10.3.1  Trong trường hợp các sàn đang thi công có các lỗ mở hoặc khoảng hở lớn thì phải bịt kín các khoảng hở này bằng sàn tạm (sử dụng tấm cứng hoặc biện pháp tương tự) để ĐBAT cho người lao động.

2.10.3.2  Các sàn tạm, các bộ phận che chắn ĐBAT phải được duy trì trong suốt quá trình thi công và chỉ được dỡ bỏ nếu thực sự cần thiết để tiếp tục các công việc khác nhưng phải có biện pháp ĐBAT thay thế.

2.10.3.3  Trong trình tự thi công phải ưu tiên hoàn thành sớm các kết cấu sàn cố định để giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn.

2.11  Ván khuôn và thi công bê tông

2.11.1  Quy định chung

2.11.1.1  Đối với các công trình có kết cấu hoặc một phần kết cấu sử dụng bê tông đổ tại chỗ, công việc chống đỡ tạm (bao gồm cả ván khuôn), công việc thi công bê tông phải do những người lao động được đào tạo, huấn luyện theo đúng loại công việc có liên quan thực hiện dưới sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền thực hiện giám sát thi công kết cấu sử dụng bê tông phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.

CHÚ THÍCH 3: Các công trình sử dụng kết cấu bê tông đổ tại chỗ và kết cấu tiền chế, công việc lắp dựng kết cấu thực hiện theo quy định tại 2.10.

2.11.1.2  Các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện để ĐBAT cho người lao động và phải đặc biệt chú ý đến: Công việc chống đỡ tạm để ngăn ngừa các nguy hiểm phát sinh do kết cấu yếu hoặc mất ổn định; nguy cơ do ngã cao; nguy cơ mất an toàn khi sử dụng máy và thiết bị để gia công thép, cốt thép, vận chuyển và đổ bê tông, kéo cáp ứng lực trước; nguy cơ cháy khi sử dụng máy hàn và các loại máy gia nhiệt khác; nguy cơ mất an toàn điện khi đổ bê tông.

2.11.1.3  KCCĐT (bao gồm cả ván khuôn) phải thực hiện theo các quy định tại 2.3 và các quy định bổ sung đối với công việc ván khuôn tại 2.11.2.

2.11.2  Ván khuôn

2.11.2.1  Các công việc khảo sát, thiết kế; thi công lắp dựng; thử nghiệm, kiểm định an toàn; kiểm tra, giám sát; quan trắc, sử dụng và bảo trì; tháo dỡ phải thực hiện theo các quy định từ 2.3.1 đến 2.3.7 và các quy định sau đây:

a) Ván khuôn phải được thiết kế và lắp dựng sao cho sàn công tác, hệ giằng chống giữ ổn định, thang, bản dốc và các phương tiện tiếp cận khác có thể dễ dàng lắp đặt, liên kết với ván khuôn;

b) Ván khuôn đứng hoặc nghiêng phải được kiểm tra, lắp dựng và tháo dỡ dưới sự giám sát của người có kinh nghiệm;

c) Các bản vẽ lắp đặt ván khuôn với các thông tin chi tiết về khoảng cách của các dầm đỡ, cây chống phải được cung cấp cho người lắp dựng;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) Các hệ chống, cây chống điều chỉnh được phải được khóa vị trí sau khi điều chỉnh;

e) Chỉ được phép tháo dỡ KCCĐT sau khi bê tông đã đạt cường độ theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật và (hoặc) tiêu chuẩn áp dụng;

g) Để tránh nguy hiểm do bị rơi khi tháo dỡ, ván khuôn đứng phải được tháo dỡ toàn bộ; các phần chưa tháo dỡ phải được chống đỡ hoặc neo giữ chắc chắn;

h) Thiết bị nâng cơ khí, thủy lực hoặc khí nén sử dụng cho ván khuôn phải được trang bị cơ cấu giữ hoặc hãm tự động để ngăn ngừa nguy hiểm trong trường hợp thiết bị nâng gặp sự cố;

i) Thiết bị nâng chân không chỉ được sử dụng cho các bề mặt nhẵn, sạch và phải có chức năng tự động ngắt để đề phòng trường hợp mất điện hoặc thiết bị gặp sự cố.

2.11.2.2  Đối với các hệ ván khuôn chuyên dụng (ván khuôn trượt, ván khuôn leo): Công việc khảo sát, thiết kế, thi công lắp dựng, thử nghiệm, kiểm định an toàn (nếu thuộc loại phải kiểm định nêu tại điểm c của 2.1.1.5), sử dụng, tháo dỡ và các công việc khác có liên quan phải thực hiện theo các quy định từ 2.3.1 đến 2.3.7.

2.11.3  Thi công bê tông

2.11.3.1  Việc thi công kết cấu bê tông đổ tại chỗ, đặc biệt là các kết cấu bê tông nhịp lớn và nhiều tầng phải tuân thủ theo đúng trình tự quy định trong biện pháp thi công. Biện pháp thi công phải được lập dựa trên tài liệu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu và các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, trong đó phải có đầy đủ các thông tin quan trọng sau:

a) Các thông số kỹ thuật của cáp thép, thép cốt bê tông, bê tông và các vật liệu khác được sử dụng, bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật để lắp đặt và xử lý;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Kết quả tính toán KNCL của kết cấu trong trường hợp phải điều chỉnh cấu tạo, bố trí thép, cốt thép trong kết cấu để phù hợp với thực tế thi công. Đối với cáp ứng lực trước, phải có bảng tính lực kéo và độ dãn dài cụ thể.

2.11.3.2  Phải ghi chép và giữ lại các thông tin liên quan đến quá trình đổ bê tông, bao gồm cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển cường độ của bê tông.

2.11.3.3  Đối với công việc kéo cáp ứng lực trước, người vận hành thiết bị kéo cáp không được đứng trực diện với vị trí đầu kéo cáp.

2.11.3.4  Các giai đoạn thi công (ví dụ: lắp dựng KCCĐT, cáp thép, thép cốt bê tông; đổ bê tông; kéo cáp ứng lực trước; bảo dưỡng; tháo dỡ ván khuôn; thí nghiệm và các công việc khác có liên quan) phải được lập thành quy trình và phải được người có thẩm quyền điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền theo quy định tại 2.11.1.1.

2.11.3.5  Trong quá trình đổ bê tông, phải thường xuyên kiểm tra KCCĐT (xem 2.3.6) để phát hiện kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn (như nguy cơ sụp đổ các hệ chống, bục ván khuôn và các nguy cơ khác).

2.11.3.6  Vật liệu, cấu kiện, máy, thiết bị thi công không được để tập trung thành đống hoặc đặt trực tiếp ở khu vực bê tông đang đông cứng.

2.12  Thi công cọc

2.12.1  Quy định chung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 1: Các công việc có liên quan đến sử dụng thiết bị nâng và các thiết bị khác xem các quy định tại 2.4 và các mục khác có liên quan trong quy chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Thi công cọc trên mặt nước xem các quy định tại 2.12.4 và 2.13.

2.12.1.2  Việc thi công cọc phải do người lao động đã được đào tạo, huấn luyện chuyên về thi công cọc thực hiện dưới sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công của nhà thầu và (hoặc) người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

2.12.1.3  Trước khi thi công cọc, phải xác định vị trí và có biện pháp bảo vệ các công trình ngầm hiện hữu (như đường cấp điện, khí, cấp thoát nước, thông tin liên lạc). Sau khi hạ cọc (hoặc đã đổ bê tông cọc khoan nhồi) các công trình ngầm này phải được hoàn trả lại, đảm bảo sử dụng bình thường và an toàn theo quy định.

2.12.1.4  Các máy, thiết bị thi công cọc phải được đặt trên nền móng vững chắc, không bị nghiêng, lún quá mức cho phép theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH 1: Nền móng đỡ các máy, thiết bị thi công cọc, tùy theo điều kiện thực tế, có thể sử dụng giải pháp sau: Bệ đỡ hoặc bản bằng gỗ đặc, chắc; thép tấm dày; bản bê tông cốt thép; trên thiết bị nổi ĐBAT (khi thi công đóng cọc trên mặt nước) hoặc trên nền đất đá đảm bảo chắc chắn, không bị lún (sụt).

CHÚ THÍCH 2: Bệ đỡ, nền móng cho các thiết bị thực hiện theo các quy định tại 2.3. Thiết bị nổi sử dụng cho thi công trên mặt nước xem các quy định tại 2.12.4 và 2.13.

2.12.1.5  Máy, thiết bị thi công cọc phải được bảo vệ, giám sát thường xuyên (như bố trí người giám sát, có rào chắn hoặc lưới bảo vệ).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.1.7  Trường hợp có nhiều máy, thiết bị thi công cọc cùng hoạt động trong một khu vực thì phải bố trí, điều phối và kiểm soát để chúng không bị va chạm vào nhau.

2.12.1.8  Đối với máy hạ cọc:

a) Khi giá búa (hệ thanh dẫn hướng) bắt buộc phải để nghiêng thì chúng phải được lắp đặt đối trọng phù hợp và có thiết bị (cơ cấu) giữ độ nghiêng và bảo đảm chống trượt;

b) Khi sử dụng búa hơi, các ống hơi và búa hơi phải được treo (liên kết) an toàn để ngăn ngừa chúng bị văng ra khi các liên kết bị hỏng.

2.12.1.9  Đối với công việc khoan tạo lỗ cho cọc bằng phương pháp búa đập (quả nặng), búa phải được treo (liên kết) an toàn để ngăn ngừa chúng bị văng ra khi các liên kết bị hỏng.

2.12.1.10  Phải có biện pháp phù hợp để ngăn ngừa máy, thiết bị thi công cọc bị lật; đặc biệt chú ý trường hợp máy, thiết bị thi công cọc làm việc ở gần các hố, các mặt dốc.

2.12.1.11  Các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện để ngăn dây cáp trượt ra khỏi puli hoặc bánh xe trên đỉnh của máy, thiết bị thi công cọc.

2.12.1.12  Phải có các biện pháp chống rơi, đổ khi hạ các cọc dài, cọc ván nặng, ống giữ thành, thanh kingpost, các lồng thép dài hoặc nặng (cho cọc khoan nhồi).

2.12.1.13  Phải có các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa búa đóng chệch khỏi đầu cọc khi đóng cọc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.1.15  Cọc thi công bằng phương pháp khoan ép phải thực hiện đầy đủ các quy định tại 2.12.

2.12.2  Kiểm tra và bảo trì máy, thiết bị thi công cọc

2.12.2.1  Máy, thiết bị thi công cọc chỉ được phép sử dụng nếu đã được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định theo quy định tại 2.1.1.5 và được người sử dụng lao động xác nhận là an toàn cho sử dụng.

2.12.2.2  Máy, thiết bị thi công cọc phải được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định định kỳ theo quy định trong chỉ dẫn của nhà sản xuất và của cơ quan có thẩm quyền.

2.12.2.3  Các đường dẫn cọc (hoặc cần khoan với máy, thiết bị thi công cọc khoan nhồi) và các khối treo, puli, các hệ thống điều khiển phải được kiểm tra trước mỗi ca làm việc.

2.12.2.4  Phải bảo trì các bộ phận và toàn bộ máy, thiết bị thi công cọc theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.

2.12.3  Vận hành máy, thiết bị thi công cọc

2.12.3.1  Các công việc hạ cọc, thi công cọc khoan nhồi (hạ ống giữ thành, thanh kingpost, các lồng thép; hạ hoặc tháo ống đổ và đổ bê tông khi thi công cọc khoan nhồi) phải được quản lý, điều phối bằng các tín hiệu phù hợp.

2.12.3.2  Người lao động làm việc gần máy, thiết bị thi công cọc phải có phương tiện bảo vệ thính lực, mũ bảo hiểm hoặc mũ cứng và các PTBVCN khác phù hợp với yêu cầu của công việc và điều kiện mặt bằng thi công.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.3.3  Trừ trường hợp bất khả kháng, cọc phải được bố trí sẵn tại các vị trí cách máy, thiết bị hạ cọc một khoảng cách tối thiểu bằng 02 (hai) lần chiều dài của cọc dài nhất.

2.12.3.4  Khi hạ cọc nghiêng, cọc phải được đặt trên thiết bị dẫn hướng.

2.12.3.5  Khi máy, thiết bị hạ cọc (hoặc khoan cọc) không sử dụng, búa (hoặc gầu khoan) phải được khóa tại vị trí thấp nhất (dưới cùng của giá búa hoặc cần khoan) và phải có biện pháp che chắn an toàn để tránh va chạm cho người lao động.

2.12.4  Hệ thống máy, thiết bị thi công cọc đặt trên các thiết bị nổi

2.12.4.1  Khi thi công cọc trên mặt nước, các biện pháp phòng ngừa liên quan tới công việc ĐBAT phải được thực hiện theo quy định tại 2.13 và phải có tối thiểu một tàu (thuyền) cứu nạn hoạt động tốt và luôn sẵn sàng để sử dụng.

2.12.4.2  Các thành viên của đội thi công cọc trên thiết bị nổi (tàu, thuyền, phao, bè và các thiết bị nổi khác) phải được huấn luyện để điều khiển thiết bị nổi.

2.12.4.3  Trên thiết bị nổi và máy, thiết bị thi công cọc, phải trang bị đầy đủ còi, kèn, còi báo động hoặc thiết bị báo hiệu hiệu quả khác.

2.12.4.4  Trên thiết bị nổi và máy, thiết bị thi công cọc, phải trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC phù hợp.

2.12.4.5  Phải căn cứ vào trọng lượng của các máy, thiết bị thi công cọc để bố trí chúng trên sàn công tác của thiết bị nổi sao cho sàn công tác luôn ở trạng thái cân bằng (không bị nghiêng, lệch).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.4.7  Các cửa (lỗ) mở trên sàn của thiết bị nổi và sàn công tác phải có nắp đậy liên kết chắc chắn vào sàn và vừa khít với cửa (lỗ) mở.

2.12.4.8  Trên sàn công tác, phải có đủ các hệ thống bánh xe, ròng rọc và các công cụ, thiết bị hỗ trợ khác để người thi công cọc có thể điều khiển cọc (hoặc ống giữ thành, thanh kingpost, các lồng thép, ống đổ, phễu đổ bê tông khi thi công cọc khoan nhồi) theo bất kỳ hướng nào đến vị trí hạ cọc (hoặc đổ bê tông) một cách an toàn.

2.12.4.9  Phải thường xuyên kiểm tra số lượng người của đội thi công cọc trên thiết bị nổi.

2.12.4.10  Các yêu cầu về sử dụng, vận hành và trang bị trên thiết bị nổi di chuyển trên mặt nước và các yêu cầu khác có liên quan đến công việc thi công trên mặt nước phải thực hiện theo các quy định tại 2.13.

2.12.5  Thi công cọc tấm, cọc ván

2.12.5.1  Để ngăn ngừa nguy hiểm do gió hoặc các nguyên nhân khác, dây điều khiển bằng tay hoặc các phương tiện hiệu quả khác phải được sử dụng để điều khiển các cọc tấm, cọc ván.

2.12.5.2  Khi sử dụng khung đỡ dạng cổng (khung chữ H) có chiều cao hơn 2,0 m để hỗ trợ cho công việc thi công thì các khung này không được phép sử dụng như một sàn công tác, trừ trường hợp lắp thêm lan can an toàn với tấm chặn chân và thang leo để người lao động tiếp cận.

2.12.5.3  Chiều dài của dây điều khiển phải nhỏ hơn chiều dài của cọc và dây phải được bảo đảm không bị kẹt tại các vị trí xung quanh cọc hoặc bị gió cuốn dẫn đến không thể điều khiển được cọc.

2.12.5.4  Nếu cọc quá nặng dẫn đến không thể mở đầu kẹp (thiết bị để giữ cọc) bằng thiết bị điều khiển từ xa hoặc người lao động không thể mở đầu kẹp từ vị trí đứng trên thang thì phải có lồng nâng để người lao động tiếp cận và mở đầu kẹp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.5.6  Khi hạ cọc bằng cách sử dụng các vật nặng (đá, bê tông), cọc tấm, cọc ván phải đảm bảo được giữ an toàn.

2.12.5.7  Trong cốp-phơ-đem, phải luôn có các máy bơm đủ công suất để bơm nước nhằm duy trì trạng thái không có nước bên trong.

2.13  Làm việc trên mặt nước

2.13.1  Quy định chung

2.13.1.1  Tại các khu vực ở gần hoặc trên mặt nước có người lao động làm việc, người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp để:

a) Ngăn ngừa người lao động rơi, ngã xuống nước;

b) Cứu nạn cho người lao động khi bị đuối nước;

c) Vận chuyển an toàn.

2.13.1.2  Biện pháp ĐBAT khi thực hiện các công việc trên mặt nước và các công việc có liên quan phải bao gồm cả các nội dung sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Phao cứu sinh, áo phao và các thiết bị nổi;

c) Biện pháp bảo vệ để tránh các yếu tố nguy hiểm từ động vật bò sát và các động vật khác.

2.13.1.3  Người lao động làm việc ở gần hoặc trên mặt nước phải được huấn luyện, đào tạo và phải tuân thủ quy trình xử lý trong tình huống khẩn cấp; phải biết bơi lặn; không được phép làm việc một mình mà chỉ được phép làm việc khi có sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

2.13.1.4  Các đường vượt trên cao, cầu, cầu phao, cầu cho người đi bộ, lối đi lại hoặc một số nơi làm việc phải thỏa mãn các quy định sau:

a) Đảm bảo KNCL, ổn định và phù hợp với yêu cầu sử dụng;

b) Chiều rộng phải đảm bảo đủ để người lao động di chuyển an toàn và không được nhỏ hơn 50 cm;

c) Bề mặt phẳng, không có các vật nhô lên cao như đinh ốc, bu lông để tránh vấp ngã;

d) Phải được chiếu sáng đủ nếu ánh sáng tự nhiên không đảm bảo yêu cầu làm việc;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Phải có các tấm chặn chân, lan can an toàn, dây hoặc các phương tiện tương tự để ngăn ngừa nguy cơ ngã do trượt chân;

g) Không để các thiết bị, dụng cụ và các vật cản khác trên bề mặt;

h) Khi cần thiết, để ngăn ngừa nguy hiểm, các bề mặt trơn trượt, gồ ghề phải được lót, đặt ván trên bề mặt, đảm bảo chắc chắn và không bị xê dịch hoặc có các biện pháp phù hợp khác như rắc cát hoặc các vật liệu tương tự;

i) Đảm bảo không bị hư hỏng do nước dâng, gió mạnh; phải đặc biệt chú ý đến các tấm ván sàn của đường vượt trên cao và sàn công tác được sử dụng ở khu vực có thủy triều;

k) Phải bố trí thang leo hoặc thang bộ để người lao động tiếp cận các vị trí trên cao. Thang phải đảm bảo vững chắc, đủ KNCL, đủ dài, được neo giữ chắc chắn. Các thang thẳng đứng lắp cố định trên các máy, thiết bị thi công trên mặt nước phải có vòng đai (lồng bảo vệ) an toàn để chống ngã;

l) Đường vượt trên cao, cầu đi bộ và các cấu kiện sử dụng làm đường đi khác phải nổi được trong trường hợp thi công ở những nơi có nguy cơ nước dâng nhanh, dòng chảy mạnh.

2.13.1.5  Trên các thiết bị nổi, phải bố trí nơi trú ẩn an toàn cho người lao động nếu khu vực thi công có nguy cơ cao về mất an toàn do mưa lớn, mưa đá, giông, lốc, sấm sét hoặc thủy triều lên xuống bất ngờ.

CHÚ THÍCH: Nơi trú ẩn an toàn để sử dụng trong các trường hợp mà từ vị trí thi công không đủ thời gian di chuyển vào trong đất liền hoặc khi có sự cố trôi dạt thiết bị nổi.

2.13.1.6  Trên các thiết bị nổi phải có đầy đủ các phương tiện cứu nạn như dây an toàn, bè và phao vòng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Đủ khả năng chịu tải trọng tối đa (theo yêu cầu sử dụng);

b) Được neo giữ đảm bảo theo yêu cầu công việc và không bị trôi dạt ngoài ý muốn;

c) Có phương tiện tiếp cận ĐBAT.

2.13.1.8  Mặt sàn thép phải có cấu tạo phù hợp để chống trơn trượt.

2.13.1.9  Các lỗ mở trên sàn thiết bị nổi (kể cả các thùng mở nắp), phải có biện pháp để người không bị ngã vào bằng cách sử dụng lưới, tấm đậy, lan can hoặc các biện pháp ĐBAT phù hợp khác.

2.13.1.10  Đường đi ở gần hoặc trên mặt nước hoặc trên thiết bị nổi phải được bố trí bên trên các đường ống.

2.13.1.11  Không ai được phép vào phòng thiết bị nạo vét thủy lực nếu không được sự chấp thuận của người quản lý, vận hành và trong mọi trường hợp không được phép vào một mình.

2.13.1.12  Dây tời, phụ kiện nâng, dây néo, dây điều khiển, đầu cắt (khoan) và các phụ kiện rời phục vụ thi công khác phải được kiểm tra hàng ngày.

2.13.1.13  Người lao động chỉ được lên, xuống thiết bị nổi từ các vị trí theo quy định trong biện pháp thi công.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.13.1.15  Khi thi công ở gần hoặc trên mặt nước, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải và các quy định kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong việc: Lắp đặt các biển báo giao thông; yêu cầu về trang bị, thiết bị, ĐBAT trên thiết bị nổi; sử dụng thiết bị nổi và các thiết bị lắp đặt, sử dụng trên thiết bị nổi; di chuyển trên mặt nước và các yêu cầu khác có liên quan đến phương tiện, thiết bị nổi.

CHÚ THÍCH: Các QCVN có liên quan, bao gồm: QCVN 102:2018/BGTVT, QCVN 67:2018/BGTVT, QCVN 39:2020/BGTVT, QCVN 20:2015/BGTVT, QCVN 23:2016/BGTVT, QCVN 42:2015/BGTVT, QCVN 73:2019/BGTVT, QCVN 94:2016/BGTVT, QCVN 97:2016/BGTVT và các quy định khác do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2.13.2  Tàu, thuyền

2.13.2.1  Tàu, thuyền sử dụng để vận chuyển người phải phù hợp với quy định tại 2.13.1.15.

2.13.2.2  Khi sử dụng tàu, thuyền để vận chuyển người:

a) Chỉ những người được giao nhiệm vụ, có kinh nghiệm và được phép điều khiển tàu, thuyền để vận chuyển người theo quy định của pháp luật mới được phép lái tàu, thuyền;

b) Không được phép vận chuyển số lượng người lớn hơn tổng số người hoặc tải trọng cho phép của tàu, thuyền; số lượng người hoặc tải trọng cho phép phải được ghi rõ và gắn ở vị trị dễ thấy trên tàu, thuyền;

c) Phải có đủ phao và phương tiện cứu sinh phù hợp khác trên tàu, thuyền và chúng phải được sắp xếp và bảo quản theo quy định;

d) Người sử dụng lao động phải bố trí người giám sát liên tục việc vận chuyển người.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.13.2.4  Trên tàu, thuyền chạy điện phải có bình chữa cháy phù hợp.

2.13.2.5  Trên thuyền chèo tay phải có sẵn một bộ mái chèo dự phòng.

2.13.2.6  Tàu, thuyền phục vụ cứu nạn phải đảm bảo khả năng vận chuyển phù hợp với phương án cứu nạn đã lập và có kích thước phù hợp để đảm bảo ổn định trên mặt nước. Trong vùng nước thủy triều hoặc có dòng chảy mạnh thì tàu, thuyền máy phải có thiết bị khởi động gắn cố định trên động cơ. Khi không sử dụng tàu, thuyền máy, phải khởi động động cơ vài lần trong ngày để đảm bảo chắc chắn về khả năng vận hành của chúng.

2.13.3  Cứu nạn

2.13.3.1  Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập phương án cứu nạn theo quy định của pháp luật về cứu nạn, cứu hộ và phải tuân thủ, phối hợp với cơ quan thẩm quyền về cứu nạn, cứu hộ tại địa phương.

2.13.3.2  Người lao động làm việc ở gần hoặc trên mặt nước phải được trang bị áo phao và (hoặc) phương tiện hỗ trợ nổi phù hợp khác. Áo phao phải thuận tiện cho người mặc khi di chuyển, đủ khả năng để nâng người nổi trên mặt nước và giữ cho mặt họ hướng lên trên, bảo vệ cơ thể, dễ nhìn thấy, không bị mắc kẹt dưới nước và khi cần thiết phải có đèn phát sáng (khi thi công ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết hạn chế tầm nhìn).

2.14  Làm việc dưới nước

2.14.1  Quy định chung

2.14.1.1  Người lao động làm việc dưới nước (sau đây viết gọn là Thợ lặn) phải đáp ứng các quy định sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Đã có kinh nghiệm lặn và thực hiện công việc dưới nước tương tự công việc được giao; hoặc họ đang được thợ lặn có kinh nghiệm đào tạo, giám sát;

c) Chỉ được làm việc dưới sự giám sát và điều phối của người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công, quản lý an toàn của nhà thầu hoặc người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

CHÚ THÍCH 2: Người trợ giúp (hỗ trợ các thao tác cho người lặn và làm nhiệm vụ báo, truyền tín hiệu, điều phối khác), người quản lý thi công, quản lý an toàn của nhà thầu, người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) và những người khác nếu làm việc dưới nước phải thỏa mãn các yêu cầu như đối với thợ lặn.

2.14.1.2  Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp để:

a) Ngăn ngừa thợ lặn bị đuối nước, đối mặt với các yếu tố nguy hiểm như áp lực nước lên cơ thể, dòng chảy mạnh, nhiệt độ thấp, ô nhiễm nước, sinh vật sống dưới nước, tầm nhìn hạn chế, va chạm với các vật dưới nước và các yếu tố nguy hiểm dưới nước khác;

b) Thực hiện cứu nạn cho thợ lặn trong các tình huống đe dọa đến sức khỏe và an toàn sinh mạng của họ;

c) Vận chuyển an toàn.

2.14.1.3  Biện pháp ĐBAT khi thực hiện các công việc dưới nước và trên mặt nước có liên quan phải bao gồm cả các quy định cụ thể về sử dụng các trang thiết bị sau đây:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Trang thiết bị an toàn có liên quan đến các công việc trên mặt nước (xem 2.13);

c) Trang thiết bị cứu sinh như phao cứu sinh, áo phao và các phương tiện hỗ trợ nổi phục vụ cứu sinh khác;

d) Phương tiện bảo vệ để tránh các yếu tố nguy hiểm từ động vật bò sát và các động vật khác;

đ) Các trang thiết bị khác (ví dụ: thiết bị điều áp, khoang, buồng điều áp) để ĐBAT cho người làm việc dưới nước khi lặn sâu (độ sâu lớn hơn 10 m) hoặc thực hiện các công việc nguy hiểm dưới nước khác.

2.14.1.4  Chỉ cho phép bắt đầu công việc lặn sau khi đội thợ lặn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm việc. Một đội thợ lặn bao gồm các nhân sự sau:

a) Hai thợ lặn để cùng làm việc dưới nước;

b) Tối thiểu một người trợ giúp;

c) Tối thiểu một người làm nhiệm vụ vận hành máy bơm;

d) Một thợ lặn thứ ba (có riêng bộ thiết bị lặn đầy đủ) để sẵn sàng làm việc trong trường hợp cần người thay thế hoặc trường hợp khẩn cấp như cứu nạn;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.1.5  Thợ lặn và những người lao động có liên quan phải được đào tạo, huấn luyện về quy trình bắt buộc phải tuân thủ trong các tình huống khẩn cấp.

2.14.1.6  Thợ lặn không được phép lặn sâu hoặc thực hiện các công việc nguy hiểm dưới nước khác khi họ không được người làm công tác y tế cho phép và không có các trang thiết bị lặn chuyên dụng cho các công việc này.

CHÚ THÍCH: Người làm công tác y tế công trường là bác sĩ, y tá hoặc người làm nhiệm vụ sơ cứu được đào tạo, có kinh nghiệm với hoạt động lặn, làm việc dưới nước và là những người trực tiếp theo dõi, giám sát sức khỏe của người lao động làm việc dưới nước.

2.14.1.7  Phải kiểm tra thường xuyên số lượng người lao động đang làm việc dưới nước và trên mặt nước.

2.14.2  Giám sát y tế

2.14.2.1  Thợ lặn không được phép làm việc dưới nước nếu không được kiểm tra y tế trong vòng một tháng trước đó và không được người làm công tác y tế xác nhận đủ điều kiện sức khỏe (thể chất và tinh thần) để làm việc.

2.14.2.2  Nếu một thợ lặn không làm việc trong khoảng thời gian nhiều hơn 14 ngày do bị bệnh hoặc chấn thương thì người sử dụng lao động không được phép sử dụng thợ lặn này cho đến khi việc kiểm tra y tế đã xác nhận thợ lặn đủ sức khỏe (thể chất và tinh thần) để quay lại làm việc dưới nước.

2.14.2.3  Thợ lặn phải được kiểm tra y tế định kỳ hàng tháng.

2.14.2.4  Thợ lặn phải thông báo ngay cho người làm công tác y tế và người sử dụng lao động trong trường hợp cảm thấy không khỏe.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.2.6  Tại các vị trí phù hợp dễ thấy tại nơi làm việc (trên thiết bị nổi, khu vực điều hành trên đất liền, nơi có người làm việc có liên quan), phải có bảng thông báo về:

a) Tên, địa chỉ, số điện thoại và (hoặc) phương tiện liên lạc hiệu quả khác của người làm công tác y tế ở gần nhất, có kinh nghiệm sơ cứu, chăm sóc y tế liên quan đến công việc lặn;

b) Tên, địa chỉ, số điện thoại và (hoặc) phương tiện liên lạc hiệu quả khác của thợ lặn hiện có ở gần nhất;

c) Địa chỉ (vị trí) của thiết bị điều áp (hoặc khoang, buồng điều áp) gần nhất và tên, số điện thoại và (hoặc) phương tiện liên lạc hiệu quả khác của người quản lý thiết bị điều áp.

2.14.2.7  Khi các hoạt động lặn được thực hiện ở vùng nước có độ sâu hơn 10 m: Thiết bị điều áp (hoặc khoang, buồng điều áp), các thiết bị phù hợp kèm theo (xem 2.9.2) phải có sẵn gần khu vực thi công.

2.14.3  Thời gian làm việc dưới nước

2.14.3.1  Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể thời gian làm việc dưới nước và thời gian nghỉ ngơi của thợ lặn phù hợp với:

a) Tình trạng sức khỏe (thể chất và tinh thần) của từng thợ lặn, độ sâu và áp lực dưới nước, năng lực của trang thiết bị phục vụ làm việc dưới nước;

b) Quy định của pháp luật đối với nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế) ban hành.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.4.1  Các quy định tại mục này áp dụng cho việc lặn với bộ quần áo lặn, mũ bảo hiểm và các trang thiết bị sử dụng thông thường. Các loại trang thiết bị lặn độc lập, đồng bộ (self-contained diving equipment) phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn áp dụng trong việc thiết kế, sản xuất (chế tạo), sử dụng, vận hành, kiểm tra, thử nghiệm, bảo trì và các quy định của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

CHÚ THÍCH: Trang thiết bị lặn độc lập, đồng bộ bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại sau: Thiết bị lặn (máy, tàu lặn) chuyên dụng cho lặn sâu; bộ đồ lặn hoàn chỉnh gồm quần áo, mũ lặn, ống thở và thiết bị thở (bình cấp khí oxy) và các phụ kiện đồng bộ khác kèm theo.

2.14.4.2  Người sử dụng lao động phải cung cấp cho thợ lặn đầy đủ các trang thiết bị lặn bao gồm cả các phương tiện ra, vào nước, các phương tiện thông tin liên lạc và dây cứu sinh có thắt lưng phù hợp.

2.14.4.3  Trang phục lặn:

a) Thợ lặn phải được trang bị quần áo lặn chuyên dụng;

b) Khi lặn trong môi trường nước lạnh, thợ lặn phải được trang bị quần áo lót bằng vật liệu giữ nhiệt, mũ lặn và găng tay.

2.14.4.4  Phải có đủ các phương tiện ra, vào nước như thang có bậc, thang leo có dây cầm tay hoặc sàn công tác.

2.14.4.5  Thiết bị cung cấp không khí phải tuân thủ các quy định sau:

a) Nếu cung cấp không khí bằng đường ống thì phải có máy bơm không khí, máy nén khí hoặc xi lanh;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Không khí cung cấp cho thợ lặn để thở phải đảm bảo chất lượng theo quy định cho hoạt động hô hấp của người, ở áp suất phù hợp với thiết bị lặn và điều kiện làm việc dưới nước;

d) Khi thợ lặn vẫn đang còn mặc bộ đồ lặn hoặc đội mũ lặn thì vẫn phải duy trì hoạt động máy bơm không khí;

đ) Đường ống cấp khí giữa máy nén khí và thợ lặn phải làm bằng cao su được gia cường (bằng lưới hoặc dây quấn hoặc biện pháp tương đương khác), có khả năng chịu được áp suất cao nhất (theo yêu cầu sử dụng) mà không bị biến dạng, có đủ độ bền kéo để không bị đứt khi sử dụng;

CHÚ THÍCH 1: Khả năng chịu áp suất và độ bền kéo đứt của đường ống cấp khí phải được kiểm tra bằng thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 2: Các mối nối (hoặc bộ phận, chi tiết nối) trong đường ống cấp khí phải là các khớp nối xoay (dạng ống cúp lơ) chắc chắn, không bị bung ra trong quá trình sử dụng.

CHÚ THÍCH 3: Đường ống cấp khí phải đồng bộ với thiết bị (máy) nhận khí, bộ lọc dầu và nước, van an toàn, van ngắt, van giảm tốc và đồng hồ đo áp suất.

e) Công suất của thiết bị (máy) nhận khí phải đảm bảo cung cấp đủ không khí cho thợ lặn kể cả trường hợp máy nén khí bị hỏng cho đến khi nguồn cung cấp thường xuyên được khôi phục (bằng bơm tay, máy nén dự phòng hoặc các phương tiện hiệu quả khác);

g) Phải có van một chiều giữa thiết bị (máy) nhận khí và máy nén khí;

h) Máy bơm không khí chạy bằng điện phải là loại có thể nhanh chóng chuyển sang vận hành bằng tay hoặc phải luôn có sẵn máy bơm tay dự phòng đảm bảo yêu cầu đủ công suất và tạo đủ áp suất;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.4.6  Dây cứu sinh phải là loại dây đảm bảo chất lượng, có độ bền kéo đứt với hệ số an toàn về tải trọng tối thiểu bằng 06 (sáu) lần tải trọng làm việc dự kiến; phải được kiểm tra bằng thử nghiệm kéo và có độ dài phù hợp theo yêu cầu sử dụng.

2.14.4.7  Truyền (báo) tín hiệu và giao tiếp:

a) Hoạt động lặn phải được điều phối bằng hệ thống tín hiệu phù hợp và được tất cả những người có liên quan hiểu rõ;

b) Người trợ giúp phải đảm bảo dây tín hiệu và đường cấp (dẫn) khí trong tình trạng hoạt động tốt, ĐBAT cho sử dụng (xem 2.14.4.11);

c) Trong trường hợp xuống nước từ thiết bị nổi, thợ lặn phải truyền tín hiệu về vị trí của thiết bị nổi này cho những người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát trên đất liền để biết và sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp;

d) Khi thợ lặn thực hiện các hoạt động nguy hiểm dưới nước như nổ mìn hoặc làm việc trong điều kiện dòng chảy xiết thì phải sử dụng điện thoại (hoặc bộ đàm) để liên lạc giữa thợ lặn với người ở trên mặt nước;

đ) Điện thoại (hoặc bộ đàm) của thợ lặn phải là loại có thể sử dụng mà không phải cầm bằng tay.

2.14.4.8  Chiếu sáng:

a) Phải cung cấp ánh sáng điện cho thợ lặn khi làm việc vào ban đêm hoặc những khu vực không đủ sáng dưới nước;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.4.9  Thiết bị nổi:

a) Phải có sẵn tàu (thuyền) cứu nạn và các trang thiết bị phục vụ cứu nạn khác;

b) Thiết bị nổi sử dụng cho hoạt động lặn phải có đủ không gian để làm việc và lưu trữ vật liệu, thiết bị phục vụ thi công, đảm bảo ổn định trên mặt nước và được neo giữ an toàn kể cả trường hợp có gió và dòng chảy.

2.14.4.10  Trang thiết bị sơ cứu và cứu nạn phải có sẵn tại những nơi tiến hành hoạt động lặn và phù hợp với các quy định tại 2.18.2 và 2.18.3.

2.14.4.11  Kiểm tra, thử nghiệm và bảo trì trang thiết bị lặn:

a) Các trang thiết bị lặn trước khi đưa vào sử dụng lần đầu phải được kiểm tra, thử nghiệm và xác nhận ĐBAT để sử dụng;

b) Trước mỗi ca làm việc, trang thiết bị lặn phải được kiểm tra đầy đủ về điều kiện ĐBAT cho sử dụng và phải được người có thẩm quyền (xem 2.14.1.1) chấp thuận;

c) Chỉ được phép sử dụng trang thiết bị lặn và máy, thiết bị hỗ trợ lặn (xem quy định dưới đây) nếu trong vòng 24 giờ trước khi sử dụng, chúng đã được người quản lý trang thiết bị lặn kiểm tra, thử nghiệm và xác nhận ĐBAT đối với:

- Máy bơm, máy nén khí (hoặc xi lanh), đường ống cấp khí về: Rò rỉ, khả năng chịu áp suất cao hơn áp suất làm việc, khả năng cung cấp không khí cho thợ lặn trong khoảng thời gian mà máy bơm hoặc máy nén khí không hoạt động;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Các trang thiết bị lặn độc lập, đồng bộ.

d) Khi không sử dụng, các trang thiết bị lặn phải được cất giữ trong phòng hoặc tủ chứa phù hợp và không được phép sử dụng chúng cho bất kỳ mục đích nào khác;

đ) Các trang thiết bị lặn phải được rửa bằng nước sạch (không được sử dụng nước mặn để làm sạch), để ráo nước và làm khô trước khi cất vào phòng hoặc tủ chứa;

e) Trang phục lặn và ống cấp khí phải được cất giữ ở nơi khô ráo, không có dầu, mỡ hoặc hắc ín;

g) Định kỳ không ít hơn 01 lần/03 tháng, các trang thiết bị lặn phải được kiểm tra toàn diện, kỹ lưỡng để bảo trì hoặc thay thế các phụ kiện, bộ phận (hoặc cả thiết bị khi cần thiết) theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và (hoặc) tiêu chuẩn áp dụng.

2.14.5  Hoạt động lặn

2.14.5.1  Trước khi lặn, thợ lặn phải làm quen dần với tình trạng dòng chảy, được biết về tình trạng giao thông ở khu vực lặn cũng như các nguy cơ gây nguy hiểm với thợ lặn như các đường cáp ngầm dưới nước, đường ống hút nước, dây cáp neo các thiết bị nổi.

2.14.5.2  Thợ lặn không được phép xuống nước nếu đang bị bệnh hoặc cảm thấy không khỏe hoặc đang bị ảnh hưởng của rượu, bia và các chất khác, vừa ăn no hoặc đang bị đói.

2.14.5.3  Khi thợ lặn xuống nước:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Người trợ giúp phải kiểm tra và đảm bảo bộ đồ lặn của thợ lặn không bị ngấm nước, đồng thời phải giúp thợ lặn xuống nước từ từ;

c) Người trợ giúp phải kiểm tra, giám sát để thợ lặn không lặn xuống quá nhanh; phải đưa thợ lặn lên mặt nước nếu thợ lặn không thực hiện được việc nhận (truyền) tín hiệu.

2.14.5.4  Khi thợ lặn ở dưới nước, người trợ giúp phải giám sát thợ lặn liên tục và phải:

a) Theo dõi các đường cấp khí và các dây cứu sinh;

b) Trao đổi tín hiệu với thợ lặn theo những khoảng thời gian phù hợp;

c) Đảm bảo thợ lặn không bị nguy hiểm do hoạt động của tàu, thuyền hoặc các yếu tố nguy hiểm khác trong vùng lân cận nơi thợ lặn làm việc và phải đưa thợ lặn lên mặt nước nếu thợ lặn gặp các yếu tố nguy hiểm;

d) Trao đổi, thông báo thường xuyên với người có thẩm quyền (xem 2.14.1.1).

2.14.5.5  Trong thời tiết lạnh giá, phải đề phòng nguy hiểm cho thợ lặn do hình thành băng ở đường dẫn khí, van và tại các vị trí khác trên trang thiết bị lặn.

2.14.5.6  Khi cần thiết, để đề phòng nguy hiểm, không cho phép các thiết bị nổi đến gần khu vực thợ lặn đang làm việc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.5.8  Khi thợ lặn được hạ xuống nước bằng cần trục hoặc thiết bị nâng khác, các thiết bị nâng này không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác khi đang nâng, hạ thợ lặn.

CHÚ THÍCH 1: Xem quy định về sử dụng thiết bị nâng tại 2.4.

CHÚ THÍCH 2: Hoạt động của thiết bị nâng phải được điều phối bởi người trợ giúp.

2.14.5.9  Khi thợ lặn xuống nước từ tàu, thuyền hoặc thiết bị nổi khác có động cơ, phải có các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bất kỳ tác động nguy hiểm nào do chân vịt, bánh lái gây ra cho thợ lặn và bất kỳ sự phóng điện dưới nước nào.

2.14.5.10  Trong các hoạt động cứu nạn, cứu hộ, trục vớt dưới nước, không được nâng, kéo các vật dưới nước trước khi thợ lặn đã thông báo bằng tín hiệu đầy đủ các nội dung sau:

a) Vật phải trục vớt đã được neo buộc chắc chắn;

b) Thợ lặn đã di chuyển đến vị trí an toàn cho bản thân và đã đảm bảo các điều kiện an toàn để kéo vật lên mặt nước.

2.14.5.11  Thợ lặn phải được đưa lên mặt nước trong các trường hợp sau:

a) Tín hiệu truyền (báo) của thợ lặn không rõ;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.5.12  Không được ném, thả hoặc chuyển bất cứ vật gì xuống nước vào khu vực thợ lặn đang làm việc.

2.14.5.13  Nếu thợ lặn ngoi lên mặt nước quá nhanh:

a) Đường dây tín hiệu và đường ống cấp khí phải được kéo lên nhanh chóng theo cùng với thợ lặn;

b) Ngay khi lên mặt nước, thợ lặn phải lặn xuống và sau một khoảng thời gian phù hợp mới được ngoi lên mặt nước (để giảm ảnh hưởng của áp suất).

2.14.5.14  Thợ lặn phải được đưa lên mặt nước từ từ và theo từng giai đoạn phù hợp với quy trình lặn đã được người sử dụng lao động phê duyệt để ĐBAT.

2.14.6  Nổ mìn dưới nước

2.14.6.1  Việc lưu kho, vận chuyển, sử dụng chất nổ, thuốc nổ và các thiết bị kèm theo, loại bỏ chất nổ và các công việc khác có liên quan đến thi công sử dụng chất nổ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, các QCVN có liên quan và các quy định tại 2.17.

2.14.6.2  Việc nổ mìn dưới nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của người có thẩm quyền (xem 2.14.1.1) hoặc chuyên gia nổ mìn dưới nước có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

2.14.6.3  Chất nổ, thiết bị kích nổ sử dụng cho nổ mìn dưới nước phải được lựa chọn, thiết kế và chế tạo để không bị ngấm nước trong suốt thời gian sử dụng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.6.5  Dây dẫn điện và cầu chì phải được bảo vệ để không bị hư hại do tác động của sóng, dòng chảy.

2.14.6.6  Dây dẫn điện phải là loại được cách điện và có hai lõi cáp.

2.14.6.7  Vật liệu, bộ phận cách điện của các mối nối trong dây dẫn điện phải là loại kín nước.

2.14.6.8  Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo thợ lặn không gặp nguy hiểm do các nguy cơ sau:

a) Thiết bị nổ mìn bị mắc kẹt hoặc hư hỏng;

b) Dây dẫn điện hoặc cầu chì bị lôi, kéo; bị gấp khúc do bị gập, uốn, xoắn;

c) Đường ống cấp khí hoặc dây cứu sinh của thợ lặn bị vướng, mắc vào dây kích nổ, cầu chì, khối nổ.

2.14.6.9  Khối nổ, kíp nổ gắn kèm phải được chuẩn bị trước trên mặt nước.

2.14.6.10  Dây kích nổ phải được đảm bảo giữ chắc chắn tại vị trí nổ mìn bằng cách treo buộc với vật nặng hoặc có biện pháp phù hợp khác.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.6.12  Dây kích nổ chỉ được sử dụng một lần và mỗi dây kích nổ chỉ được phép có một công tắc (cò).

2.14.6.13  Cấm kích nổ trước khi đã kiểm tra và đảm bảo:

a) Thợ lặn đã lên khỏi mặt nước và ra khỏi vùng nguy hiểm;

b) Các khối nổ không bị thợ lặn vô tình làm xê dịch vị trí so với quy định;

c) Tất cả người, thiết bị nổi đã di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm;

d) Đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, cứu nạn.

2.14.7  Hàn, cắt kim loại dưới nước

2.14.7.1  Chỉ những người thợ lặn đã được huấn luyện, đào tạo về công việc hàn, cắt dưới nước (sau đây viết gọn là thợ hàn dưới nước) mới được thực hiện các công việc này dưới nước.

2.14.7.2  Thiết bị sử dụng để hàn, cắt dưới nước phải là loại được kiểm định an toàn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.7.4  Khi hàn, cắt sử dụng oxy và nhiên liệu lỏng (xăng hoặc các nhiên liệu khác), phải có các biện pháp phòng ngừa để ngăn cháy trên bề mặt do nhiên liệu thoát ra từ đầu đốt.

2.14.7.5  Các thùng chứa nhiên liệu phải được chế tạo, vận chuyển, sử dụng phù hợp với các yêu cầu liên quan nêu tại 2.1.8, 2.18.4 và các quy định khác có liên quan của quy chuẩn này về bảo quản, sử dụng và xử lý với các chất cháy, chất nguy hiểm độc hại.

2.14.7.6  Trang phục, mũ bảo hiểm, găng tay của thợ hàn dưới nước khi hàn, cắt bằng hồ quang điện phải là loại cách điện.

2.14.7.7  Phải sử dụng dòng điện một chiều để hàn, cắt dưới nước trừ trường hợp bất khả kháng.

2.14.7.8  Người trợ giúp phải ngắt điện máy hàn ngay lập tức khi thiết bị làm việc không ổn định hoặc có dấu hiệu hỏng, trục trặc hoặc trong trường hợp khẩn cấp.

2.14.7.9  Dây dẫn điện, bộ phận đấu nối điện, điện cực và giá đỡ điện cực phải được cách điện bằng vật liệu cách nước.

2.14.7.10  Chỉ được phép thay đổi điện cực nếu giá đỡ điện cực bị hỏng và người trợ giúp đã thông báo cho thợ hàn dưới nước được biết.

2.15  Phá dỡ công trình

2.15.1  Quy định chung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.1.2  Phải chuẩn bị các nội dung sau để phục vụ cho việc phá dỡ công trình:

a) Khảo sát và thu thập tất cả thông tin về giải pháp kết cấu, chi tiết liên kết (cấu tạo) kết cấu, bản vẽ hoàn công và (hoặc) bản vẽ triển khai chi tiết thi công công trình;

CHÚ THÍCH: Trường hợp không có bản vẽ thiết kế, hoàn công của công trình hiện hữu, người quyết định phá dỡ hoặc nhà thầu phá dỡ có trách nhiệm tổ chức (và thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực) lập đề cương, khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng kết cấu công trình, bao gồm cả các thông tin về việc điều chỉnh, thay đổi công năng sử dụng, kết cấu nếu có (kể cả trong quá trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp).

b) Khảo sát và thu thập các thông tin về các chất, hóa chất nguy hiểm có mặt trong công trình; về các hệ thống kỹ thuật đang có để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

c) Nhận diện, đánh giá các nguy cơ sụp đổ kết cấu, bộ phận kết cấu công trình trong quá trình phá dỡ;

CHÚ THÍCH: Khi khảo sát kết cấu phải đặc biệt lưu ý đến điều kiện địa chất (nền đất) nơi đặt công trình, tình trạng kết cấu mái (hệ dàn, dầm, sàn mái), loại hình kết cấu được sử dụng cho hệ kết cấu chịu lực chính của công trình (như cột, tường, dầm và kết cấu chịu lực chính khác).

d) Khảo sát và xác định vị trí của các cơ sở y tế, viễn thông, sản xuất công nghiệp và các cơ sở khác có sử dụng các thiết bị nhạy cảm với dao động, bụi và tiếng ồn;

đ) Thiết kế phá dỡ (phải bao gồm thông tin chi tiết về trình tự và biện pháp phá dỡ), kế hoạch và biện pháp ĐBAT.

CHÚ THÍCH 1: Biện pháp ĐBAT khi phá dỡ phải xét đến các yếu tố có liên quan bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau: Phương pháp, trình tự thực hiện; sử dụng các loại máy, thiết bị, dụng cụ; biện pháp che chắn; KCCĐT; giàn giáo và phương tiện tiếp cận khác; biện pháp đảm bảo vệ sinh, môi trường và các nội dung khác liên quan đến ĐBAT cho người. Các yếu tố nguy hiểm phải được nhận diện và có biện pháp xử lý cụ thể.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.1.3  Trước khi bắt đầu phá dỡ phải thực hiện các nội dung sau:

a) Kiểm tra để xác nhận không còn người không có nhiệm vụ ở trong công trường;

b) Ngắt tất cả các nguồn và thiết bị cấp điện, khí đốt, nước, hơi nước, các loại khí và nguồn cấp khác cho công trình bị phá dỡ. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng một số nguồn cấp (ví dụ: sử dụng điện, nước), nguồn cấp phải được bao che kín ĐBAT và có người làm nhiệm vụ bảo vệ, giám sát từ bên ngoài công trình bị phá dỡ.

2.15.1.4  Trong quá trình phá dỡ, nếu cần thiết phải duy trì nguồn cấp điện, nước hoặc các tiện ích bên trong công trình bị phá dỡ, chúng phải được bảo vệ để tránh các hư hỏng.

2.15.1.5  Các vùng nguy hiểm phải được rào chắn kín, có bảng chỉ dẫn, cảnh báo đầy đủ và có người để cảnh báo, kiểm soát chống xâm nhập. Rào chắn bảo vệ bên ngoài công trình phải vững chắc, cao tối thiểu 2 m, quây kín khu vực phá dỡ. Tại các cổng ra vào và bên ngoài rào chắn phải có người giám sát, bảo vệ (kể cả ngoài giờ làm việc).

CHÚ THÍCH: Xem thêm quy định về các loại vùng nguy hiểm trong công trình để kiểm soát an toàn tại 2.1.1.2, 2.1.1.3 và 2.1.1.4.

2.15.1.6  Người lao động tham gia phá dỡ chỉ được thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Trước mỗi ca làm việc, người sử dụng lao động phải hướng dẫn cụ thể cho người lao động về nội dung, trình tự, biện pháp thực hiện các công việc và các biện pháp ĐBAT. Tất cả các công việc phá dỡ phải được điều phối, giám sát bởi người có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công, quản lý an toàn của nhà thầu và (hoặc) người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

2.15.1.7  Trường hợp công trình bị phá dỡ có chứa các chất, hóa chất nguy hiểm thì phải thực hiện tẩy độc, làm sạch; khi cần thiết, người lao động phải được trang bị và sử dụng PTBVCN phù hợp, đặc biệt là phương tiện bảo vệ đường hô hấp.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) PCCC theo quy định tại 2.1.8;

b) Cách ly công trình bị phá dỡ với các công trình hiện hữu lân cận bằng vật liệu chống cháy;

c) Dọn sạch và vận chuyển đi nơi khác các vật liệu, chất dễ cháy trong công trình.

2.15.1.9  Khi phá dỡ kết cấu công trình, phải thực hiện theo đúng trình tự quy định trong thiết kế phá dỡ đối với các cấu kiện, bộ phận kết cấu và phải thực hiện thận trọng để không gây mất ổn định của các phần công trình chưa được phá dỡ.

2.15.1.10  Để ngăn ngừa nguy hiểm do sụp đổ các cấu kiện, bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình, việc chống đỡ tạm phải được thực hiện theo quy định tại 2.3. KCCĐT phải phù hợp với tình trạng kết cấu sau khi khảo sát và đánh giá an toàn kết cấu ban đầu (nêu tại 2.15.1.2), phù hợp với trình tự phá dỡ kết cấu và loại máy, thiết bị sử dụng để phá dỡ.

2.15.1.11  Không được phép lưu trữ các cấu kiện, phần kết cấu đã phá dỡ ở phía bên trên công trình đang phá dỡ để ngăn ngừa chúng rơi, đổ xuống phía dưới do gió hoặc các tác động khác như rung động, va chạm.

2.15.1.12  Để chống bụi, phải phun nước vào phần công trình đang phá dỡ hoặc cả công trình nếu cần thiết theo các khoảng thời gian định kỳ phù hợp. Khi sử dụng nước, phải chú ý ĐBAT điện.

2.15.1.13  Không được phép phá dỡ các tường ngầm hoặc kết cấu móng nếu chúng được sử dụng để làm kết cấu chắn đất đá hoặc chống đỡ cho công trình hoặc kết cấu liền kề. Phải thực hiện các công việc sau đây trước khi phá dỡ:

a) Gia cố, giằng chống, neo giữ chắc chắn các công trình hoặc kết cấu liền kề; và (hoặc)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.1.14  Kỹ thuật sụp đổ chủ động chỉ được sử dụng để phá dỡ công trình khi thỏa mãn các điều kiện sau:

a) Khu vực xung quanh công trình bị phá dỡ tương đối bằng phẳng và đủ rộng cho tất cả các công việc liên quan đến phá dỡ;

b) Các thiết bị và người có thể di chuyển đến vị trí an toàn.

2.15.1.15  Trước khi phá dỡ công trình bằng biện pháp kỹ thuật sụp đổ chủ động, trường hợp công trình bị phá dỡ đang không phải chịu tải trọng bằng tải trọng thiết kế, để việc phá dỡ hiệu quả hơn, có thể thực hiện một số công việc theo trình tự sau:

a) Trước tiên, giảm bớt trọng lượng công trình cần phá dỡ bằng cách loại bỏ bớt một số vật thừa, cấu kiện phi kết cấu;

b) Sau đó, làm giảm yếu trước kết cấu (giảm KNCL) công trình bằng cách phá dỡ bớt hoặc gây giảm yếu một số kết cấu chịu lực. Việc này phải được tính toán, kiểm tra kỹ để đảm bảo công trình vẫn đủ KNCL và ổn định trước các tác động của gió, va chạm hoặc các tác động khác.

CHÚ THÍCH: Các loại cấu kiện phi kết cấu xem CHÚ THÍCH 4 tại 2.10.1.1.

2.15.1.16  Khi sử dụng chất nổ để phá dỡ công trình hoặc một phần công trình, người sử dụng lao động phải xác lập vùng nguy hiểm do vụ nổ gây ra. Việc phá dỡ sử dụng chất nổ phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, các quy định tại 2.17 và các quy định khác của quy chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Khi xác lập vùng nguy hiểm, phải xem thêm các quy định tại 2.1.1.4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.1.18  Khi sử dụng các thiết bị như máy xúc, máy ủi để phá dỡ, phải xét đến các đặc điểm, kích thước của kết cấu bị phá dỡ và năng lực của thiết bị sử dụng. Sử dụng máy xúc, ủi xem quy định tại 2.5.

2.15.1.19  Khi sử dụng quả nặng để phá dỡ:

a) Vùng nguy hiểm quanh công trình phải có chiều rộng tối thiểu tính từ điểm tiếp xúc của quả nặng với công trình bằng 1,5 lần chiều cao của công trình được phá dỡ;

CHÚ THÍCH: Xem thêm các quy định về vùng nguy hiểm tại 2.1.1.4.

b) Các quả nặng phải được kiểm soát để không thể va đập vào các kết cấu hoặc công trình khác ở khu vực lân cận công trình bị phá dỡ.

2.15.1.20  Khi dùng gầu ngoạm (hoặc đầu búa) để phá dỡ, vùng nguy hiểm phải có khoảng cách tối thiểu là 8 m tính từ đường di chuyển của gầu (hoặc đầu búa).

2.15.1.21  Trong khi phá dỡ, nếu không có biện pháp ĐBAT để ngăn ngừa nguy hiểm do các vật rơi, phải lắp đặt sàn đỡ an toàn dọc theo tường hoặc mép ngoài của công trình bị phá dỡ. Sàn đỡ an toàn phải có bề rộng tối thiểu là 1,5 m và khả năng chịu hoạt tải tối thiểu là 6,0 kN/m2. Ngoài ra, để tránh các vật rơi văng ra từ sàn đỡ an toàn, phải bổ sung các lưới chắn an toàn theo phương thẳng đứng.

2.15.2  Phá dỡ tường

2.15.2.1  Tường phải được phá dỡ theo từng tầng, theo thứ tự từ mái xuống dưới.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.3  Phá dỡ sàn

2.15.3.1  Phải có sàn công tác hoặc đường đi phù hợp với đặc điểm của sàn, vị trí đứng, máy và thiết bị sử dụng để ĐBAT cho người lao động làm việc.

2.15.3.2  Các lỗ mở để chuyển phế liệu xuống dưới phải được rào chắn xung quanh.

2.15.3.3  Đối với các hệ dầm sàn, việc phá dỡ phải thực hiện theo trình tự từ dầm phụ đến dầm chính để ngăn ngừa nguy cơ sụp đổ kết cấu.

2.15.4  Phá dỡ kết cấu kim loại

2.15.4.1  Khi cắt hoặc phá dỡ kết cấu kim loại, phải có các biện pháp ngăn ngừa nguy hiểm do kết cấu có thể bị vặn xoắn, bung liên kết hoặc sụp đổ bất ngờ.

CHÚ THÍCH: Các biện pháp ngăn ngừa nguy hiểm cũng phải được thực hiện khi cắt cốt thép, thép bên trong kết cấu bê tông.

2.15.4.2  Kết cấu kim loại phải được phá dỡ theo từng lớp (tầng).

2.15.4.3  Các bộ phận kết cấu kim loại phải được hạ xuống từ từ.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.5.1  Không được phép phá dỡ các công trình cao dạng cột, trụ, tháp (ví dụ: trụ cầu, ống khói, tượng đài) bằng biện pháp nổ mìn hoặc lật đổ, trừ trường hợp không gian xung quanh đủ rộng để đảm bảo kết cấu bị phá dỡ có thể đổ xuống một cách an toàn.

2.15.5.2  Người lao động không được phép đứng ở đỉnh công trình cao.

2.15.5.3  Phế liệu chỉ được phép chuyển đi trong thời gian không thực hiện công việc phá dỡ hoặc trong các điều kiện được kiểm soát để ĐBAT.

2.15.6  Phá dỡ công trình có sử dụng amiăng

2.15.6.1  Trong trường hợp phá dỡ công trình có sử dụng amiăng, người lao động thường phải tiếp xúc với bụi, phế liệu có chứa amiăng là chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Do vậy, người sử dụng lao động phải có các biện pháp và trang bị cho người lao động các PTBVCN (ví dụ: mặt nạ chống bụi) khi mức độ bụi amiăng vượt giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 02:2019/BYT.

2.16  Điện

2.16.1  Quy định chung

2.16.1.1  Tất cả các hệ thống điện (bao gồm thiết bị điện, đường dây dẫn điện, các phụ kiện) và các công việc có liên quan trên công trường, công trình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực, ATVSLĐ, pháp luật chuyên ngành khác có liên quan và các quy định dưới đây.

2.16.1.2  Các công việc khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, thử nghiệm, kiểm định, nghiệm thu, quản lý, sử dụng, vận hành, sửa chữa, bảo trì và tháo dỡ (nếu có) đối với hệ thống điện phải:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Tuân thủ quy định của các QCVN về an toàn và kỹ thuật điện, bao gồm: QCVN 01:2020/BCT, QCVN QTĐ 5:2009/BCT, QCVN QTĐ 6:2009/BCT, QCVN QTĐ 7:2009/BCT, QCVN QTĐ 8:2010/BCT, Quy phạm Trang bị điện ngày 11/7/2006 và các quy định khác liên quan đến thiết bị điện, PTBVCN, PCCC nêu tại quy chuẩn này.

2.16.1.3  Trước khi bắt đầu và trong quá trình thi công, lắp đặt hệ thống điện, người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện đầy đủ các quy định ĐBAT có liên quan đến các công việc thi công nêu tại 2.1 và các mục khác của quy chuẩn này, đặc biệt, phải có đầy đủ các nội dung sau:

a) Biện pháp thi công, lắp đặt và ĐBAT điện theo quy định của các QCVN về an toàn điện (xem 2.16.1.2);

b) PTBVCN chuyên dụng để ĐBAT trước các nguy cơ bị điện giật tại công trường;

c) Phương án cứu nạn cho các trường hợp tai nạn hoặc sự cố có liên quan đến điện.

2.16.1.4  Thiết bị điện, hệ thống điện phải có kích thước và đặc điểm phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện làm việc của chúng; và phải:

a) Đủ độ bền cơ học để áp ứng điều kiện làm việc trong quá trình thi công, lắp đặt và vận hành;

b) Không bị hư hỏng (hoặc phải có biện pháp bảo vệ tránh hư hỏng) do nước, bụi, các tác động của nhiệt độ hoặc hóa chất.

2.16.1.5  Thiết bị điện, hệ thống điện phải được thi công, lắp đặt và bảo trì để ngăn ngừa được các yếu tố nguy hiểm do giật điện, cháy nổ từ bên ngoài.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.16.1.7  Việc cấp điện cho các thiết bị điện phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị đóng cắt; thiết bị đóng cắt phải được sử dụng cả trong trường hợp khẩn cấp.

2.16.1.8  Các thiết bị điện, ổ cắm điện, đầu cấp điện (outlets) phải được đánh dấu, dán nhãn để thông báo, chỉ định rõ ràng về mục đích và điện áp sử dụng.

2.16.1.9  Các khu vực có lắp đặt điện phải có đầy đủ các thông tin dưới dạng bản vẽ hoặc chỉ dẫn rõ ràng về việc bố trí, lắp đặt các thiết bị và mạch điện. Trên công trường, các mạch điện và thiết bị phải được nhận diện bằng dán nhãn hoặc các phương pháp hiệu quả khác.

2.16.1.10  Mạch điện và các thiết bị điện sử dụng điện áp khác nhau trong cùng một hệ thống điện phải được phân biệt rõ ràng bằng các dấu hiệu dễ thấy như đánh dấu, dán nhãn bằng các màu khác nhau.

2.16.1.11  Phải có các biện pháp phù hợp để ngăn hệ thống điện tiếp nhận dòng điện có điện áp cao hơn quy định kỹ thuật của chúng.

2.16.1.12  Phải lắp đặt hệ thống bảo vệ chống sét cho các thiết bị điện, hệ thống điện căn cứ vào điều kiện thực tế trên công trường, công trình và quy định kỹ thuật của các thiết bị điện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu về chống sét trên công trường, công trình xem thêm quy định tại 2.1.10.

2.16.1.13  Đường dây truyền dẫn tín hiệu viễn thông không được bố trí cùng với đường dây trung thế và cao thế.

2.16.1.14  Trong môi trường dễ cháy nổ hoặc trong các kho chứa chất nổ, chất lỏng dễ cháy phải sử dụng dây dẫn điện và thiết bị điện có khả năng chống cháy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.16.1.15  Trên công trường, công trình, các thông báo, cảnh báo sau đây phải được bố trí ở những nơi phù hợp, dễ thấy:

a) Cấm người không có thẩm quyền (hoặc nhiệm vụ) vào phòng thiết bị điện hoặc thao tác, can thiệp vào các thiết bị điện;

b) Hướng dẫn cụ thể về trình tự phải thực hiện trong các trường hợp: Hỏa hoạn, sơ cứu, cấp cứu, hồi sức cho những người bị điện giật;

c) Tên và cách thức liên lạc (địa chỉ, điện thoại hoặc cách thức liên lạc hiệu quả khác) của ít nhất 02 (hai) người được giao nhiệm vụ quản lý an toàn điện để thông báo, liên lạc khi xảy ra tai nạn do điện, sự cố nguy hiểm như cháy, nổ thiết bị hoặc sự cố khác.

2.16.1.16  Thông báo, cảnh báo phù hợp phải được bố trí ở các khu vực tiếp xúc hoặc gần với thiết bị điện có thể gây nguy hiểm.

2.16.1.17  Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ và đảm bảo tất cả những người sử dụng, vận hành thiết bị điện đều biết và hiểu rõ về các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra từ các thiết bị điện hoặc từ việc sử dụng điện.

2.16.2  Kiểm tra và bảo trì

2.16.2.1  Trước khi sử dụng, các thiết bị điện, hệ thống điện phải được kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định theo quy định tại 2.16.1.2 và 2.16.3.1 để đảm bảo phù hợp với mục đích và an toàn cho sử dụng.

2.16.2.2  Trước mỗi ca làm việc, người sử dụng, vận hành thiết bị điện phải kiểm tra kỹ tình trạng bề ngoài thiết bị và dây dẫn điện; đặc biệt chú ý đến các dây dẫn điện trong quá trình sử dụng thường xuyên bị uốn, bị gập hoặc chịu các tác động vật lý khác và chỉ sử dụng, vận hành thiết bị điện khi ĐBAT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Xem thêm quy định tại 2.16.2.8.

2.16.2.4  Trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến dây dẫn điện, thiết bị điện mà chúng không bắt buộc phải luôn duy trì ở tình trạng có điện, phải tuân thủ các quy định sau:

a) Người quản lý an toàn điện phải ngắt điện, kiểm tra để chắc chắn là trong dây dẫn, thiết bị không còn điện sau khi đã ngắt điện;

b) Phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa (biển cảnh báo, rào chắn tạm, có người giám sát) để ngăn chặn việc đóng điện hoặc thiết bị khởi động ngoài chủ định;

c) Các dây dẫn điện, thiết bị điện phải được nối đất, có biển cảnh báo ”Đã nối đất” và xử lý đoản mạch;

d) Các bộ phận mang điện hoặc thiết bị điện đang hoạt động ở khu vực lân cận phải được bảo vệ phù hợp (bằng biển cảnh báo, rào chắn tạm, có người giám sát) để tránh tiếp xúc ngẫu nhiên.

2.16.2.5  Sau khi hoàn thành các công việc liên quan đến dây dẫn điện, thiết bị điện, việc cấp điện lại phải theo lệnh của người quản lý an toàn điện sau khi đã kiểm tra và xác nhận là đã xử lý đoản mạch, hệ thống nối đất và nơi làm việc ĐBAT.

2.16.2.6  Người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, tháo dỡ thiết bị điện, hệ thống điện phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ và các PTBVCN an toàn điện (găng tay cao su, tấm hoặc thảm che chắn và những phương tiện khác) theo quy định tại 2.19 và quy định an toàn của ngành điện.

2.16.2.7  Dây dẫn điện, thiết bị điện phải luôn được xem là đang có điện; trừ trường hợp đã kiểm tra kỹ để chắc chắn là chúng không có điện.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.16.3  Thử nghiệm, kiểm định

2.16.3.1  Thiết bị điện, hệ thống điện đã lắp đặt phải được thực hiện kiểm tra, thử nghiệm và (hoặc) kiểm định theo các quy định của pháp luật về điện lực, ATVSLĐ và của các cơ quan có thẩm quyền. Tất cả các kết quả kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định phải được lưu lại.

CHÚ THÍCH: Theo quy định hiện hành, danh mục và nội dung các dụng cụ, trang thiết bị điện đã lắp đặt phải thực hiện kiểm định nêu tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương.

2.16.3.2  Việc kiểm tra, thử nghiệm và (hoặc) kiểm định định kỳ phải chỉ rõ được mức độ hiệu dụng của các thiết bị bảo vệ rò rỉ điện, hệ thống nối đất.

2.16.3.3  Phải đặc biệt chú ý đến việc nối đất của các thiết bị điện, đảm bảo sự liên tục của lớp bảo vệ (hoặc bao che) dây dẫn điện, tình trạng của các điện cực và kháng cách điện (insulation resistance), chống hư hỏng do tác động cơ học và tình trạng đấu nối tại các điểm nguồn cấp.

2.17  Chất nổ

2.17.1  Quy định chung

2.17.1.1  Việc lưu trữ, vận chuyển, thao tác (xử lý); sử dụng chất nổ (vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, thuốc nổ) và các thiết bị kèm theo để thực hiện các vụ nổ (sau đây viết gọn là thi công nổ mìn); loại bỏ chất nổ và các công việc khác có liên quan đến thi công nổ mìn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, các QCVN có liên quan và các quy định trong quy chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Các quy định kỹ thuật có liên quan đến chất nổ, bao gồm: QCVN 01:2014/BCT, QCVN 01:2015/BCT, QCVN 01:2019/BCT, QCVN 02:2012/BCT, QCVN 02:2013/BCT, QCVN 02:2015/BCT, QCVN 03:2012/BCT, QCVN 03:2013/BCT, QCVN 03:2015/BCT, QCVN 03:2020/BCT, QCVN 04:2012/BCT, QCVN 04:2015/BCT, QCVN 04:2020/BCT, QCVN 05:2012/BCT, QCVN 05:2015/BCT, QCVN 05:2020/BCT, QCVN 06:2012/BCT, QCVN 06:2015/BCT, QCVN 06:2020/BCT, QCVN 07:2012/BCT, QCVN 07:2015/BCT, QCVN 08:2015/BCT và các quy định kỹ thuật khác của cơ quan có thẩm quyền về sử dụng chất nổ, thiết bị nổ.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.17.1.3  Trước khi thi công nổ mìn, biện pháp thi công và ĐBAT phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; trong đó phạm vi công việc và trách nhiệm của những người liên quan phải được thể hiện chi tiết bằng văn bản.

2.17.1.4  Thiết bị kích nổ, cầu chì an toàn, hệ thống dây điện và các thiết bị nổ mìn khác phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các QCVN có liên quan nêu tại 2.17.1.1.

2.17.1.5  Chỉ được phép tháo vỏ bọc bảo vệ nguyên bản của chất nổ ngay trước khi bắt đầu sử dụng chúng.

2.17.1.6  Để giảm thiểu các nguy cơ gây mất an toàn, trừ trường hợp bất khả kháng, phải thực hiện việc thi công nổ mìn:

a) Trong giờ nghỉ hoặc ngoài giờ làm việc;

b) Trên mặt đất vào ban ngày.

2.17.1.7  Trong trường hợp phải thực hiện thi công nổ mìn trên mặt đất vào ban đêm, đường đi phải được chiếu sáng đầy đủ.

2.17.1.8  Nếu việc thi công nổ mìn có thể gây nguy hiểm cho người của các tổ chức khác hoặc người ở khu vực lân cận:

a) Thời gian chuẩn bị và thời điểm thực hiện việc nổ mìn phải được thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để biết;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn xâm nhập vùng nguy hiểm và bố trí người canh gác, giám sát.

2.17.1.9  Trước khi nạp chất nổ hoặc đưa chất nổ vào vị trí, tất cả những người không có nhiệm vụ thi công nổ mìn phải ra khỏi vùng nguy hiểm.

CHÚ THÍCH: Vùng nguy hiểm phải được quy định rõ trong biện pháp thi công và ĐBAT, được xác định căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của vụ nổ đến người và các công trình, thiết bị có liên quan và các quy định tại 2.1.1.4. Cần lưu ý là ảnh hưởng của rung động cũng có thể làm rơi các vật, cấu kiện đang lắp dựng hoặc treo/gắn trên các công trình ở gần khu vực thi công nổ mìn.

2.17.1.10  Phải có người giám sát, bảo vệ các lỗ khoan đã nạp chất nổ hoặc khu vực đã đặt chất nổ liên tục 24/24 giờ.

2.17.1.11  Tại thời điểm phù hợp, trước khi phát đi tín hiệu cảnh báo cuối cùng về thời điểm thực hiện vụ nổ, tất cả người đang ở trong vùng nguy hiểm phải được di chuyển đến địa điểm an toàn đã được xác định trước (theo biện pháp thi công và ĐBAT đã được phê duyệt).

2.17.1.12  Tín hiệu cảnh báo cuối cùng phải to, rõ ràng, không thể gây nhầm lẫn ở thời điểm 01 (một) phút trước khi kích nổ. Sau khi hoàn thành vụ nổ và các điều kiện ĐBAT đã được người quản lý thi công nổ mìn xác nhận, phải phát tín hiệu thông báo “Vụ nổ đã hoàn thành và đảm bảo an toàn”.

2.17.1.13  Để ngăn chặn người xâm nhập vào vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện vụ nổ, phải thực hiện đầy đủ các quy định sau:

a) Có rào chắn chống xâm nhập;

b) Bố trí ở nơi dễ thấy các biển báo “Chú ý quan sát - Khu vực thi công nổ mìn”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Bố trí ở nơi dễ thấy các thông báo về việc thi công nổ mìn;

đ) Bố trí đủ người giám sát, bảo vệ liên tục 24/24 giờ.

2.17.1.14  Cấm hút thuốc, sử dụng lửa trần trong khu vực thi công nổ mìn.

2.17.1.15  Việc thi công nổ mìn dưới nước xem thêm các quy định tại 2.14.

2.17.2  Lưu trữ, vận chuyển và thao tác (xử lý) với chất nổ

2.17.2.1  Chất nổ không sử dụng hết phải được hoàn trả về đúng kho đã xuất ra và phải ghi chép đầy đủ thông tin khi xuất ra và khi hoàn trả.

2.17.2.2  Chất nổ, thiết bị kích nổ phải được lưu trữ và vận chuyển riêng biệt.

2.17.2.3  Người đang làm nhiệm vụ lưu trữ, vận chuyển, thao tác (xử lý) với chất nổ không được phép hút thuốc hoặc mang theo đèn (thiết bị) chiếu sáng không phù hợp với quy định về ĐBAT chống cháy, nổ.

2.17.2.4  Phương tiện giao thông sử dụng để vận chuyển chất nổ phải:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Có sàn gỗ vững chắn hoặc sàn kim loại không phát ánh sáng;

c) Có cấu tạo phù hợp để ngăn ngừa chất nổ bị rơi ra ngoài;

d) Có tối thiểu 02 (hai) bình chữa cháy phù hợp;

đ) Được đánh dấu rõ ràng bằng một lá cờ có màu đỏ hoặc màu phù hợp với quy định; có chữ hoặc cách thức phù hợp khác để nhận biết chúng đang được sử dụng vận chuyển chất nổ.

2.17.2.5  Chất nổ, thiết bị kích nổ phải được vận chuyển riêng trong các thùng chứa chuyên dụng nguyên bản hoặc trong các thùng kín chuyên dụng bằng kim loại không phát ánh sáng.

2.17.2.6  Không được phép vận chuyển các loại chất nổ khác nhau trong cùng một thùng chứa.

2.17.2.7  Các thùng chứa phải được đánh dấu (hoặc dán nhãn) để nhận biết chính xác loại chất nổ được chứa bên trong.

2.17.2.8  Kho chứa chất nổ để sử dụng lâu dài phải tuân thủ quy định của QCVN 01:2019/BCT và các quy định sau:

a) Đặt ở vị trí đảm bảo khoảng cách an toàn cho các công trình, khu vực đang được sử dụng (có người ở, làm việc hoặc có người, phương tiện giao thông qua lại);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và chống được các tác động của sương, băng giá;

d) Có khóa chắc chắn và có người bảo vệ liên lục 24/24 giờ.

2.17.2.9  Trong kho chứa chất nổ:

a) Chỉ được sử dụng các thiết bị chiếu sáng điện, có khả năng chống cháy, nổ;

b) Không được lưu trữ chất dễ cháy hoặc hoặc sử dụng các vật kim loại phát sáng được.

2.17.2.10  Trong kho chứa chất nổ hoặc trong vùng nguy hiểm tại công trường (khu vực đã có chất nổ được chuyển đến), cấm thực hiện các hành vi sau:

a) Hút thuốc lá;

b) Sử dụng diêm, lửa trần, bóng đèn chiếu sáng không có khả năng chống cháy, nổ;

c) Sử dụng vũ khí;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.17.2.11  Không được mở kho chứa chất nổ vào lúc đang có bão điện từ (bão mặt trời) hoặc trước thời điểm xuất hiện bão điện từ.

CHÚ THÍCH: Phải liên tục theo dõi tình hình, dự báo thời tiết trong ngày, đặc biệt chú ý ở các khu vực, vùng thường xuyên có giông sét, lốc xoáy và thông tin về bão điện từ.

2.17.2.12  Trường hợp chất nổ, thiết bị kích nổ bắt buộc phải lưu trữ tạm thời bên ngoài kho chứa: Phải sử dụng kho tạm hoặc thùng chứa di động chuyên dụng có quy mô phù hợp với số lượng chất nổ, thiết bị kích nổ theo các yêu cầu về lưu trữ chất nổ quy định trong quy chuẩn này và QCVN 01:2019/BCT.

2.17.2.13  Người đi lại trong kho chứa chất nổ phải sử dụng giày, dép chuyên dụng hoặc phải sử dụng bao chuyên dụng để bọc giày, dép.

2.17.2.14  Chỉ những người có thẩm quyền thao tác (xử lý) với chất nổ mới được phép có chìa khóa của kho chứa, kho tạm hoặc thùng chuyên dụng chứa chất nổ.

2.17.2.15  Không được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ phát tia lửa hoặc ánh sáng (ví dụ: máy cắt kim loại) để mở các thùng chứa chất nổ.

2.17.2.16  Phải có biện pháp để bảo vệ chất nổ trước các tác động do va chạm.

2.17.2.17  Cấm mang chất nổ trong người.

2.17.2.18  Ngay sau khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bão điện từ, người sử dụng lao động phải đưa tất cả người lao động ra khỏi khu vực lưu trữ hoặc sử dụng chất nổ đến nơi an toàn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.17.3  Loại bỏ chất nổ

2.17.3.1  Việc loại bỏ chất nổ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; phù hợp với chỉ dẫn của nhà sản xuất, các QCVN 01:2012/BQP, QCVN 03:2017/BQP và các quy định khác có liên quan do Bộ Quốc phòng ban hành.

2.17.3.2  Không được phép đốt vật liệu sử dụng để bọc hoặc đóng gói chất nổ trong bếp, lò đốt hoặc trong không gian hạn chế khác. Không được phép ở trong khu vực có bán kính 30 m tính từ vị trí đốt vật liệu bọc hoặc đóng gói chất nổ.

2.18  Yếu tố có hại, sơ cứu và dịch vụ y tế nghề nghiệp

2.18.1  Quy định chung

2.18.1.1  Đối với các công việc mà người lao động có nguy cơ gặp phải các yếu tố có hại (xem 1.4.32), người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để ĐBAT cho người lao động.

2.18.1.2  Người sử dụng lao động phải nhận diện và phân chia các yếu tố có hại theo các cấp độ khác nhau dựa trên mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của con người để có các biện pháp ĐBAT tương ứng, phù hợp với đặc điểm của loại công việc, đặc điểm sử dụng, vận hành các loại máy, thiết bị thi công, đặc điểm của các chất, hóa chất và tình trạng bức xạ, phóng xạ tại công trường.

CHÚ THÍCH: Yếu tố có hại có thể chuyển thành yếu tố nguy hiểm nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ĐBAT hiệu quả và phù hợp với loại công việc, điều kiện, môi trường làm việc.

2.18.1.3  Các biện pháp ĐBAT phải tập trung vào việc loại bỏ hoặc làm giảm nguy cơ từ nguồn phát sinh các chất, hóa chất nguy hiểm và đặc biệt lưu ý đến các nội dung sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp hoặc giảm thiểu tác động của các yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức và quản trị;

c) Có biện pháp giảm tiếng ồn, rung động do các máy, thiết bị thi công hoặc công việc thi công gây ra;

d) Kiểm soát việc xả thải, phát tán các chất, hóa chất nguy hiểm vào môi trường;

đ) Đào tạo, huấn luyện về cách thao tác đúng (kể cả tư thế đứng), phương pháp thực hiện đúng hoặc quy trình phải tuân thủ để người lao động tránh được các chấn thương, tai nạn ngoài ý muốn, bệnh nghề nghiệp khi họ phải: Nâng, bốc, mang, vác các vật nặng hoặc sử dụng các thiết bị cầm tay; làm việc ở các vị trí cố định; thực hiện các thao tác, công việc có tính chất lặp đi lặp lại;

e) Có biện pháp bảo vệ phù hợp để ứng phó với các điều kiện khí hậu có khả năng gây nguy hiểm cho người lao động;

g) Ngoài ra, khi các nội dung nêu từ điểm a đến e tại mục này không phù hợp hoặc không thể thực hiện được đầy đủ, người sử dụng lao động phải thực hiện các nội dung sau:

- Đào tạo, huấn luyện cho người lao động về tất cả những kiến thức, kỹ năng để loại bỏ hoặc giảm thiểu các yếu tố có hại;

- Cung cấp đầy đủ và yêu cầu người lao động sử dụng các PTBVCN phù hợp với từng loại công việc phải thực hiện.

2.18.2  Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Việc xác nhận cơ sở y tế (hoặc dịch vụ y tế khác) phù hợp, đảm bảo điều kiện thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

2.18.2.2  Người lao động phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và được giám sát để đảm bảo sức khỏe phù hợp với loại công việc được giao.

CHÚ THÍCH: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ theo loại công việc thực hiện theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế).

2.18.2.3  Người sử dụng lao động phải:

a) Lập kế hoạch và thực hiện quan trắc, kiểm soát môi trường lao động theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ;

b) Trước khi thi công, phổ biến cho người lao động biết và hiểu về tất cả các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm trên công trường; đào tạo, huấn luyện để người lao động có thể chủ động tránh được các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của họ xuất phát từ các loại công việc khác nhau trên công trường (kể cả công việc mà họ không thực hiện nhưng có thể bị ảnh hưởng).

2.18.2.4  Người sử dụng lao động phải thực hiện việc đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ; đặc biệt lưu ý các trường hợp sau:

a) Khi có thay đổi liên quan đến người lao động về: Công việc (hoặc nhiệm vụ); máy, thiết bị thi công; công nghệ thi công; quy trình và biện pháp thi công; vật tư, vật liệu, sản phẩm và các chất sẽ sử dụng; thiết bị bảo vệ, PTBVCN và các thay đổi khác (nếu có);

b) Người lao động không làm việc từ 06 (sáu) tháng trở lên ở công trường.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.18.3.1  Tại công trường, người sử dụng lao động phải đảm bảo luôn có bộ phận y tế sẵn sàng 24/24 giờ để thực hiện sơ cứu và xử lý sơ bộ các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người lao động do gặp tai nạn hoặc bị ốm theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và y tế.

2.18.3.2  Việc thiết lập bộ phận y tế (nhân sự, cơ sở vật chất) phải được thể hiện bằng văn bản và phải được thống nhất với các tổ chức đại diện của người lao động.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ bộ phận y tế xem 2.18.3.6.

2.18.3.3  Trong trường hợp người lao động có nguy cơ gặp phải các yếu tố nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của họ (ví dụ: bị đuối nước, chịu áp suất cao, ngạt do khí độc, điện giật), người làm nhiệm vụ sơ cứu phải thành thạo về kỹ thuật hồi sức, các kỹ thuật cứu sinh khác và quy trình cứu nạn phù hợp với loại tai nạn lao động.

2.18.3.4  Thiết bị cứu nạn và hồi sức phải phù hợp với yêu cầu. Cáng cứu thương phải có sẵn tại công trường.

2.18.3.5  Bộ (hộp) dụng cụ sơ cứu phải:

a) Được trang bị tại nơi làm việc kể các vị trí tách biệt như đường đi phục vụ bảo trì (nếu phù hợp), trên các phương tiện vận chuyển, máy, thiết bị thi công khác;

b) Được bảo vệ chống ô nhiễm do bụi, hơi ẩm, dầu mỡ, hóa chất và những yếu tố khác có thể làm hư hỏng chúng;

c) Không được chứa bất cứ thứ gì khác ngoài vật tư, dụng cụ sử dụng cho sơ cứu;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) Được người quản lý bộ phận y tế hoặc người làm nhiệm vụ sơ cứu thường xuyên kiểm tra và bảo quản đúng cách.

2.18.3.6  Yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực của bộ phận y tế công trường phải căn cứ vào số lượng người lao động làm việc trong một ca bất kỳ theo quy định của pháp luật về y tế và phải căn cứ vào các loại tai nạn có thể có trên công trường để chuẩn bị vật tư, trang thiết bị y tế phù hợp. Bộ phận y tế phải do người có trình độ, đủ điều kiện theo quy định quản lý và chịu trách nhiệm.

CHÚ THÍCH 1: Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định: Nếu có hơn 300 người làm việc trở lên thì phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu riêng; các yêu cầu về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất khác của khu vực sơ cứu, cấp cũng được quy định chi tiết trong Thông tư này.

CHÚ THÍCH 2: Nếu người lao động phải làm việc dưới nước ở độ sâu hơn 10 m mà không có máy, thiết bị lặn chuyên dụng hoặc làm việc trong môi trường khí nén có áp suất cao thì phải trang bị buồng điều áp hoặc thiết bị điều áp.

2.18.4  Chất, hóa chất nguy hiểm

2.18.4.1  Người sử dụng lao động phải thông báo, phổ biến, hướng dẫn (xem 2.18.4.6) để người lao động biết về các chất, hóa chất nguy hiểm (xem 1.4.7) có mặt hoặc được sử dụng trên công trường.

CHÚ THÍCH 1: Tổ chức, cá nhân thiết kế, sản xuất, cung cấp vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị cho công trường phải cung cấp thông tin về sự có mặt của các chất, hóa chất nguy hiểm cho người sử dụng lao động.

CHÚ THÍCH 2: Cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức nghề nghiệp cần tìm hiểu và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan về các chất, hóa chất độc hại mới đưa vào sử dụng (hoặc mới phát hiện) trong các vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước.

2.18.4.2  Việc vận chuyển, lưu trữ, sử dụng chất, hóa chất nguy hiểm trên công trường phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về hóa chất, bảo vệ môi trường và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.18.4.3  Việc sử dụng và loại bỏ các vật liệu, sản phẩm, phương tiện (bao, gói, thùng, hộp, chai) dùng để chứa chất, hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hóa chất và các QCVN hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH 1: Danh mục các QCVN về môi trường nêu tại 1.3.1.

CHÚ THÍCH 2: Việc ĐBAT trong sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ quy định tại QCVN 05A:2020/BCT và các QCVN khác có liên quan.

2.18.4.4  Các phương tiện chứa chất, hóa chất nguy hiểm phải có nhãn ghi rõ chất, hóa chất bên trong và các đặc điểm của chúng, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng an toàn (kể cả biện pháp và quy trình xử lý an toàn trong trường hợp bị tràn, rò rỉ, đổ) theo quy định.

2.18.4.5  Phải tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và quy trình xử lý an toàn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất trong trường hợp bị tràn, rò rỉ, đổ.

2.18.4.6  Thông báo về chất, hóa chất nguy hiểm trên công trường phải được bố trí tại các vị trí dễ thấy ở nơi làm việc, trên công trường và phải đảm bảo để người lao động biết, hiểu rõ.

CHÚ THÍCH: Danh mục các chất, hóa chất nguy hiểm, bị cấm sử dụng quy định tại Phụ lục của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

2.18.4.7  Việc sử dụng các chất, hóa chất nguy hiểm trong thi công phải ưu tiên các biện pháp khác ngoài phun (như sử dụng bàn chải hoặc con lăn).

2.18.4.8  Trường hợp bắt buộc phải dùng các chất, hóa chất, dung môi độc hại, dễ bay hơi để pha loãng, sơn thì phải đảm bảo thông gió tổng thể và cục bộ. Nếu không đảm bảo hoặc không thực hiện được việc thông gió thì phải sử dụng các phương tiện bảo vệ hô hấp và các biện pháp ĐBAT hóa chất khác.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 2: Sơn, chất kết dính chứa các chất, hóa chất độc hại nên sử dụng loại dễ hòa tan được trong nước.

2.18.4.9  Khi sử dụng các chất, hóa chất nguy hiểm, người lao động phải:

a) Tránh để da tiếp xúc với các chất, hóa chất nguy hiểm, đặc biệt với các loại có thể xâm nhập qua da (ví dụ: một số chất bảo quản gỗ) hoặc có thể gây viêm da (ví dụ: xi măng ướt);

b) Phải vệ sinh cá nhân, làm sạch quần áo, dụng cụ ngay sau khi thực hiện công việc có liên quan đến chất, hóa chất nguy hiểm.

CHÚ THÍCH: Dị ứng hoặc viêm da do một số chất nhất định có thể giảm thiểu bằng cách sử dụng các chất phụ gia khác (các chất phụ gia này có thể đưa vào từ giai đoạn sản xuất; ví dụ: thêm sắt sunfat vào xi măng và các sản phẩm xi măng có chứa crom hóa trị sáu).

2.18.4.10  Đối với các chất, hóa chất gây ung thư đã được cơ quan thẩm quyền công bố (ví dụ: nhựa đường, sợi amiăng, một số loại dầu nặng và một số loại dung môi khác) phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để tránh tiếp xúc với da hoặc hít phải chúng.

CHÚ THÍCH: Ngoài các chất, hóa chất đã được công bố là chất gây ung thư, cần đặc biệt chú ý tới các chất, hóa chất đã có bằng chứng là tác nhân gây ung thư.

2.18.5  Không khí nguy hiểm, độc hại

2.18.5.1  Nếu nơi làm việc của người lao động có không khí nguy hiểm, độc hại thì phải thực hiện tất cả các biện pháp ĐBAT theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ và các QCVN có liên quan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu về điều kiện an toàn làm việc trong môi trường không khí nguy hiểm, độc hại quy định tại QCVN 34:2018/BLĐTBXH và QCVN 03:2019/BYT.

2.18.5.2  Người sử dụng lao động phải đo, kiểm tra chất lượng không khí tại nơi làm việc và phải xác lập các điều kiện để vào nơi làm việc có không khí nguy hiểm, độc hại. Bên trong khu vực có không khí nguy hiểm, độc hại phải có thiết bị, biện pháp cảnh báo khi chất lượng không khí không đảm bảo theo quy định. Nếu không khí không đảm bảo điều kiện để làm việc thì người sử dụng lao động phải có biện pháp xử lý và xác nhận là đã ĐBAT. Việc ra vào khu vực có không khí nguy hiểm, độc hại phải được giám sát bởi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ và tuân thủ các quy định tại 2.18.5.4, 2.18.5.5.

CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công, quản lý an toàn của nhà thầu hoặc giám sát an toàn, xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).

CHÚ THÍCH 2: Việc đo, kiểm tra chất lượng không khí phải được lặp lại theo các khoảng thời gian phù hợp và tối thiểu 01 (một) lần trong mỗi ca làm việc.

CHÚ THÍCH 3: Việc đo, kiểm tra không khí phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoặc được huấn luyện, đào tạo theo quy định của pháp luật thực hiện.

2.18.5.3  Đối với các không gian hạn chế, khu vực có không khí dễ cháy, nổ: Không được phép sử dụng ánh sáng trần, lửa trần hoặc thực hiện các công việc tạo nhiệt (ví dụ: hàn, cắt) trừ trường hợp đã kiểm tra, xử lý và khẳng định an toàn bởi người có thẩm quyền. Việc đo, kiểm tra, xử lý và ra vào không gian hạn chế, khu vực có không khí dễ cháy, nổ phải thực hiện theo quy định tại 2.18.5.2, 2.18.5.4 và 2.18.5.5. Chỉ được sử dụng các thiết bị, dụng cụ không phát tia lửa, đèn cầm tay có bảo vệ chống cháy và đèn pin an toàn để thực hiện kiểm tra ban đầu, khi vệ sinh làm sạch hoặc các công việc cần thiết khác để ĐBAT.

2.18.5.4  Không được phép vào không gian hạn chế, khu vực có không khí nguy hiểm, độc hại trừ trường hợp chất lượng không khí đã được người có thẩm quyền (xem 2.18.5.2) kiểm tra, xác nhận là ĐBAT để làm việc và có thông gió đảm bảo.

2.18.5.5  Nếu các điều kiện quy định tại 2.18.5.4 không được đáp ứng đầy đủ, người lao động chỉ được phép vào khu vực nêu tại 2.18.5.4 khi đã được cung cấp và sử dụng các phương tiện, thiết bị ĐBAT bao gồm đường cấp khí để thở (hoặc thiết bị thở cá nhân), dây an toàn với dây cứu sinh và các PTBVCN cần thiết khác. Thời gian làm việc của người lao động căn cứ vào khoảng thời gian sử dụng an toàn của các thiết bị cấp khí và phải được người sử dụng lao động quy định, giám sát.

2.18.5.6  Khi người lao động đang ở trong không gian hạn chế hoặc khu vực có không khí nguy hiểm, độc hại, người sử dụng lao động phải đảm bảo:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Có người làm nhiệm vụ cứu nạn trực bên trong khu vực làm việc hoặc ở gần các lỗ mở, cửa mở (nơi dẫn đến khu vực có không khí ĐBAT);

c) Có đủ các phương tiện, phương pháp liên lạc hiệu quả giữa người lao động với những người làm nhiệm vụ cứu nạn.

2.18.6  Nguy cơ phóng xạ, bức xạ

2.18.6.1  Bức xạ ion hóa

2.18.6.1.1  Trong trường hợp người lao động phải làm việc ở nơi có nguy cơ tiếp xúc với bức xạ ion hóa, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và biện pháp ĐBAT với các quy định nghiêm ngặt để thực hiện, giám sát và ĐBAT cho người lao động theo các quy định.

CHÚ THÍCH 1: Người lao động có nguy cơ cao tiếp xúc với bức xạ ion hóa khi phải làm việc trong các cơ sở công nghiệp năng lượng hạt nhân hoặc bên trong các công trình có chứa vật liệu hạt nhân hoặc phải thực hiện các công việc có sử dụng nguồn phóng xạ.

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu cụ thể về ĐBAT, an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

2.18.6.2  Bức xạ không ion hóa

2.18.6.2.1  Khi người lao động phải làm việc ở những nơi, khu vực mà họ phải tiếp xúc với bức xạ không ion hóa (đặc biệt trong các công việc hàn hoặc cắt bằng lửa), người sử dụng lao động phải trang bị và người lao động phải sử dụng các PTBVCN đầy đủ, phù hợp để bảo vệ mắt, mặt, da.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH: Việc ĐBAT cho người lao động phải tiếp xúc với bức xạ tia tử ngoại, điện từ trường, chiếu sáng và các nội dung khác quy định tại QCVN 23:2016/BYT, QCVN 21:2016/BYT, QCVN 25:2016/BYT và phải tuân thủ các quy định pháp luật khác về y tế.

2.18.7  Làm việc trong môi trường nóng, lạnh, ẩm

2.18.7.1  Người lao động phải làm việc trong môi trường nóng, lạnh hoặc ẩm ướt kéo dài có thể bị suy giảm sức khỏe. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong khi làm việc theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ và đặc biệt chú ý đến các nội dung sau:

a) Bố trí, sắp xếp hợp lý về khối lượng và thời gian làm việc phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lao động; đặc biệt chú ý đến người phải làm việc trong ca bin, trong không gian hạn chế, dưới nước hoặc ngoài trời;

b) Hướng dẫn để người lao động tự nhận biết được các biểu hiện sớm của rối loạn, mệt mỏi;

c) Cung cấp đầy đủ PTBVCN cho người lao động;

d) Theo dõi sức khỏe, giám sát y tế thường xuyên khi người lao động làm việc;

đ) Đảm bảo đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu;

e) Theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.18.8  Tiếng ồn và rung động

2.18.8.1  Để giảm các tác động có hại cho người lao động do tiếng ồn, rung động từ các máy, thiết bị thi công, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:

a) Ưu tiên sử dụng các loại máy, thiết bị thi công, quy trình và biện pháp thi công ít (giảm thiểu) tiếng ồn, rung động theo quy định tại 2.18.8.2;

b) Bố trí công việc hợp lý để người lao động giảm được việc tiếp xúc nhiều hoặc thời gian tiếp xúc trực tiếp với các máy, thiết bị và các hoạt động có tiếng ồn, rung động theo quy định tại 2.18.8.3;

c) Cung cấp cho người lao động các PTBVCN (loại có thể sử dụng cùng với mũ bảo hộ) để bảo vệ thính lực khi tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 24:2016/BYT và các quy định khác của pháp luật về ATVSLĐ;

d) Cung cấp găng tay bảo hộ phù hợp cho người lao động khi độ rung vượt quá giới hạn cho phép quy định tại QCVN 27:2016/BYT.

2.18.8.2  Các loại máy, thiết bị thi công, giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp, hiện đại cần được xem xét, ưu tiên lựa chọn để giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn, rung động như sau:

a) Sử dụng búa (máy, thiết bị) khoan, phá thủy lực, điện khí nén thay thế cho búa (máy, thiết bị) khoan, phá khí nén;

b) Sử dụng các máy đầm, rung; búa (máy, thiết bị) khoan có điều khiển từ xa;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Các biện pháp hỗ trợ hoặc giữ cho các công cụ điều khiển bằng tay tốt hơn để giảm các tác động của rung động hoặc giảm rung động tốt hơn trong việc điều khiển xe, máy (kể cả cho ghế ngồi trên xe, máy).

2.18.8.3  Người sử dụng lao động phải ưu tiên cho người lao động giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn, rung động trong khi vận hành các loại máy, thiết bị sau:

a) Búa, máy khoan, phá; máy nén khí;

b) Thiết bị cầm tay có tiếng ồn, độ rung lớn (ví dụ: các loại súng bắn đinh, vít);

c) Các loại máy đầm rung điều khiển bằng tay, đặc biệt là khi làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh.

2.18.9  Bụi

2.18.9.1  Để giảm các tác động có hại tới người lao động do bụi từ các máy, thiết bị và trong quá trình thi công, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:

a) Sử dụng máy, thiết bị thi công và áp dụng quy trình, biện pháp thi công ít phát sinh bụi;

b) Sử dụng các thiết bị, biện pháp đảm bảo kiểm soát bụi, đặc biệt là bụi mịn như sử dụng máy, thiết bị lọc bụi hoặc làm ẩm phù hợp và phải ĐBAT điện, hóa chất;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Cung cấp cho người lao động phương tiện bảo vệ đường hô hấp (loại có thể sử dụng cùng với mũ bảo hộ) khi nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 02:2019/BYT; đặc biệt tại những nơi có các loại bụi độc hại như bụi amiăng, bụi silic, bụi bông khoáng, bụi than.

2.18.10  Các tác nhân sinh học

2.18.10.1  Trong các khu vực có dịch bệnh hoặc các tác nhân sinh học như sinh vật, vi sinh vật, côn trùng, vi rút có hại có thể gây nguy hiểm hoặc gây bệnh cho người, chủ đầu tư và người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ĐBAT sinh học có xét đến phương thức lây truyền theo các quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền; đặc biệt lưu ý các nội dung sau:

a) Cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động về dịch bệnh, các tác nhân sinh học nguy hiểm, có hại ở công trường;

b) Bố trí khu vệ sinh đảm bảo cho người lao động theo quy định của QCVN 01:2011/BYT;

c) Có biện pháp cụ thể chống các sinh vật có hại (ví dụ: chuột và côn trùng) theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế;

d) Vệ sinh, khử trùng bằng hóa chất phù hợp và thực hiện tiêm chủng cho người lao động;

đ) Chuẩn bị sẵn thuốc giải độc, thuốc phòng ngừa và chữa bệnh phù hợp (đặc biệt là đối với các công trường ở vùng sâu, vùng xa, những nơi ở cách xa các cơ sở y tế);

e) Trang bị đầy đủ PTBVCN phù hợp (như quần, áo, giày, ủng, găng tay, kính bảo vệ, mũ, phương tiện bảo vệ) và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp khác.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.18.11.1  Các công việc sử dụng sức người để vận chuyển, nâng, hạ hoặc giữ các vật nặng có nguy cơ cao gây ra các vấn đề về an toàn, sức khỏe đối với người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải có biện pháp phù hợp để giảm thiểu tác động có hại đối với người lao động như giảm trọng lượng vật nâng và (hoặc) sử dụng máy, thiết bị thi công cơ khí để thay thế.

2.18.11.2  Chất thải, phế thải trên công trường phải được loại bỏ hoặc xử lý đúng cách, tránh tồn đọng trên công trường để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng.

CHÚ THÍCH: Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

2.19  Phương tiện bảo vệ cá nhân

2.19.1  Quy định chung

2.19.1.1  Ở những nơi làm việc có các yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm hoặc làm việc trong các điều kiện bất lợi, người sử dụng lao động phải trang bị đầy đủ cho người lao động các PTBVCN bao gồm quần, áo, giày ủng, mũ, găng tay và các loại dụng cụ, phương tiện cần thiết khác phù hợp với loại hình công việc, loại rủi ro theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH 1: Các quy định riêng về PTBVCN phù hợp với các loại hình công việc đã được nêu trong các mục tương ứng của quy chuẩn này.

CHÚ THÍCH 2: Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

2.19.1.2  PTBVCN được chọn phải xét đến các nguyên tắc ec-gô-nô-my, phải phù hợp các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các QCVN và tổ chức có liên quan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.19.1.3   Người sử dụng lao động phải:

a) Cung cấp cho người lao động các chỉ dẫn phù hợp (ví dụ: dạng tờ rơi) và hướng dẫn để người lao động sử dụng, bảo quản các PTBVCN đúng cách;

b) Kiểm tra, giám sát người lao động sử dụng các PTBVCN đúng cách;

c) Bố trí nơi cất giữ, bảo quản các PTBVCN theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất;

d) Bố trí người quản lý có hiểu biết đúng, đầy đủ về bản chất của các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm, loại phạm vi và khả năng của từng loại PTBVCN. Người quản lý PTBVCN chịu trách nhiệm về:

- Chọn lựa, bàn giao cho người lao động các PTBVCN phù hợp với yêu cầu ĐBAT và sức khỏe theo công việc mà họ phải thực hiện (kể cả khi họ phải tiếp xúc với các điều kiện bất lợi);

- Bố trí, sắp xếp hợp lý để các PTBVCN được lưu trữ, bảo quản, làm sạch đúng cách;

- Thực hiện khử độc, khử trùng, diệt khuẩn, tẩy xạ (nếu cần thiết) định kỳ; đặc biệt chú ý tới những PTBVCN đã được sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm xạ.

2.19.1.4  Người lao động có trách nhiệm sử dụng và bảo quản đúng cách các PTBVCN đã được trang bị; khi chúng bị mất, hư hỏng, hết hạn sử dụng hoặc sản phẩm không phù hợp với cơ thể phải báo ngay cho người quản lý PTBVCN hoặc người sử dụng lao động để được cấp mới kịp thời.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.19.2  Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân

2.19.2.1  Căn cứ vào đặc điểm công việc, điều kiện và môi trường làm việc trên công trường, công trình nêu tại 2.19.1.1, người lao động phải sử dụng các PTBVCN, trong đó cần chú ý các nội dung sau:

a) Mũ bảo hiểm hoặc mũ cứng để bảo vệ đầu do vật rơi, bay vào hoặc va chạm với các vật thể xung quanh;

b) Kính bảo vệ trong suốt hoặc có màu, màn che, tấm chắn mặt hoặc phương tiện phù hợp khác khi có khả năng bị tổn thương mắt hoặc mặt do: Bụi, các vật nhỏ hoặc chất, hóa chất nguy hiểm bắn vào; nhiệt độ cao, ánh sáng hoặc bức xạ khác. Một số công việc thường có nguy cơ gây tổn thương mắt hoặc mặt như hàn (cắt) bằng ngọn lửa; cắt gạch, đá, sắt; đục, khoan, phá đất đá; bắn đinh; trộn bê tông, vữa; tháo dỡ ván khuôn; phá dỡ kết cấu;

c) Các loại găng tay, quần áo bảo hộ phù hợp, kem bảo vệ da để bảo vệ tay hoặc toàn bộ cơ thể khi tiếp xúc, thao tác hoặc xử lý với: Vật, chất có nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt; chất, hóa chất nguy hiểm;

d) Giày, ủng phù hợp để bảo vệ chân khỏi nguy cơ chấn thương do: Vật, dụng cụ sắc nhọn; vật rơi, đổ; vật, chất có nhiệt độ cao; chất, hóa chất nguy hiểm; di chuyển trên các bề mặt nguy hiểm, trơn trượt;

đ) Phương tiện để bảo vệ đường hô hấp khi biện pháp thông gió hoặc các biện pháp khác không đủ để ĐBAT cho hoạt động hô hấp. Phương tiện bảo vệ đường hô hấp phải phù hợp với đặc điểm của môi trường làm việc như: Có các loại bụi, khói, khí thải; chất, hóa chất nguy hiểm loại dễ bay hơi hoặc hơi xăng, dầu trong không khí;

e) Đường cấp khí hoặc thiết bị thở cá nhân phù hợp, đảm bảo yêu cầu (chất lượng không khí, thời gian cấp) khi làm việc ở những nơi thiếu oxy;

g) Mặt nạ, bộ quần áo liền quần, mũ bảo vệ có trùm đầu, găng tay, giày, ủng, tạp dề chuyên dụng để tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ ở những khu vực có nguồn phóng xạ;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Quần áo không thấm nước, mũ bảo vệ có trùm đầu khi làm việc trong điều kiện thời tiết bất lợi (ví dụ: khi làm việc dưới mưa);

k) Dây an toàn, dây cứu sinh độc lập (trong trường hợp không thể bố trí được sàn công tác, giàn giáo);

CHÚ THÍCH: Hệ thống chống rơi, ngã cá nhân quy định tại QCVN 23:2014/BLĐTBXH.

l) Áo phao và dụng cụ cứu sinh ở nơi có nguy cơ rơi, ngã xuống nước;

m) Quần áo, dụng cụ, thiết bị dễ phân biệt (khi làm việc ở những nơi thường xuyên đối diện với nguy hiểm từ các máy, thiết bị thi công đang di chuyển) hoặc có thêm phản quang (trong trường hợp làm việc ở những nơi thiếu sáng);

n) Các trang thiết bị chuyên dụng như quần áo lặn, mặt nạ, bình thở, đường cấp khí, dây cứu sinh để làm việc dưới nước.

2.20  Điều kiện sinh hoạt cho người lao động tại công trường

2.20.1  Quy định chung

2.20.1.1  Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các tiện ích để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cần thiết của người lao động trên công trường, bao gồm: Nhà (khu) ăn, chỗ ở tạm, khu thay đồ, khu vệ sinh, khu tắm, giặt và những tiện ích khác theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, an toàn thực phẩmbảo vệ sức khỏe nhân dân.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH 2: Nhà vệ sinh thực hiện theo quy định của QCVN 07-9:2016/BXD, QCVN 01:2011/BYT.

2.20.1.2  Nước uống phải được cung cấp đầy đủ và bố trí ở các vị trí thuận tiện, đảm bảo vệ sinh trên công trường. Chất lượng nước phải đảm bảo quy định tại 2.20.2.

2.20.1.3  Tại vị trí hợp lý trong công trường, người sử dụng lao động phải bố trí các tiện ích và đảm bảo giữ sạch sẽ các tiện ích sau đây (tùy thuộc vào số lượng người lao động và thời gian làm việc):

a) Khu vệ sinh riêng biệt cho nam, nữ;

b) Khu (phòng) thay đồ có có tủ quần áo và máy sấy quần áo (nếu có thể);

c) Chỗ nghỉ tạm trong thời gian phải ngừng công việc do điều kiện thời tiết bất lợi.

2.20.2  Nước ăn, uống

2.20.2.1  Nước ăn, uống ở công trường phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của QCVN 01-1:2018/BYT. Trong trường hợp tại công trường không có sẵn nguồn cấp nước đảm bảo yêu cầu, người sử dụng lao động phải có biện pháp xử lý nước (như trang bị hệ thống lọc, xử lý nước), nước sau xử lý phải được xét nghiệm và chỉ được sử dụng nếu đảm bảo yêu cầu.

2.20.2.2  Người sử dụng lao động phải cung cấp các phương tiện chứa nước ăn, uống phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm quản lý và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Nước uống chỉ được phép chứa trong các bình, thùng kín và có vòi cấp;

c) Việc vận chuyển nước ăn, uống ở công trường phải đảm bảo vệ sinh theo quy định;

d) Các phương tiện chứa, vận chuyển nước ăn, uống ở công trường phải được làm sạch và khử trùng định kỳ căn cứ vào điều kiện sử dụng, môi trường và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;

đ) Phải có cách thức thông tin, thông báo phù hợp để người lao động không nhầm lẫn giữa nước ăn, uống và nước không dùng để ăn, uống.

2.20.2.3  Không được phép đấu nối chung hệ thống cấp nước ăn, uống với hệ thống cấp nước không dùng để ăn, uống.

2.20.2.4  Không được phép sử dụng các phương tiện chứa nước ăn, uống (như thùng, bình, chai, lọ) để chứa các chất lỏng độc hại nhằm tránh nhầm lẫn.

2.20.3  Nhà vệ sinh

2.20.3.1  Nhà vệ sinh phải thông thoáng hoặc được thông gió đầy đủ;

2.20.3.2  Phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh, định kỳ sát khuẩn, khử trùng; phải bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị vệ sinh theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, phù hợp với tình trạng thực tế của các trang thiết bị và số lượng người sử dụng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.20.4.1  Không được sử dụng khu tắm, giặt, làm sạch cho các mục đích khác. Khi người lao động tiếp xúc trực tiếp với chất có hại cho da như các chất, hóa chất nguy hiểm, chất gây nhiễm trùng, chất gây dị ứng, dầu, mỡ hoặc bụi thì phải bố trí khu vực làm sạch riêng biệt với khu tắm, giặt chung.

2.20.4.2  Phải bố trí số lượng trang thiết bị phục vụ cho việc tắm, giặt, làm sạch phù hợp với yêu cầu sử dụng.

2.20.4.3  Phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh, định kỳ sát khuẩn, khử trùng; phải bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, phù hợp với tình trạng thực tế của các trang thiết bị và số lượng người sử dụng.

2.20.5  Khu thay đồ

2.20.5.1  Khu (phòng) thay đồ phải bố trí ở những nơi dễ tiếp cận và không được sử dụng cho mục đích khác.

2.20.5.2  Khu (phòng) thay đồ phải được trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để sấy khô quần áo ẩm, ướt và để treo quần áo. Khi cần thiết, phải bố trí các tủ có khóa để chứa riêng quần áo bảo hộ, quần áo để mặc bình thường.

2.20.5.3  Phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh, định kỳ sát khuẩn, khử trùng; phải bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, phù hợp với tình trạng thực tế của các trang thiết bị và số lượng người sử dụng.

2.20.6  Phục vụ ăn, uống

2.20.6.1  Người sử dụng lao động phải bố trí khu ăn, uống đảm bảo vệ sinh, ở địa điểm phù hợp với đặc điểm công trường; sắp xếp thời gian hợp lý, phù hợp với số lượng người cần phục vụ.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.20.7.1  Để ĐBAT cho người lao động trong trường hợp có sự cố hoặc thiên tai, người sử dụng lao động phải có kế hoạch bố trí nơi (khu vực) lánh nạn an toàn ở công trường hoặc ở vị trí gần công trường.

2.20.7.2  Nơi (khu vực) lánh nạn phải có đủ các tiện ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cần thiết, kể cả trong trường hợp cần phải lưu trú trong thời gian dài.

2.20.8  Chỗ ở tạm

2.20.8.1  Người sử dụng lao động phải bố trí chỗ ở tạm cho người lao động trong các trường hợp sau:

a) Công trường ở nơi không có sẵn chỗ ở;

b) Người lao động ở cách xa công trường hoặc ở nơi không có sẵn phương tiện giao thông, đi lại.

2.20.8.2  Chỗ ở tạm cho người lao động phải an toàn, có đủ các tiện ích vệ sinh, tắm, giặt, làm sạch và chỗ ngủ riêng theo giới tính.

CHÚ THÍCH: Phải khảo sát khu vực dự kiến bố trí chỗ ở tạm và xung quanh để tránh các nguy cơ do sụt, lở đất đá, , lụt, cây hoặc các vật thể đổ vào. Đặc biệt, phải chú ý đến các khu vực ở trong rừng, khu vực ở dưới hoặc trên đồi, núi, mái đất đá dốc, mặt dốc, khu vực gần sông, hồ, biển.

3.  QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2  Điều kiện chuyển tiếp:

3.2.1  Kế hoạch tổng hợp về an toàn đã được lập, phê duyệt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo tài liệu đã được phê duyệt.

3.2.2  Kế hoạch tổng hợp về an toàn được lập sau thời điểm quy chuẩn này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định trong quy chuẩn này.

4.  TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1  Các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xây dựng quy định tại 1.1.2 phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này và có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến các nội dung thực hiện ĐBAT theo quy định của pháp luật.

4.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, về ATVSLĐ, về bảo vệ môi trường, về y tế, về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, về hóa chất ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4.3  Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, về ATVSLĐ, về bảo vệ môi trường, về y tế, về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, về hóa chất ở địa phương có trách nhiệm phối hợp ban hành các quy định liên quan đến công việc ĐBAT cho người làm việc ở công trường xây dựng và người ở khu vực lân cận công trường xây dựng phù hợp với các điều kiện tự nhiên, sinh vật, khí hậu, thiên tai và khả năng cung cấp các dịch vụ cho y tế, cứu nạn, cứu hộ tại địa phương.

4.4  Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

5.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2  Khi các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu viện dẫn hoặc hướng dẫn quy định tại quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới./.

 

Height from which objects may fall (m)

Danger zone boundaries - Minimum dimension (m)

For construction in progress or existing structures (calculated from external circumference or surrounding structures)

Areas for transport, lifting, lowering loads (calculated from external circumference of ground projection to the largest dimension of loads)

< 20

5

7

20 ÷ < 70

7

10

70 ÷ < 120

10

15

120 ÷ < 200

15

20

200 ÷ < 300

20

25

300 ÷ < 450

25

30

c) Danger zone boundaries under Point l of 2.1.1.3 shall be determined in accordance with guidance of manufacturers. With respect to pressurized pipelines, boundaries of danger zones shall equal the greater value between values determined in accordance with manufacturers' instructions and values under Schedule 2;

Schedule - Danger zone boundaries for testing of pressurized pipelines

Types of pipelines and testing pressure

Pipe diameter (mm)

Diameter of the smallest danger zone from the outer edge of the pipes (m)

< 300

7

300 ÷ 1000

10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

500

10

> 500

20

500

15

> 500

25

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.1.5 The use of materials, components, products, construction machinery on construction sites, and PPE must comply with relevant law provisions (including regulations and law on: Goods quality; construction; occupational safety and hygiene; health; environmental protection; fire prevention and firefighting; traffic, chemicals, management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursor substances, and combat gears) and the following regulations:

a) Using materials, components, and products that meet standards and regulations hereunder;

b) Construction machinery must be accompanied by all adequate documents at the time of sale (or rent), including: Manufacturers’ instructions on installation, testing, use, or operation, and maintenance; certificate of origin; certificate of quality; certifications or test results issued by manufacturers or certificate of conformity to standards (if any); certificate of conformity to regulations according to QCVN (if corresponding National technical regulation exists); periodic inspection (if any);

c) Materials and machinery subject to strict occupational safety and hygiene requirements must undergo safety inspection in accordance with regulations and law on occupational safety and hygiene;

d) Construction machinery must:

- Be designed reasonably and with ergonomics in mind (in which, seats of employees must be particularly focused on);

- Be kept in proper operational conditions;

- Be operated and maintained in accordance with manufacturers’ instructions;

- Be installed by employees who have received training for that type of construction machinery;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.2 Temporary passages and work area access

2.1.2.1 Temporary passages in construction sites must conform to relevant design standards, technical requirements and be subject to traffic safety assurance measures.

2.1.2.2 Work area access must be sturdy, safe, and installed with sufficient warnings and signs.

2.1.3 Hygiene, environment, and health

2.1.3.1 Organizations and individuals related to construction activities on construction sites must comply with regulations and law on occupational safety and hygiene, health, and environmental protection.

2.1.3.2 Employers must prepare and implement programs, plans, and measures for maintaining hygiene and environment of construction sites and adjacent areas, including:

a) Assign appropriate storage and warehouses for materials, components, products, and construction machinery;

b) Regularly clean and remove refuse, wastes on construction sites;

c) Storage of unused loose materials must be positioned in a manner that does not affect construction activities, movement within construction sites, and adjacent areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Collect wastewater and solid waste on construction sites, treat wastewater, and transport solid waste out of construction sites in accordance with regulations and law on environmental protection;

e) Establish barriers or take other appropriate measures to keep: Emission, noise, vibration, and other factors within the permissible range according to regulations and law on environmental protection.

NOTE: Permissible indices of air, noise, and vibration quality are specified under QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, and QCVN 27:2010/BTNMT.

2.1.3.3 Employers must promulgate regulations on safety assurance of employees working on construction sites, which include but are not limited to:

a) Regulations on hygiene and environment;

b) Regulations on cases where work must be suspended in case of natural disaster or extreme weather events (see 2.1.11);

c) Regulations on use, storage, and maintenance of PPE (see 2.19);

d) Regulations on working hour and health conditions for employees who: Work night shifts; operate construction machinery; work at height, on sloped surfaces, in basements, in tunnels, in toxic environment, in environment with compressed air, amidst loud noises, or in other confined spaces; use explosive substances; work on the water (or close to the water), underwater; and work in areas with other hazardous factors in accordance with regulations on occupational safety, hygiene, and health;

dd) Regulations on use and operation of construction machinery;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Regulations on use and handling of materials, components, products, substances, and chemicals on construction sites.

2.1.3.4 Employees working on construction sites must comply with regulations promulgated by employers mentioned under 2.1.3.3.

2.1.4 Falling object prevention

2.1.4.1 Safety measures for areas susceptible to falling objects mentioned under Point h of 2.1.1.3, Point b of 2.1.1.4 must conform to 2.1.1.2.

NOTE: See regulations relating to danger zones and safety assurance measures against risk of falling objects under 2.2 through 2.15 hereof.

2.1.5 Fall prevention

2.1.5.1 Guardrails must be installed to prevent humans from falling when working at height of 2,0 m or more (from the ground or from the floor), on the roof, on sloped surfaces, pitched roof, or around openings or holes.

2.1.5.2 If guardrails cannot be installed, at least one of the following measures must be implemented:

b) Install and maintaining safety nets or platforms for catching falling persons;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Cases where lanyard and lifeline are elaborated under relevant sections of this Regulation.

2.1.6 Collapse prevention

2.1.6.1 Prior to continuing construction after a temporary suspension or maintenance, repair, upgrade, expansion, dismantlement, or deconstruction of an existing structure, review and safety assurance measures must be taken so as to prevent partial or total collapse of the structure, including:

a) Review and structural safety assessment (load-bearing capacity assessment) of the structure part or entirety. If structural safety assessment results show risk of collapse, temporary support must be established in accordance with 2.3;

NOTE 1: If construction process continues after a period of suspension, project developers, construction supervisors (or EPC general contractors), design contractors, and employers are responsible for conducting structural safety assessment in regard to completed structures, parts, and sections of the structures based on visual inspection, documents and construction quality dossiers, design dossiers, technical instructions and requirements of the design, and test result, other test results of the structures.

NOTE 2: In regard to existing structures, structural safety assessment shall conform to construction laws (if any) and relevant regulations in this document.

b) Identifying of danger zones and implementation of preventive measures, safety assurance in accordance with 2.1.1.2 through 2.1.1.4.

2.1.7 Preventing trespassing

2.1.7.1 Construction sites must be barricaded to prevent trespassing. If construction sites are located in remote or rural areas, warning signs can be erected to prevent trespassing as long as there are people assigned to guard, issue warning, and control entry, exit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.7.2 Do not allow unauthorized individuals to enter construction sites (including temporary site accommodations). In case visitors arrive for business purposes or as a leisure activity, the visitors are allowed only to visit approved locations while donning appropriate PPE, complying with regulations of the construction sites, and instructions of competent individuals.

NOTE: Competent individuals are persons authorized by project developers or employers to implement safety assurance for business or leisure visitors as well as security measures in construction sites.

2.1.8 Fire prevention and firefighting

2.1.8.1 Organizations and individuals engaging in construction activities on construction sites must adhere to this Regulation and other regulations of the law pertaining to fire prevention and firefighting.

2.1.8.2 Employers and employees must take all necessary measures in order to:

a) Prevent the risk of fire;

b) Quickly and effectively control the fire;

c) Ensure quick and safe evacuation.

2.1.8.3 Flammable materials, components, substances, and chemicals must be stored separately in appropriate storage and protected from trespassers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.8.5 In confined spaces or areas where flammable gases, dust, vapor can be dangerous:

a) Only electrical appliances (including electrical wire, other power sources) and hand-held lamps with fire safety assurance are allowed;

b) Open fire, heat-generating equipment, and other flammable sources are not allowed;

c) “No smoking” signs must be erected;

d) Flammable substances, refuse such as wood, cardboard, sawdust, rag, waste contaminated with fats and oils must be regularly and promptly cleaned and removed from these areas;

dd) Appropriate ventilation system must be installed.

2.1.8.6 At work areas:

a) All flammable and very flammable materials and substances must be placed in sealed boxes or containers made of metal or other flameproof materials;

b) Refuse (flammable and very flammable substances) must be regularly cleaned and removed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.8.8 Welding, heat cutting, and other heat-generating activities shall only be conducted when:

a) All welding and cutting tools have been examined, inspected, tested for safety as per the law;

b) All appropriate preventive measures have been taken in order to reduce fire risks;

c) These activities are conducted under supervision of persons who have received training and certificate pertaining to fire prevention and firefighting.

NOTE: Safety assurance in the use of heat-generating equipment must comply with QCVN 03:2011/BLDTBXH, QCVN 17:2013/BLDTBXH, and other relevant National technical regulations.

2.1.8.9 In regard to areas prone to fire risks, appropriate firefighting equipment must be positioned in visible and accessible locations whereas water supply for firefighting must be properly situated with sufficient pressure. All firefighting equipment must be periodically maintained, examined, and inspected for safety in accordance with regulations on fire prevention and firefighting. Access to firefighting equipment such as nozzles, hoes, handheld fire extinguishers, valves, couplings must be clear at all time.

2.1.8.10 All appropriate fire alarm equipment and devices must be installed in areas where fire risks are present and other necessary locations. These equipment and devices must be audible and be able to transmit signals, warnings regarding to fire, signs of fire, or risks of fire to all positions in construction sites attended by employees.

2.1.8.11 Signs relating to fire alarm, fire extinguishing equipment and devices must be positioned in a visible location and indicate:

a) Where buttons (or switches) of fire alarm devices or where the nearest fire alarm devices are located;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.8.12 Exit accesses must be regularly inspected and clear at all time, especially exit accesses of areas at heights and limited access areas such as basements, underground structures, tunnels, restricted spaces; fire exit signs must be erected in appropriate and visible locations.

2.1.8.13 Employers must:

a) organize and provide training pertaining to the use of firefighting equipment and evacuation skills for employees (including procedures, what needs to be done in case of fire, and evacuation solutions or skills);

b) assign at least 2 people who have undergone fire safety training as per the law to assist firefighting when necessary at construction sites.

2.1.8.14 Employers and relevant personnel departments must record the number of employees, name of employees, means of communication with employees in each shift for the purpose of management and fire protection.

2.1.8.15 Employers must devise plans for detail and effective evacuation to allow everyone on site to evacuate rapidly and without panic. In addition, evacuation plans must account for the cases where construction machinery and equipment stop working or have to stop working in case of fire. Employers must organize periodic evacuation drills for all employees on site.

2.1.9 Lighting

2.1.9.1 Appropriate lighting with sufficient light must be installed in areas where natural light is insufficient for maintaining safety such as during night-time, in basements, and in tunnels (including portable or hand-held lights if appropriate). Access of work areas and areas which people frequently travel through at construction sites must receive lighting for the purpose of safety assurance.

NOTE 1: See QCVN 22:2016/BYT for lighting requirements at workplace and specific types of work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.9.2 Artificial light must be controlled so as to prevent glare, flash, or shadows which will prevent employees from performing their work safely due to inability to accurately perform tasks, inability to see clearly or reduced visibility.

2.1.9.3 Lights must be protected by physical measures and other appropriate measures to prevent shattering by collision or strong wind.

2.1.9.4 Electrical wires for hand-held lighting equipment must have dimensions and technical properties suitable with electrical engineering requirements and appropriate durability to withstand harsh conditions during construction.

NOTE: See 2.16 for more detail.

2.1.10 Lightning safety

2.10.1 Prior to carrying out construction activities, contractors are responsible for surveying conditions and adopting necessary technical solutions for lighting safety at construction sites in accordance with TCVN 9385:2012 and relevant law provisions.

2.1.11 Natural disasters and dangerous weather conditions

2.1.11.1 During storm and hurricane seasons, employers are responsible inspecting and adopting solutions below:

a) Collect and secure loose items such as wooden planks, boards, boxes, metal containers, doors, and other loose items to prevent danger to people in construction sites and the vicinity;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Implement protective measures (if necessary) for walkways, rails, foundation structures supporting construction machinery and equipment on construction sites vulnerable to flood or inundation;

d) Implement other necessary measures to protect people at construction sites from storms, hurricanes, heavy rain, flood, inundation.

2.1.11.2 Other than those professionally trained for rescue, employees are prohibited from working in areas that are directly affected by natural disasters or weather events that can harm them in the following cases:

a) In case of tropical depression, storms or breezes corresponding to wind force level 5 or higher (according to the Beaufort wind scale under QCVN 02:2009/BXD);

b) In case of hurricanes, hails, lightning;

c) In case air temperature exceeds 35 oC or is lower than 0 oC without specialized PPE;

d) In case of inundation on construction sites or underground structures, tunnels;

dd) In case of heavy rain of 51 mm/24 hours or 26 mm/12 hours or higher;

e) When working underwater, close to or on the water where strong waves are present (wave height at 2,0 m or more), strong current.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.11.3 Following natural disasters, contractors are responsible for inspecting and assessing risk of safety on construction sites (such as land depression, holes, electrical wires, electrical appliances, electrical systems, and other dangerous factors), scaffold conditions, temporary supporting structures, structural safety in accordance with Point a of 2.1.6.1, conditions of suspended (or anchored) items on construction sites and other work items under 2.1.11.1.

2.1.11.4 Employees shall only continue working as soon as contractors confirm safety assurance conditions in writing.

2.1.12 Suspended construction

2.1.12.1 Prior to suspending construction, conform to 2.1.11.1 and the following regulations:

a) Shut all unnecessary sources such as electricity, gas, water, compressed air, other fuel that supply: Electrical wires, electrical appliances, electrical system; construction machinery in construction sites or on construction sites;

NOTE 1: Adopt procedures for suspending or changing construction machinery in accordance with manufacturers' instructions and relevant regulations hereunder.

NOTE 2: In regard to hoist shafts, if suspension duration is longer than periodic inspection duration or 12 months, hoist shafts must be dismantled or lowered to their free-standing height and kept within construction perimeters.

b) Support and cover construction areas prone to collapse or damage due to natural disasters or dangerous, extreme weather events;

c) Adopt measures for preventing trespassing in accordance with 2.1.7.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.12.3 Employees shall only continue working as soon as contractors confirm safety assurance conditions in writing.

2.2 Scaffolding and ladder

2.2.1 General provisions

2.2.1.1 Employers are responsible for placing scaffolds, ladders, ramps, and other measures and promulgating regulations on management, use, inspection, and regular inspection hereof for the purpose of safety assurance in areas of construction sites where employees are to slip or fall while performing work (such as working at heights, on platforms, or in holes, on building exterior, traveling between storeys or ascending or descending ramps).

2.2.1.2 Scaffolds must allow safe access by employees via the use of ladders or stairs or ramps. Ladders, stairs, and ramps must by fixed and immovable.

2.2.1.3 Ladders, stairs, components of scaffolds and scaffolds must be designed, manufactured, assembled, used, inspected, and maintained in accordance with applied standards and manufacturers’ instructions.

2.2.1.4 In regard to scaffolds at a 28 m height or more, contractors are allowed to design if they have experience of similar work or select organizations, individuals to design accordingly.

NOTE: Height of scaffolds is calculated from the foundation of the scaffolds to the top of the scaffolds (foundation can be the ground surface or supporting structures).

2.2.1.5 Scaffolds and parts thereof must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) be made from quality materials and products and suitable for use purposes; come in all necessary sizes; and have sufficient load-bearing capacity depending on use purposes;

c) be maintained as per the law.

2.2.1.6 In regard to scaffolds, ladders, and parts thereof that are made from materials, components, and products that are non-metal (such as bamboo, wood) and not to standards, employers are responsible for producing design dossiers (which at least must include installation and structure drawings of all primary components and parts), issuing installation and assembly procedures, solutions, inspecting sturdiness, stability of scaffolds and joints, and testing load-bearing capacity depending on use purposes with minimum load factor of test load of 4. The test must be supervised and verified by competent individuals.

NOTE 1: Competent individuals mean construction supervisors affiliated to project developers (or EPC general contractors).

NOTE 2: See 2.2.2, 2.2.3, 2.2.4, 2.2.5, 2.2.7, and 2.2.8 for other requirements pertaining to scaffolds, ladders, and other components made of non-metal materials and not to standards.

2.2.2 Materials

2.2.2.1 Materials involved in manufacturing and installing of scaffolds must be quality materials that meet requirements under 2.1.1.5.

2.2.2.2 Wood (bars, rods, planks) and other non-metal materials used as scaffolds must be straight, hard, and not have any defect (such as puncture, fissure, rotten) which can affect load-bearing capacity of scaffolds.

2.2.2.3 Defective lashings (lashings that have come in contact with acid or other corrosive substances or lashings that have been damaged) must not be used in scaffolds. Lashings and couplers used in scaffolds made of wood or other non-metal materials must be tested for load-bearing capacity, meet design requirements or applied standards of relevant materials, and be approved by competent individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.2.4 Boards used in scaffolds must be protected from fissure and splitting.

2.2.2.5 Ladders and boards used in scaffolds must not be entirely coated in paint so that any defect can be spotted visually.

2.2.2.6 Scaffold materials must be stored separately and kept in appropriate conditions in order to maintain quality.

2.2.2.7 Bars, tubes, connectors, and accessories of metal scaffolds must:

a) use quality materials appropriate to applied standards;

b) not be damaged or deformed;

c) be protected from corrosion by appropriate substances.

2.2.2.8 Connectors must be made from quenched steel or similar materials and must be installed in a manner that prevents deformation of scaffolding tubes, bars.

2.2.2.9 Scaffolding tubes must be straight and cross-section thereof must be perpendicular to the axis. Cracked, chipped, damaged, deformed, or corroded scaffolding tubes are not allowed for use.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.3 Design, manufacturing, and assembly

2.2.3.1 Scaffolds must be designed to withstand load and the following force:

a) Weight of the scaffolds and parts thereof;

b) The greatest vertical load applied on the scaffolds where safety factor of load supported by the scaffolds is not lower than 4 or conforms to regulations of competent authorities. Ropes and suspension cables of suspended scaffolds must be designed in a manner that safety factor of the greatest load applied on these ropes and cables is not lower than 6 or conforms to regulations of competent authorities;

NOTE: Vertical load applied on the scaffolds is determined by weight of humans, objects, materials, products, machinery, tools, and other items supported by the scaffolds.

c) Effects of wind (see parameters under QCVN 02:2009/BXD) and other forces (if necessary);

d) Effects of depression and tilt (if any).

2.2.3.2 Scaffolds must be fastened, secured, and anchored properly.

2.2.3.3 If scaffolds are not designed to be free-standing scaffolds, they must be vertically and horizontally secured to the constructions in progress (or existing structures) as per installation design.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.3.5 Bars supporting work boards and horizontal beams must be secured and maintained at the correct positions, properly secured to horizontal bars, vertical bars, or primary bars in order to maintain stability of the scaffolds during use.

2.2.3.6 Scaffolds and supporting structures of work boards must be installed on sturdy standards and base plates, secured and supported firmly to maintain stability and prevent horizontal displacement or slip.

2.2.3.7 Walls or weak building blocks, water drainage pipes, smoke exhaust pipes, structures or structural elements that do not serve the purpose of connecting or supporting in scaffolds and scaffolding are not allowed.

NOTE: Prior to assembly, employers must survey and carry out inspection (where inspection results must be recorded in writing) in order to ensure that all components and structures of the constructions (including temporary supporting structures) must meet load-bearing capacity requirements and ensure compatibility for supporting or connecting with scaffolds. Construction supervisors of project developers (or EPC general contractors) are responsible for inspecting and approving in writing.

2.2.3.8 In order to prevent falling object hazards, work boards, walkways and ladders of scaffolds must be enclosed by curtains or sheets with sufficient durability and dimensions.

2.2.3.9 Nails joining elements must be fully driven all the way in. Nails must not be partially driven and bent inwards (to prevent spontaneous loosening).

2.2.3.10 Do not throw or release items, parts of scaffolds from the scaffolds or from above. Items or parts of scaffolds are only allowed to be lowered slowly from scaffolds to designated areas under supervision of competent individuals who are staying at the same elevation as where the items and parts of scaffolds are being lowered.

NOTE 1: These areas shall be determined and inspected for safety on the basis of danger zones under 2.1.1.2 and 2.1.4.

NOTE 2: Competent individuals are construction overseers or occupational safety and hygiene overseers of contractors who have received training pertaining to safety assurance in work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Other separation distances have been prescribed by competent individuals;

b) Electrical wires and electrical transmission equipment are reported and confirmed in writing by authorities (or organizations) overseeing electrical transmission to not carry electricity or are not used during installation, assembly, use, dismantlement of scaffolds and decided by competent individuals.

NOTE: Competent individuals include representatives of project developers or directors of project management boards of project developers, chief supervisors for construction of project developers (or EPC general contractors) and site managers (of contractors).

2.2.3.12 In regard to scaffolds with at least 2,0 in height, guardrails and toe boards are required on work boards, walkways, and stairs.

2.2.3.13 Work boards, stairs, ladders, and walkways of scaffolds must have appropriate dimensions; especially bay width which must be sufficient for the purpose of safety and not be lower than 50 cm.

2.2.4 Inspection, supervision, and maintenance

2.2.4.1 Scaffolds must be inspected and inspection results must be recorded in writing (may include images) by competent authorities:

a) Before scaffolds are used;

b) Periodically during use:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At least 1 day for suspended scaffolds and climbing scaffolds;

- At least 12 hours for non-metal scaffolds.

c) When scaffolds are changed or damaged during use or after earthquakes, storms, hurricanes, prolonged heavy rain or any occasion that potentially affects durability and stability of scaffolds (such as collision by loads, construction machinery, equipment, or other collisions).

NOTE: Competent individuals are construction overseers or occupational safety and hygiene overseers of contractors who have received training pertaining to safety assurance in use of scaffolds.

2.2.4.2 The inspection mentioned under 2.2.4.1 ensures that scaffolds use quality materials, are of the correct type and are assembled as per the law and measures have been taken for safety assurance and prevention of accidents.

2.2.4.3 Assembly schemes of scaffolds must not be altered or deviated from the approved designs; scaffolds must not be dismantled without approval and inspection, supervision of competent individuals.

NOTE: See 2.2.4.1 for competent individuals.

2.2.4.4 Scaffolds must be maintained in proper working conditions; scaffolds parts must be fixed and must not be replaced during use.

2.2.4.5 It is not allowed to partially dismantle scaffolds and use the rest of the scaffolds. If the rest of the scaffolds must be used , calculation and inspection for the purpose of safety assurance during use.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.5.1 If scaffolds must support lifting equipment, the scaffolds must additionally meet requirements below:

a) Scaffolds must be inspected by competent individuals, fitted with reinforcement measures and other safety measures (if necessary); including solutions for preventing displacement of transoms;

NOTE: Competent individuals mean persons designing the scaffolds or persons who have received training in structural analysis and experience in designing and inspecting scaffold design. The inspection must be conducted together with persons managing lifting equipment.

b) Scaffolds must be connected to fixed parts or sections of the buildings where closest to location of lifting equipment;

c) Scaffolds must meet requirements for the use of lifting equipment under 2.4.

2.2.6 Prefabricated scaffolds

2.2.6.1 Prefabricated scaffolds must have sufficient parts and components for assembly, bracing, and lashing. The use of prefabricated scaffolds must comply with manufacturers’ instructions or (suppliers’).

2.2.6.2 Prefabricated scaffolds must be tested and inspected prior to release in accordance with design, applied standards, and regulations on product, goods quality.

2.2.6.3 Scaffolding tubes of different kinds are not allowed in the same prefabricated scaffolds (scaffolding).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.7 Use of scaffold

2.2.7.1 Employers must inspect compliance with regulations on scaffold design during use in accordance with 2.2.4.

2.2.7.2 Take appropriate measures (such as tagline) to prevent loads from colliding with scaffolds.

2.2.7.3 When transferring heavy loads onto scaffolds, the loads must not be transferred or placed on scaffolds abruptly.

2.2.7.4 Loads and impact must be evenly distributed on scaffolds.

2.2.7.5 Scaffolds must be regularly inspected during use so as to not be overloaded or improper use.

2.2.7.6 Materials and items are allowed for temporary storage on scaffolds (for immediate use).

2.2.8 Suspended scaffolds

2.2.8.1 In addition to general safety requirements applicable to scaffolds, especially issues relating to load-bearing capacity, stability, tilt prevention, and falling protection, suspended scaffolds must additionally meet requirements below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The quantity of anchorages must be selected depending on dimensions and shapes of work boards;

c) Employees must be equipped with lifelines which are anchored fixed and independently of anchorages of scaffolds;

NOTE: Lifelines must be tested with similar safety factor as suspension ropes, cables of suspended scaffolds as mentioned under 2.2.3.1.

d) Anchoring parts of suspended scaffolds must be designed, assembled, and inspected thoroughly in order to maintain load-bearing capacity;

dd) Components such as ropes, winches, and pulleys of suspended scaffolds must be designed, assembled, used, and maintained in accordance with 2.4;

e) Suspended scaffolding must be examined, tested with loads, inspected for safety, and approved by competent individuals as per the law before use.

NOTE 1: See 2.2.8.2 for load testing and inspection.

NOTE 2: Competent individuals include construction machinery operators (or safety managers) of contractors and construction supervisors of project developers (or EPC general contractors) who have experience in suspended scaffolds.

2.2.8.2 Load testing and inspection of suspended scaffolds shall conform to the following regulations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Other suspended scaffolds must be tested with loads as per design with minimum safety factor of 4 for design lifting load (including humans, materials, and equipment placed on suspended scaffolds);

c) Points where scaffolds are anchored to or connected to or fixed onto structures or scaffolds (for example: using a suspended cradle scaffold to hang on onto another scaffold): Test load according to design with minimum safety factor of load at 4 times the load that the scaffolds are designed to support (including load of cables, boards, equipment, accessories, and load to be applied on the suspended scaffolds);

d) Anchoring parts of suspended scaffolds must be tested with load equal to design lifting load according to Point b of this section with minimum safety factor of 4.

2.3 Temporary supporting structure

2.3.1 General provisions

2.3.1.1 In regard to temporary supporting structures, surveying, design, construction, assembly, examination, testing, safety inspection (see 2.3.5), commissioning, use, monitoring, maintenance, dismantlement, and documentation shall conform to regulations and law on constructions applicable to constructions and this document.

NOTE: Cofferdams are temporary supporting structures Safety assurance requirements for working in cofferdams and caissons shall conform to 2.9.

2.3.1.2 Temporary supporting structures must:

a) be made from quality materials and products as per 2.1.1.5;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) be connected and secured to maintain position and shape.

2.3.1.3 If temporary supporting structures have at least 2 levels or layers:

a) Levels and layers of temporary supporting structures must be connected and secured properly;

b) Safe accesses are required (via scaffolds, ladders, or other means) for the purpose of inspection of temporary supporting structures. Accesses to temporary supporting structures must be clearly and visibly marked and fitted with falling protection;

c) Implement measures to ensure that temporary supporting structures and parts thereof do not lose stability or collapse due to collision or abrupt contact during assembly, use, and dismantlement.

2.3.1.4 In regard to temporary supporting structures and parts thereof that are made from non metal or non-quality parts and components, employers are responsible for producing design dossiers (which must include assembly drawings, structures of primary parts, components) and devising assembly solutions and procedures; testing integrity and stability of assembled temporary supporting structures and connecting parts after the temporary supporting structures are assembled; testing load-bearing capacity depending on use requirements with design-compliant test load before use.

NOTE 1: Competent individuals mean construction supervisors affiliated to project developers (or general EPC contractors).

NOTE 2: See 2.3.2 through 2.3.8 for specific requirements applied to non-metal and non-quality temporary supporting structures.

2.3.1.5 Placement of load onto temporary supporting structures (or parts thereof) is not allowed until such temporary supporting structures (or parts thereof) are deemed safe for load placement by competent individuals, unless otherwise specified in design dossiers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.1.6 Only employees in the performance of their tasks are allowed to enter and work in areas where temporary supporting structures are located.

2.3.1.7 Other requirements pertaining to formworks and support for site-cast concrete are specified under 2.11.

2.3.1.8 Employees are not allowed to work on or inside temporary supporting structures during major vibrations.

2.3.2 Materials

2.3.2.1 Materials of temporary supporting structures must be design-compliant and quality materials. Materials of temporary supporting structures shall be selected in the same manner as materials of building structures.

2.3.2.2 Wood and other non-metal materials used as girders, braces, and standards must be perfectly straight, durable, and not defective in a way that affects their load-bearing capacity.

2.3.2.3 The following items are prohibited from use for temporary supporting structures: defective bolts, connectors, nails, screws, clamps; metal items that have come in contact with acid or corrosive substances; products that fail technical requirements of design.

2.3.2.4 Implement measures to prevent fissures in boards used as formworks.

2.3.2.5 Materials of temporary supporting structures must be stored and kept in adequate conditions to prevent effect on their quality and away from materials unfit for temporary supporting structures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.2.7 Materials of beams, braces, casings, connectors, and accessories of temporary supporting structures must be quality materials with proper type and satisfactory to technical requirements of the design; are not damaged, deformed, and maintained using substances suitable for the materials.

2.3.2.8 Metal connectors must be manufactured and assembled in a manner that does not cause deformation of primary connectors and load-bearing tubes.

2.3.2.9 Metal connectors and load-bearing tubes must be perfectly straight. Do not use connectors and tubes that have been cracked, split, or extensively corroded.

2.3.2.10 Do not use materials of different metals in the same temporary supporting structure (other than as formworks) if load-bearing capacity of the temporary supporting structure is not tested.

2.3.3 Surveying and design

2.3.3.1 Surveying operations serving the design of temporary supporting structures must ensure sufficient parameters for convenient design, construction, and assembly.

NOTE: Parameters serving design shall be decided by persons designing temporary supporting structures on the basis of: Purpose of support and types of structures involved; location and environment of use; geological and hydrographical conditions; base and foundation conditions; conditions of connection with primary structures (supported structures); conditions of structures anchoring, holding, suspending temporary supporting structures; construction solutions, weight, and other necessary parameters.

2.3.3.2 Temporary supporting structures must be designed to:

a) Ensure load-bearing capacity (without sustaining damage, defects, or collapse) against the greatest weight and impact during use in accordance with technical regulations and standards applied to the design and actual support requirements;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Ensure localized stability, general stability, slip protection, and failure protection;

c) Ensure control of deformation and displacement (due to depression, tilt, torsion, etc.) according to design requirements of primary structures (supported structures) and standards applied to structural construction and commissioning of primary structures.

NOTE: In regard to temporary supporting structures which support construction machinery and equipment, requirements pertaining to deformation and displacement shall conform to manufacturers’ instructions or relevant standards.

2.3.3.3 Design dossiers of temporary supporting structures must include:

a) Regulations on the use of prefabricated materials and products (if any);

b) Construction drawings of base and foundation; details supporting, anchoring, or connecting to primary structures;

c) Manufacturing drawings and requirements;

d) Construction, assembly, and dismantlement drawings;

dd) Presentation of design calculation (load, impact, structural element design, connection design, and details relating to load-bearing capacity and stability of temporary supporting structures);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Other documents (if any).

2.3.3.4 In regard to temporary supporting structures below, contractors are allowed to design if they are experienced in similar tasks or select appropriate structural design organizations and individuals:

a) Temporary supporting structures that are at least 9 m tall;

b) Temporary supporting structures that have at least 3 levels or 3 layers;

c) Temporary supporting structures in form of girders or consoles that are at least 3 m long;

d) Temporary supporting structures that support concrete floor that are at least 300 mm thick or concrete girders whose cross section in 0,5 m2 in area or floors with similar load;

dd) Temporary supporting structures that support scaffolds mentioned under 2.2.1.4;

e) Temporary supporting structures that support dug holes (of earth and rocks) that are at least 2,0 m deep;

g) Temporary supporting structures that provide support in underground structures, tunnels;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Structure levels shall be determined on the basis of structure type under Circular promulgated by Ministry of Construction.

i) Temporary supporting structures that support, anchor construction machinery and equipment that have strict occupational safety and hygiene requirements according to Point c of 2.1.1.5.

NOTE: In order to minimize risks (construction machinery and equipment) when using the aforementioned temporary supporting structures, project developers shall consider and decide on inspecting temporary supporting structure design devised by independent organizations and individuals before approving construction measures.

2.3.4 Construction and assembly

2.3.4.1 Safety assurance in construction and assembly of temporary supporting structures must conform to relevant regulations pertaining to construction tasks mentioned under this document.

FOR EXAMPLE: Temporary supporting structures that provide support in bridge girder construction and utilize reinforced concrete foundation and prefabricated steel frames. In this case, safety assurance must be implemented in accordance with this Regulation when: Driving piles (see 2.12), casting concrete (see 2.11), erecting steel structures (see 2.10), using scaffolds (see 2.2), operating lifting equipment (see 2.4), and carrying out other related safety assurance tasks.

2.3.5 Testing and safety inspection

2.3.5.1 In cases below, temporary supporting structures and elements, parts thereof must be tested (for load-bearing capacity, deformation, displacement, and stability) in order to assess the ability to satisfy design requirements before use:

a) Requirements for testing are specified under design dossiers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The design uses steel, metal of a thickness less than 4 mm;

d) They are used for suspending, supporting (in form of console) loads;

dd) They are used for anchoring (e.g. tiebacks, anchors) and sustain load of at least 50 kN;

e) Independent supporting pillars and bars must sustain load of at least 100 kN or have high slenderness (close to the maximum allowable slenderness under standards applied in their design);

g) Supporting struts and girders whose span length is at least 15 m; struts or girders in form of consoles whose length is at least 4,5 m;

h) Other temporary supporting structures that are specialized systems or mechanical equipment used for supporting, suspending, or anchoring (excluding construction machinery and equipment mentioned elsewhere in this document) according to regulations or requirements of competent authorities.

2.3.5.2 Temporary supporting structures and/or elements, parts thereof listed under machinery, equipment, and materials that have strict occupational safety and hygiene requirements under Point c of 2.1.1.5 must be inspected for safety in accordance with regulations of competent authorities.

2.3.5.3 Contractors are allowed to conduct tests for temporary supporting structures mentioned under 2.3.5.1 if they have experience of similar tasks or choose appropriate conformity assessing bodies to conduct the test. The test must be witnessed by: Organizations or individuals designing temporary supporting structures, contractors erecting temporary supporting structures, contractors constructing structures or supported structures and construction supervisors of project developers (or EPC general contractors).

2.3.5.4 Temporary supporting structures testing outline (details, solutions, procedures, and other requirements) must be devised by organizations and individuals designing the temporary supporting structures or inspecting organizations (if this is the case, testing outline must be approved by organizations and individuals designing the temporary supporting structures).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.6 Inspection, supervision, use, and maintenance

2.3.6.1 Temporary supporting structures must be inspected and inspection results must be recorded in writing (may include images) by competent individuals:

a) Before they are brought into use;

NOTE: All temporary supporting structures that require testing and safety inspection in accordance with 2.3.5.

b) During use at time periods mentioned under design dossiers or applied standards without exceeding the “minimum intervals” below applied to temporary supporting structures:

- 6 hours for temporary supporting structures of wood and other non-metal materials, temporary supporting structures that utilize supporting mechanical equipment (for example: hydraulic jack), temporary supporting structures positioned on unstable ground surfaces or structures, temporary supporting structures providing support or implementing earthworks in underground structures and tunnels;

- 24 hours for temporary supporting structures of metal and temporary supporting structures for suspending or serving as anchorages for other structures;

- 48 cases for other cases.

c) When they are replaced or damaged during use or due to impact of natural disasters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.6.2 Temporary supporting structures must be inspected in accordance with 2.3.6.1 before use. Inspection results must be recorded in writing in order to ensure that:

a) Temporary supporting structures have been built, assembled, commissioned, and tested (according to 2.3.5.1) or tested for safety (according to 2.3.5.2) in accordance with temporary supporting structure design dossiers, regulations on construction quality control according to construction laws and regulations on safety inspection of competent authorities;

b) temporary supporting structures will be used for the right purpose and subjects as per design;

c) All safety assurance, accident protection, and incident resolution measures have been implemented.

2.3.6.3 Do not adjust, change design and assembly, dismantlement procedures of temporary supporting structures according to design dossiers without examination, supervision, and approval of competent individuals (see 2.3.6.1) and organizations or individuals designing the temporary supporting structures.

NOTE: If temporary supporting structures must be adjusted due to changes in support demands; the calculation and inspection must be implemented and design adjustment of temporary supporting structures must be implemented or approved by organizations or individuals designing the temporary supporting structures. Re-inspection before use must conform to 2.3.6.1 and 2.3.6.2.

2.3.6.4 Placement of load on temporary supporting structures must conform to design requirements and must be done in a manner that the loads do not abruptly transfer or affect temporary supporting structures thereby causing temporary supporting structures to lose stability.

2.3.6.5 While using temporary supporting structures:

a) Regularly monitor, inspect, and supervise to ensure that temporary supporting structures are not overloaded, displacements, deformation, and safety control parameters satisfy design requirements or are not used for the right purposes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.6.6 Temporary supporting structures must not be used as storage of materials or placement of construction machinery and equipment unless they are used immediately, and the structures are guaranteed for safety assurance (according to design dossiers or approval of organizations, individuals designing them) and approved by site managers.

2.3.6.7 Temporary supporting structures must be maintained during use in accordance with design dossiers.

2.3.7 Total dismantlement, partial dismantlement, and re-assembly

2.3.7.1 Employers must arrange inspection and supervision to ensure that all temporary supporting structures and parts thereof are dismantled in proper order and eligibility for dismantlement (including partial dismantlement and re-assembly) of each elements, parts, and temporary supporting structures) conforms to regulations under design dossiers.

2.3.7.2 As soon as temporary supporting structures are partially dismantled and re-assembled for further use, the construction, examination, supervision, monitoring, use, and maintenance must conform to 2.3.1 through 2.3.6.

2.3.7.3 In regard to supported structures that are structures or parts of structures or structures under construction, total dismantlement of temporary supporting structures is allowed only when supported structures have sufficient load bearing capability, conform to design, and are approved by site managers, chief supervisors of project developers (or EPC general contractors).

NOTE: In regard to other supported structures such as dug holes, tower cranes, silos, machinery, equipment, and other supported structures, contractors shall decide on partial or total dismantlement of temporary supporting structures depending on their use demand and safety assurance requirements for personnel on site.

2.4 Lifting equipment

2.4.1 General provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.2 Employers must devise and implement plans so that lifting equipment and lifting accessories are selected, installed, examined, tested (for load), inspected, maintained, operated, and dismantled in a manner that:

a) Prevents all potential accidents;

b) Conforms to requirements for management and use of machinery, equipment, and materials according to occupational safety and hygiene laws, QCVN 7:2012/BLDTBXH, other relevant National technical regulations, and manufacturers' instructions.

2.4.1.3 Lifting equipment and lifting accessories must be designed, manufactured using quality materials, durable, and be able to fulfill their use demand.

2.4.1.4 Technical dossiers of lifting equipment (and parts thereof), lifting accessories must specify:

a) Safe working load;

b) Safe working load corresponding to different lifting radii for lifting equipment that can change its lifting radius;

c) Requirements for using equipment corresponding to safe working load under Point a and Point b of this section.

2.4.1.5 If only parameters mentioned under Point a of 2.4.1.4 of lifting equipment and lifting accessories are specified, they must be clearly and visibly marked (or written, fixed).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.7 Lifting equipment must be supported, anchored, lashed, and held in place. Load bearing capacity of ground surface where lifting equipment is located (or foundation, structures supporting lifting equipment) must be surveyed, calculated, designed and necessary safety assurance measures must be implemented in accordance with manufacturers’ instructions and actual demands. Structures supporting, anchoring, lashing, holding lifting equipment in place, connecting lifting equipment to constructions must be examined and conform to regulations applicable to temporary supporting structures under 2.3.

2.4.1.8 Installation of lifting equipment

2.4.1.8.1 The installation of fixed lifting equipment must satisfy the requirements below:

a) The fixed lifting equipment must not be displaced by load, vibration, or other factors;

b) Operators are not placed in a state (or position) of danger posed by loads, cables, or cable reels;

c) Operators are able to observe the entire operating area of lifting equipment and vicinity thereof or able to communicate with loading and unloading areas via telephones, signals, or other appropriate means of communication.

2.4.1.8.2 Minimum clear distance from moving parts of lifting equipment and lifting accessories:

a) to stationary objects in surrounding areas (such walls, pillars) shall be 70 cm;

b) to power lines shall conform to QCVN 01:2020/BCT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.8.4 Do not make structural change or repair any part of lifting equipment without approval and supervision of competent individuals. All changes must be tested or inspected for safety as per the law (in regard to machinery, equipment, and materials that demand strict occupational safety and hygiene requirements).

NOTE: Competent individuals are individuals designing the lifting equipment or authorized individuals of manufacturers (or suppliers) or construction machinery and equipment managers (or safety managers) of contractors and construction supervisors of project developers (or EPC general contractors) who have received training in construction machinery.

2.4.1.9 Examination, testing, and safety inspection

2.4.1.9.1 Lifting equipment and lifting accessories must be examined, tested, or inspected for safety (see 2.4.1.9.3 for subjects of inspection):

a) before using for the first time;

b) after assembling at construction sites;

c) periodically during use (if regulated by competent authorities or manufacturers);

d) after repair;

dd) change to structure or position of the equipment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Test loads and other requirements shall conform to manufacturers’ instructions or regulations of competent authorities (if any);

b) The examination and safety testing must be conducted by individuals assigned to operate or individuals eligible for conducting safety inspection as per the law. The examination and safety testing must be observed by construction machinery and equipment managers (or safety managers) of contractors and construction supervisors of project developers (or EPC general contractors).

2.4.1.9.3 In regard to lifting equipment and lifting accessories that demand strict occupational safety and hygiene requirements under 2.1.1.5, safety inspection must:

a) conform to regulations under inspection procedures promulgated by competent authorities;

b) be conducted by organizations entitled to conduct technical inspection for occupational safety as per the law;

c) be conducted and observed, supervised by construction machinery and equipment managers (or safety managers) of contractors and construction supervisors of project developers (or EPC general contractors).

2.4.1.9.4 Examination, testing, or inspection results of lifting equipment and lifting accessories must be recorded using form promulgated by competent authorities. These documents must be produced and stored as parts of construction dossiers and must be presented at request of competent authorities, project developers, operators, or their representatives.

2.4.1.10 Control system (equipment) and cabins

2.4.1.10.1 Control system (equipment) of lifting equipment must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) be arranged to ensure convenience for users and operators, provide sufficient seat width and unobstructed vision;

c) be fitted with (where necessary) appropriate remote locks or shift locks to prevent unwanted drift;

d) be placed in areas where they are not in the way of loads;

dd) have all instruction manuals and clear, specific instruction panels pertaining to purpose and methods of operation.

2.4.1.10.2 Lifting equipment must be fitted with over speed protection devices and anti-drop devices in case of loss of power (for example: power outage).

2.4.1.10.3 Operators of outdoor lifting equipment must be provided with:

a) Cabins that are safe and impervious to weather, designed and manufactured with ergonomic principles in mind;

b) Clear and obstructed vision of lifting, lowering areas;

c) Safe access to and out of the cabins.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.11.1 Operators of lifting equipment shall only operate the type of equipment which they have been trained for and must comply with working procedures regulated by employers.

2.4.1.11.2 Lifting equipment and lifting accessories must not lift or lower loads exceeding their safe working loads.

2.4.1.11.3 Operation of lifting equipment is prohibited without the presence of signaling equipment or personnel.

2.4.1.11.4 Human transport by lifting equipment is prohibited unless such lifting equipment is designed, manufactured, assembled, and used for human transport or in emergencies (such as heavily injured individuals who may die without immediate aid) and safe for human transport.

NOTE: Lifting platforms for human must conform to QCVN 20:2015/BLDTBXH.

2.4.1.11.5 Loads must be fastened, suspended, anchored securely to prevent from slipping, dropping.

2.4.1.11.6 Work platforms or containers for lifting, lowering bricks, tiles, stone slabs, or other loose materials must be tightly wrapped to prevent dropping.

2.4.1.11.7 If wheelbarrows are placed directly on work platforms (or raised platforms), the wheelbarrows must be fastened and anchored onto the work platforms or protected from moving by other measures and the platforms must also be tightly wrapped.

2.4.1.11.8 For the purpose of lifting and lowering wheelbarrows, the wheels must not serve as lifting accessories (i.e. do not hook or attach towing cables to the wheels) unless measures have been taken to prevent the wheels and axles from slipping away from the bearings and load bearing capacity and safety have been tested (in the same manner applicable to lifting accessories).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.1.11.10 The lifting and lowering must be done in a manner where dogmen do not have to lean towards void areas.

2.4.1.11.11 The lifting and lowering of loads in areas frequently occupied by people and other mobile construction machinery and equipment must be done in enclosed sections (in order to isolate from nearby traffic) or sections where measures such as prohibiting or diverting movement of people and mobile construction machinery and equipment are taken. Danger zones must be established and safety assurance must be implemented in these sections in accordance with regulations under 2.1.1.2 through 2.1.1.4.

2.4.2 Hoist

2.4.2.1 Hoists must conform to QCVN 16:2013/BLDTBXH and regulations below.

2.4.2.2 Barriers must be placed on all sides of hoist on ground level and all accesses from hoists to the constructions.

2.4.2.3 Height of barriers (other than the entrance) must be sufficient to prevent people from falling (approximately 2,0 m) without being lower than 1,1 m.

2.4.2.4 Doors of hoists must:

a) be in the form of mesh or net or perforated boards that allows people to see through; and

b) be at least 2,0 m tall except for areas where such height is infeasible; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.2.5 Masts must be able to resist yielding and not buckle when brakes are jammed.

2.4.2.6 In regard to installed hoists whose range of operation is lower than height of the structures, while structure section above is under construction, cover the top of the hoists for the purpose of safety assurance and preventing falling objects.

2.4.2.7 Foundation or supporting structures of hoisting towers must be designed and built for the purpose of safety assurance and firmly. Hoisting towers must be secured and anchored to the foundation and the structures at different elevations according to installation design. Structures supporting, anchoring hoisting towers must conform to 2.3.

2.4.2.8 Ladders are required from the bottom to the top of outdoor hoists for the purpose of inspection and maintenance.

2.4.2.9 Engines of hoists must be strong enough to control the greatest lifting and lowering load depending on requirements of transport tasks.

2.4.2.10 Engines of hoists must automatically stop reeling when the platforms reach the highest landings according to installation design.

2.4.2.11 Brakes of cable reels (of cable hoists) must be engaged when joysticks are not in operation mode (brakes are automatically put on when joysticks are at 0).

2.4.2.12 Human transportation by hoists designed solely for material transportation.

2.4.2.13 Do not use ratchets (of types that lift or lower the platform when pawls are removed from the ratchet gears) in cable reels (of cable hoists).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.2.15 Platforms must be fitted with anti-dropping safety brakes to support the greatest load in case lifting cables snap.

2.4.2.16 Hoist cages and platforms must be fitted with locking mechanisms at each landing (for loading, unloading) for the purpose of safety assurance.

2.4.2.17 Sides of the platform that do not support loads must be fitted with toe guards and enclosed by mesh of steel or other appropriate materials to prevent loads (materials, products) from falling out.

2.4.2.18 In order to prevent danger of falling objects, platforms must be enclosed.

2.4.2.19 If hoist counterweight is combined from multiple blocks, these blocks must be designed in a way that they can be secured to one another.

2.4.2.20 Counterweight of hoists must move along masts.

2.4.2.21 Landings of hoists (where loads are loaded, unloaded, lowered) must be fitted with appropriate work platforms that meet safety assurance requirements.

2.4.2.22 The following information must be displayed in visible locations with comprehensible writing:

a) On all types of hoist:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: It is encouraged to convert total load into number of pieces, packages, or containers in which materials are commonly transported (for example: number of cement bags).

- On hoist engines: Unit of lifting load in kg or other appropriate units of lifting load and allowable lifting, lowering load (safe working load).

b) On hoists for human transportation: The greatest number of passengers and total maximum load at any time (safe working load);

c) On hoists for cargo transportation: The phrase “Cấm sử dụng để vận chuyển người” (Not for human transport) in accesses to hoists and landings (work platforms).

2.4.2.23 Hoists for human transportation must be fitted with cages which are designed and installed in a way that prevents humans and objects from falling outside of the cage.

2.4.2.24 Hoist cages must be fitted with doors on all accessible sides. Doors of cages must be prevented from opening when the cages are moving except for the case where the cages are in loading, unloading positions. Cage doors must be closed before the cages move.

2.4.2.25 Gates on accesses to hoist shafts must be prevented from open when hoists are moving unless hoist cages are in loading, unloading positions. These gates must be closed before the cages move.

2.4.3 Derrick cranes

2.4.3.1 Derrick cranes must be built on sturdy foundation (or supporting structures) that can withstand the greatest load both in operation mode and non-operation modes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.3.2 Equipment (or mechanisms) is required to prevent guyed masts of derrick cranes from being removed from their installation location.

2.4.3.3 Electric derricks must be safely grounded as per the law.

2.4.3.4 Counterweights must be positioned in a way that prevents the backlegs, base plates, and masts from deforming too much.

2.4.3.5 In regard to derrick cranes mounted on wheels:

a) Use solid bars to keep accurate spacing between the wheels;

b) Install supporting (anchoring) systems to prevent falling in case wheels are broken or masts are displaced from their position.

2.4.3.6 Do not alter boom length without written approval of manufacturers or suppliers.

NOTE: When altering boom length, parameters relating to safe working load and corresponding working conditions must be provided by manufacturers or suppliers in technical instructions. Carry out examination, testing, and inspection as per the law before using derrick cranes.

2.4.3.7 Booms of Scotch derrick must not installed near backlegs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.3.8.1 The anchoring of guy wires must be secured by using loops or sills embedded in concrete platforms or foundation or anchoring structures.

2.4.3.8.2 The top of masts of guy derricks must be connected to 6 evenly spaced guy wires.

2.4.3.8.3 The angle created by guy wires and horizontal plane must not be greater than 45 degrees.

2.4.3.8.4 Guy wires of guy derricks must have their tension allowed to be adjusted by adjustable screws or turnbuckles or other appropriate equipment.

2.4.3.8.5 Joints, rotating masts, and sills must be maintained and lubricated with oil and grease on a regular basis.

2.4.3.8.6 If guy derricks are not in use, booms must be properly anchored to prevent from flailing.

2.4.4 Pulley pillars, pillar complex, towers

2.4.4.1 Pulley pillars, pillar complex, towers (hereinafter referred to as “lifting pillars”) must be:

a) Straight;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Installed vertically or slightly inclined towards the load and firmly anchored, held in place.

2.4.4.2 If lifting pillars are assembled from multiple segments, segments and joints must be made from reliable materials with sufficient load-bearing capacity.

2.4.4.3 The bottom of lifting pillars must be supported and anchored in place so that the pillars are not displaced during operation.

2.4.4.4 Once installation (or relocation) of lifting pillars is complete, the entire lifting equipment must be re-examined and tested with the greatest expected load before being put into use.

2.4.4.5 If lifting pillars are used to lift and lower work platforms and large containers, adopt solutions for preventing rotation, flip, and lowering load properly (for example: taglines).

2.4.5 Tower crane

2.4.5.1 In regard to tower cranes whose cabins are at heights, operators of tower cranes must satisfy regulations under 2.4.1.11.1 and must have undergone training for working at heights.

2.4.5.2 The selection of tower cranes must rely on technical properties of available types of tower cranes, operation requirements, characteristics of the construction sites.

2.4.5.3 Wind effect must be taken into account when tower cranes are under construction, operating, and not operating.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.5.5 Ensure a safety distance between tower cranes and holes, rivers, and canals. Tower cranes mounted on rails are only allowed on ramps with slope specified under manufacturers’ instructions.

NOTE: A safety distance means a distance that ensures stability of foundation of tower cranes and must be determined by calculation and experience in similar conditions. The surveying, calculation, design, and construction of foundation, base of tower cranes shall conform to 2.3 in case of temporary supporting structures.

2.4.5.6 Tower cranes must be built in open space with sufficient area for installation, operation, and dismantlement.

NOTE: Tower cranes must be positioned in a way that the working arms do not hover above buildings and constructions in use, public roads, other constructions in progress, railways, and power lines. If this requirement cannot be met, detail safety assurance plans and solutions must be produced for all scenarios.

2.4.5.7 If tower cranes face risk of collision in case of simultaneous operation, it is required that prior to operation:

a) A means of direct communication is required between tower cranes;

b) A warning system is installed in cabin of each tower crane to inform each other about potential danger.

2.4.5.8 Tower crane installation and dismantlement solutions, procedures must conform to manufacturers’ instructions. Tower cranes must be inspected for safety before use.

2.4.5.9 The climbing of tower cranes must comply with manufacturers’ instructions. Free standing height without lashing of tower cranes must not exceed free standing height regulated by manufacturers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.5.11 An anemometer must be installed at the highest position of tower crane and an interface displaying wind speed must be positioned in the cabin.

2.4.5.12 Monitoring devices are required to control safe working load corresponding to lifting radius. Do not mount signboard or other wind-blocking objects on tower cranes if they do not meet manufacturers’ instructions.

2.4.5.13 Do not use tower cranes for cases where working arms can sustain tremendous force such as magnet lifting mechanism or steel balls for demolition or pile driving.

2.4.6 Lifting, lowering ropes

2.4.6.1 Ropes of lifting equipment must have clear origin, quality, and meet task requirements.

2.4.6.2 Installation, maintenance, examination, and testing of lifting, lowering ropes must be carried out in accordance with manufactures’ instructions and regulations under 2.4.1.

2.4.6.3 Do not use repaired steel ropes for lifting equipment.

2.4.6.4 If multiple independent cables and ropes are used for lifting work platforms, each cable must be able to lift the work platforms.

2.5 Construction machinery and equipment for moving, lifting earth, materials, and road construction

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.1.1 When using construction machinery and equipment for moving, lifting earth, materials, and road construction, safety assurance solutions must include:

a) Safety assurance when construction machinery and equipment move, operate close to power lines;

NOTE: Safety assurance must conform to QCVN 01:2020/BCT and other relevant technical law provisions.

b) Solutions for preventing construction machinery and equipment from tipping over or overturning in areas with dug holes, elevation change, or water.

2.5.1.2 Construction machinery and equipment users, operators are only allowed to use, operate the type of construction machinery and equipment that they have been trained for and must comply with regulations of the law on traffic, working regulations promulgated by employers.

2.5.1.3 In regard to construction sites where construction machinery and equipment are used:

a) Safe and convenient work area accesses must be located;

b) Traffic in construction sites must be coordinated and controlled for the purpose of safety assurance when construction machinery and equipment move and operate in accordance with 2.1.2.

2.5.1.4 Erect warning signs or implement appropriate control measures for the purpose of safety assurance when construction machinery and equipment move, operate. Implement separate safety assurance solutions for cases where construction machinery and equipment are in reverse.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.1.6 If operators must be positioned on the construction machinery and equipment in order to operate them, additional protective structures must be installed to protect operators in case these machinery and equipment fall over or other objects fall into the cabins.

NOTE: Structures additionally fitted on construction machinery and equipment must conform to (not violating technical regulations) manufacturers' instructions and be designed, tested to ensure that they are used for the right objectives and do not affect operation of the machinery and equipment.

2.5.1.7 Construction machinery and equipment are not allowed to traverse bridges, viaducts, embankments, or any other existing structure if safety assurance of these structures is not guaranteed.

NOTE: In regard to existing structures or other structures where information on allowable load is not available, project developers and/or contractors are responsible for surveying and carrying out load bearing safety assessment for these structures before allowing construction machinery and equipment to traverse them.

2.5.1.8 Information panels on construction machinery and equipment must specify:

a) Gross weight (when carrying load);

b) Maximum axle load (downward load on wheels or points of contact with the floor) and/or the greatest compression on ground level in case of diggers, bulldozers, excavators, heavy-duty vehicles, and other similar construction machinery and equipment;

b) Net weight (when not carrying load).

2.5.1.9 Construction machinery and equipment must be equipped with: Electric sound alarms and headlights for forward and reverse gears, electric brakes (or air brakes, hydraulic brakes), hand brakes, taillights, noise cancelling devices (noise cancelling exhausts of engines) and turn signals such as lights and sirens.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) be designed and manufactured with ergonomic principles in mind and be able to withstand extreme weather conditions;

b) be fully enclosed to prevent dust;

c) provide operators with clear and unobstructed vision of operating areas;

d) be equipped with navigation system and rear-view mirrors on both sides.

2.5.1.11 Distance from cabins of excavators and digging surface must be maintained at at least 1,0 m.

2.5.1.12 If earthmoving machines and equipment are moving or stop working, their joysticks must lean towards the direction of motion, buckets must be raised and not contain any load (except when moving downhill).

2.5.1.13 Engines, brake system, steering wheels, chassis, blades, chains (tracks), towing ropes, pulleys, hydraulic system, transmission system, bolts, and other components relating to safety of the construction machinery and equipment must be inspected on a daily basis and before every shift.

2.5.1.14 Construction machinery and equipment must not be parked on ramps when their engines are still running.

2.5.1.15 Keep oil, grease, mud, and other slippery substances away from floors and stairs of construction machinery and equipment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.1.17 Do not position and operate bucket excavators on top of or at the feet of rock and earth bluffs with slope larger than 60 degrees.

2.5.1.18 During examination or maintenance or repair, implement safety assurance measures for working at heights in accordance with 2.7 at positions that are 2,0 m or more in height (for example: working arms) if safety assurance structures have not been implemented on the examined, maintained, or repaired construction machinery and equipment.

2.5.2 Excavator and digger

2.5.2.1 Brake pedals for all motions of electric excavators must be fitted with 2 independent locking devices.

2.5.2.2 Excavators and diggers must be equipped with emergency stop system which must be separate from control system of the machinery.

2.5.2.3 Excavators and diggers equipped with deep digging attachments must be designed or fitted with effective stopping mechanism so as to maintain a minimum distance of 40 cm between bucket teeth and joysticks.

2.5.2.4 Excavators and diggers design to lift load using lifting mechanism (working arms) are required to have information panels positioned in the cabins and on the joysticks. Words in the information panels must be durable (cannot be erased), clear, and specific pertaining to safe working load and safe working conditions when lifting load.

2.5.2.5 Excavators and diggers equipped (or additionally fitted) with equipment so that they can operate as self-propelled excavators must:

a) be examined, tested, or inspected in accordance with regulations applicable to lifting equipment under 2.4. before being allowed for use;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) ensure compatibility with existing equipment and safe working capacity of additional attachments (if any).

2.5.2.6 Excavators and diggers using internal combustion engines must:

a) be grounded or protected against static;

b) be equipped with fire extinguishers.

2.5.2.7 Electric excavators and diggers

2.5.2.7.1 Only competent individuals are allowed to connect and disconnect excavators, diggers from electrical wires powering such equipment.

NOTE: Competent individuals mean users, operators, or managers of construction machinery and equipment or electrical safety managers of contractors.

2.5.2.7.2 In regard to excavators and diggers in use, electrical connection and relays of these equipment must be examined on a daily basis and before each shift.

2.5.2.8 Operation of excavators and diggers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.2.8.2 Buckets and grabs of excavators, diggers must be prevented from falling, flipping, rotating, or dangling unexpectedly while working.

2.5.2.8.3 Prior to exiting excavators or diggers, users and operators thereof must:

a) release the clutch reasonably;

b) rest grabs or buckets on the ground.

2.5.2.8.4 Buckets of excavators and diggers must be prevented from drifting when they are being repaired or their teeth are being replaced.

2.5.2.8.5 When excavators or diggers are operating close to cliffs or walls (or constructions), measures for preventing people from entering danger zones of the machinery must be established (where they can get injured or die if the machinery falls over).

2.5.2.8.6 Trucks must not receive load in areas where danger of falling objects is imminent. In case of force majeure, no personnel are allowed to stay in the vehicles while receiving load.

2.5.2.8.7 Parked trucks must be at least 60 cm away from any component of excavators and diggers (even when the excavators and diggers fall over).

2.5.2.8.8 In regard to machines that use hydraulic buckets, upon completion of the tasks, pistons must be retracted into cylinders and if necessary, lower support bars to stabilize the machine and its components.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.3.1 Prior to exiting bulldozers, operators must:

a) apply brakes;

b) lower blades and rippers;

c) enter neutral gear.

2.5.3.2 When not being used, bulldozers must be parked on flat ground or surfaces.

2.5.3.3 Operators must lower the blade of bulldozers that are climbing slopes.

2.5.3.4 Blades of bulldozers must not be used as brakes except for cases of emergency.

2.5.4 Graders

2.5.4.1 During operation, tractors (or hauling vehicles) and scrapers (or grader blades) must be connected by safety bars.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.4.3 When descending slopes, graders must be in gear.

2.5.5 Asphalt and asphalt concrete pavers

2.5.5.1 The front platforms of pavers must be coated (or layered) with lumpy metal sheets to prevent slip.

2.5.5.2 Standing mixers must be fully enclosed by wood or metal sheets with openings for observation, lubrication, and maintenance.

2.5.5.3 Buckets, spreaders, funnels (for laying, spreading) bitumen must be sufficiently enclosed for the purpose of safety assurance.

2.5.5.4 Sprayers must be fitted with fire-resistant-rated shields with openings for observation.

2.5.5.5 In order to prevent fire risks by foaming:

a) Bitumen mixers must be fitted with equipment for preventing foam from making contact with combustion chambers; or

b) Only use non-foaming products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.5.7 Equip sufficient number of fire extinguishers no lower than 2 in proper operation condition at work areas.

2.5.5.8 Materials shall only be introduced to the mixers when drying drums have been warmed up.

2.5.5.9 Do not use open flame for the purpose of examining asphalt quantity in containers.

2.5.5.10 Do not use open flame for the purpose of heating up diluents.

2.5.5.11 If fire of burner is quenched:

a) Immediately shut fuel supply (of combustion);

b) Combustion tubes must be carefully ventilated by fans to prevent backfire.

2.5.5.12 Do not open inspection gap in mixers if pressure in the mixers is greater than ambient pressure.

2.5.6 Road finishers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.5.7 Road rollers

2.5.7.1 Prior to compacting road surface with road rollers, conduct examination of road bearing capacity of soil and general safety, especially edges of slopes (for example: river banks, embankments, cut and fill embankments)

2.5.7.2 When moving downhill, road rollers must be in gears.

2.5.7.3 When road rollers are not being used:

a) Brakes must be applied;

b) Engines must be in the lowest gear if the road rollers are pointing uphill;

c) Engines must be in reverse if the road rollers are pointing downhill;

d) Engines must be shut off (including electrical switches and control);

dd) All wheels must be wedged.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.1 General provisions

2.6.1.1 Hand-operated equipment and other machinery, equipment operated (controlled) manually or by other power sources must conform to regulations under 2.1.1.5 and the following regulations:

a) They must be used and maintained in accordance with manufacturers’ instructions for the purpose of safety assurance for users. If equipment, tool, machinery must be used for purposes other than their intended design, such use must be assessed and deemed safety assurance by competent individuals;

NOTE: Competent individuals mean construction machinery and equipment managers, safety managers of contractors and/or representatives of manufacturers.

b) They must be used and operated by employees who have received training for the right type of equipment and tools assigned to them by employers;

c) They must be fitted with protective, covering apparatus or other protective measures in accordance with relevant National technical regulations.

2.6.1.2 Detail instruction panels pertaining to safe use and operation that are simply presented and comprehensible to users and operators must be placed in appropriate locations by employers or manufacturers.

NOTE: Vietnamese instructions are required.

2.6.1.3 Safety assurance measures include detail procedures for safe operation and use for hand-operated equipment and tools and other machinery, equipment on construction sites.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.1.5 Machinery, equipment, and tools when not used must be cut off from power sources and must be isolated prior to cleaning, maintenance, adjustment, or repair.

2.6.1.6 Extendable wires and tubes (for example: electrical wires, gas tubes) must be kept as short as possible to prevent all safety risks.

2.6.1.7 All moving parts that potentially cause safety risks in machinery and equipment must be covered, enclosed, and properly protected in accordance with manufacturers’ instructions and applied standards.

2.6.1.8 Electric machinery and equipment must be fitted with proper emergency stopping devices (or switches, breakers) which are located in visible spots where users, operators can immediately turn off machinery and equipment and prevent them from restarting.

2.6.1.9 All machinery and equipment must be designed with or fitted with speed limiters to enforce the maximum speed limit. If machinery and equipment can change speed, only machinery and equipment which start from the lowest speed are allowed.

2.6.1.10 Users and operators of hand-operated equipment, tools, and other machinery, equipment must be provided with appropriate PPE including ear-protection if they work with machines that generate a lot of noise.

NOTE: PPE shall conform to requirements under 2.19.

2.6.2 Hand-operated equipment and tools

2.6.2.1 Hand-operated equipment and tools and their attachments shall only be reinforced, disassembled, and repaired by competent individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.2.2 Blades of cutting tools and equipment must be sharp.

2.6.2.3 When heads of hammer or slamming tools crack or show signs of damage (for example: termites for wooden tools), treat or grind all corners and sides with proper radius.

2.6.2.4 When unused or transported, sharp and pointy equipment, tools must be wrapped by materials that cannot be punctured or cut and placed in appropriate containers.

2.6.2.5 Only insulated (or non-conductive) hand-operated equipment and tools are allowed close to or in areas where active electric appliances are operating.

2.6.2.6 Only non-sparking hand-operated equipment and tools are allowed close to or in areas where flammable materials, other flammable or explosive vapour or gas is present.

2.6.3 Hand-operated pneumatic equipment and tools

2.6.3.1 Start button (trigger) of pneumatic hand-operated equipment and tools must:

a) be positioned in appropriate location to prevent accidental activation by collision;

b) be fitted in a manner that gas valve closes automatically as soon as the operator releases the trigger.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) be designed and used with design pressure and purpose;

b) be tightened on the outlet side and accompanied by washers (if necessary).

2.6.3.3 Pneumatic hammers and pneumatic guns must be fitted with bit protection (or containment spaces if necessary) to prevent items (nails, screws, bolts, rivets, debris) from falling when the equipment is operating.

2.6.3.4 Prior to calibrating or repairing pneumatic equipment and tools, disconnect the equipment and tools from compressed air sources and release all pressure in compressed air pipes.

2.6.4 Hand-operated nail gun

2.6.4.1 Only nail guns operated by explosive force with low free speed, unless otherwise required due to technical reasons.

2.6.4.2 Nail guns (or nailers) must have:

a) Protective sheets or covers which cannot be removed when the nailers are operating; and

b) A mechanism which prevents accidental activation of the nailers due to falling or during loading; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) A mechanism which prevents the nailers to fire if the nose is not pressed against the work surface with enough force.

2.6.4.3 Recoil of nailers must be low enough to prevent injuries for operators.

2.6.4.4 Noise of nailers must be within permissible limit so as to not injure operators’ hearing ability.

2.6.4.5 Nailers must be inspected before use to ensure that:

a) All safety assurance components are in good conditions;

b) The nailers are clean, in good operating conditions; all moving parts do so with ease and the nose is not jammed.

2.6.4.6 Nailers must be completely disassembled on a periodic basis (in accordance with manufacturers’ instructions) to allow inspection of damage and wear of safety equipment and features.

NOTE: Competent individuals mean technicians of manufacturers, users of equipment and tools (for appropriate tasks) or repairmen of mechanical equipment and tools of contractors.

2.6.4.7 Nailers shall only be repaired by competent individuals specified under 2.6.4.6.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Environment factors or other factors can actuate the nailers;

b) Flammable or explosive gas is present.

2.6.4.9 When not being used, nailers must be placed in appropriate containers. Such containers must:

a) be made from appropriate materials for protection and safety assurance;

b) be marked and contain a list of items inside;

c) be locked when unused;

d) not contain items other than nailers and boxes of nails, screws.

2.6.4.10 Do not store or transport nailers that have been loaded or are containing nails.

2.6.4.11 Nailers must be maintained and used in accordance with manufacturers’ instructions and shall only be used by employees who have received training for using nailers safely.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.5.1 Electrical hand-operated or moveable equipment and tools must use low-voltage electricity.

2.6.5.2 Electrical equipment and tools must be grounded unless otherwise specified by manufacturers’ instructions. Ground wires must be protected by covers or metal box to prevent damage to sections where the wires connect to the equipment and tools.

2.6.5.3 Electrical equipment and tools must be inspected and maintained on a regular basis by electricians or electrical safety managers of contractors. Record of inspection and maintenance must be stored.

2.6.6 Woodworking machine

2.6.6.1 Do not collect debris, shavings, sawdust, and other items produced by active woodworking machines by hands, even those close to the machines.

2.6.6.2 If shaving, sawdust covering and collector system is installed, the system must be operational.

2.6.6.3 For the purpose of reducing risk of safety loss, mechanical feeders are recommended.

2.6.6.4 Cutting blades and saw blades must be wrapped and covered as much as possible.

2.6.6.5 Circular saws must have durable, firm, adjustable housing for saw blades and riving knives and be designed for the saw blades in use. Throat plate clearance must be as low as possible.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.6.7 Saw blades of band saws (other than the moving blades) must be covered completely. Wheels of band saws must be completely enclosed by durable and hard cover.

2.6.6.8 Band saws (of cutting chain) must be fitted with auto tensioning feature.

2.6.6.9 Wood jointers must be fitted with fences which can cover the length and width of work pieces and can be easily adjusted vertically and horizontally.

2.6.6.10 Thickness planers must be fitted with roller-type feeders or anti-kickback devices in order to allow them to be as free as possible.

2.6.6.11 Woodworking machines must be provided with sufficient clearance to avoid injuries when processing, handling large work pieces.

2.6.7 Engine

2.6.7.1 Engines must:

a) be manufactured and installed in a manner so that they can start safely and are unable to exceed the speed limit;

b) be fitted with control units which can limit speed when necessary;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.7.2 Internal combustion engines are not allowed for prolonged use in confined spaces unless ventilation and emission extraction are properly implemented to protect employees.

2.6.7.3 When internal combustion engines are being refueled:

a) Starting system must be shut off;

b) Fuel must be prevented from falling over or spilling out of containers;

c) Do not smoke or introduce open flame in the vicinity;

d) Operational fire extinguishers are required.

2.6.7.4 Reserve fuel containers are required outside of engine rooms.

2.6.8 Construction silos

2.6.8.1 Silos must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) be able to withstand different types of load; load bearing components of silos such as shells, floors, or bottom, and other load bearing components do not deform (or crack) more than what is regulated by standards applicable to silo design and/or silo properties (regulated by designers or users of silos).

2.6.8.2 Fixed stairs or ladders or hoists are required to allow employees to access the inside and outside of silos when needed.

2.6.8.3 Equipment determining quantity of materials in the silos is required so that entering the silos for such purpose is not required.

2.6.8.4 Display the following information clearly on the silos:

a) Regulations and specific requirements on silo filling;

b) Danger warning pertaining to grain entrapment in case of silos containing granular materials.

2.6.8.5 Install stirrers, air compressors, or other mechanical equipment in silos containing materials that can jam (for example: materials that can change from powder to clump). In order to deal with blockage, prepare necessary equipment such as rods, bars (for stirring, poking), hammers (for chiseling, demolishing) or digging tools.

2.6.8.6 Firefighting equipment is required for silos containing spontaneously combustible materials.

2.6.8.7 In case of silos whose contents can form explosive gas or vapour mixtures, the following requirements must be complied with:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Only non-sparking equipment and tools are allowed;

c) Vents are required on the shells of the silos.

2.6.8.8 Silo entrance must be fully enclosed and protected by doors and locks.

2.6.8.9 Restrict human access to silos, except when:

a) Outlets are closed, inlets are closed, and material filling has been suspended;

b) Employees are assigned task which require them to enter the silos;

c) Persons entering silos are wearing lanyard and lifeline firmly connected to a stationary objects with sufficient load-bearing capacity for the purpose of safety assurance;

d) Persons entering silos are accompanied by other persons for constant supervision and appropriate rescue equipment.

2.6.9 Concreting construction machinery and equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.9.2 In regard to large outlets or gutters or drums of concrete mixers using mixing blades, grating steel mesh is required to prevent human from falling inside.

2.6.9.3 In addition to braking mechanism to stop mixing, an equipment to stabilize mixing drums of the concrete mixers (or concrete plants) when lifted.

2.6.9.4 Before cleaning mixing drums of concrete mixers (or concrete plants), lock the outlets, disconnect from electricity, and atop all preventive measures for safety assurance of employees inside the mixing drums.

2.6.9.5 When using buckets (or hoppers) to pour concrete using cranes or overhead cables, the buckets must be stored away from objects surrounding the pouring sites (for example: security posts, other equipment in construction sites or houses closes to construction sites) to prevent falling risks of buckets or concrete.

2.6.9.6 Buckets (hoppers) containing concrete must be transported to pouring sites using appropriate measures.

2.6.9.7 Buckets (hoppers) suspended and transported by cranes and overhead cables must be held by hooks with safety latches (compliant with regulations on lifting accessories).

2.6.9.8 When concrete is poured out of buckets (hoppers), employees must stand outside of swaying radius of the buckets (hoppers).

2.6.9.9 Concrete silos, booms, or belt conveyors must:

a) be assembled by competent individuals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) be inspected on a daily basis and before each shift and verified for safety assurance for operation by managers of construction machinery and equipment of contractors, concrete manufacturers (suppliers).

2.6.9.10 Cable reels (or cranes) for lifting (or pulling) buckets (or hoppers) must be positioned in a manner that their operators can clearly observe the entire concrete pouring stages (pouring into buckets, lifting, unloading concrete, and lowering buckets). When operators of cable reels (or cranes) are unable to observe any of the stages mentioned above, a coordinator is required.

2.6.9.11 If operators of cable reels (or cranes) and coordinators cannot observe the buckets (or hoppers), devices (or equipment) signaling position of the buckets (or hoppers) are required.

2.6.9.12 Masts of containers in concrete plants must be accurate and maintained in accordance with manufacturer's instructions to prevent the containers from jamming in concrete plants.

2.6.9.13 Scaffolds supporting concrete chutes must be able to support the chutes when completely filled with concrete and all employees on the scaffolds, and have minimum safety factor of 4.

NOTE: See 2.2 for scaffold requirements.

2.6.9.14 Concrete chutes must:

a) be firmly anchored and lashed on both ends and in corners;

b) be equipped with gas exhaust valves close to both ends;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.10 Compression station, machine, equipment

2.6.10.1 Compression stations, machines, equipment, and attachments thereof must be examined, tested, and/or inspected for safety in accordance with QCVN 01:2008/BLDTBXH.

2.6.10.2 Only employees who are assigned and conform to the QCVN 01:2008/BLDTBXH are allowed to operate steam boilers and pressure vessels.

2.6.10.3 Air compressors must:

a) be equipped with automatic devices that prevent pressure from exceeding the maximum set pressure;

b) be equipped with quick exhaust valve;

c) be arranged and positioned in proper locations to prevent pollution of attended places and confined spaces.

2.6.10.4 Air compressors where explosive gas mixtures can form must be provided with non-sparking protection.

2.6.10.5 Water cooling devices serving cylinders of air compressors must allow observation of the water flow inside.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.10.7 Exhaust pipes of machines that generate high heat during operation must be equipped with:

a) Fusible plug;

b) Insulation cover to protect users and prevent fire.

2.6.10.8 If there are explosion or toxic risk due to vapour containing oil in the air, oil separators are required between air compressors and air receiver.

2.6.10.9 Shut off valves fitted in exhaust pipes must comply with the following requirements:

a) The valves are located in areas that facilitate inspection and cleaning;

b) At least one safety valve is required between air compressors and shut off valves.

2.6.10.10 Working parts, including speed control units, safety valves, and oil separators must be examined, cleaned, and maintained in accordance with manufacturers' instructions.

2.6.10.11 Air receivers must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) be fitted with appropriate openings for inspection and cleaning;

c) be examined, maintained, and tested in appropriate frequency and in accordance with manufacturers’ instructions.

2.6.10.12 Safe working pressure must be color-coded on pressure gauges.

2.6.10.13 When necessary or for the purpose of preventing danger, pressure-reducing valve and/or shut off valves must be installed on pipes connecting air receivers and air compressors.

2.6.10.14 A shut off valve is required between air receiver and each equipment using compressed air.

2.6.10.15 Cylinders containing compressed air (including dissolved air or liquefied air) must be manufactured using appropriate materials, fitted with proper safety devices, examined, tested and/or inspected, stored, transported, and used as per the law.

2.6.11 Belt conveyors, screw conveyors

2.6.11.1 Belt conveyors and conveyor screws must be manufactured and installed to avoid collision between stationary parts and moving parts or between objects.

2.6.11.2 If belt conveyors crossing areas where people work or move below are not completely covered, catch platforms (or safety nets) must be installed to prevent falling hazards. In addition, barriers preventing trespassing must be installed in appropriate locations, where belt conveyors change direction or at transfer stations. Emergency stop devices and switches of belt conveyors must be positioned in convenient spots so that operators (or persons assigned to supervise the operation) can access easily and rapidly.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: For the purpose of preventing danger, emergency stop devices are recommended.

2.6.11.4 In case multiple belt conveyors and screw conveyors operate simultaneously, control units must be designed in a way where if a belt conveyor or screw conveyor stops working, the other belt conveyors and screw conveyors cannot transfer load onto that belt conveyor or screw conveyor.

2.6.11.5 Screw conveyors must be fully enclosed by cover. Do not remove the cover as long as the screw conveyors have not stopped working and engine has not been shut off.

2.6.11.6 When a belt conveyor or screw conveyor is loading a container or hopper, equipment preventing overloading is required.

2.6.12 Material crushing and screening stations, machines

2.6.12.1 Crushing and screening stations, machines must be located away from construction sites for the purpose of ensuring safety assurance, preventing injuries and health problems of employees (caused by dust, noise, vibration, and other harmful factors).

NOTE: See 2.18 for regulations on safety assurance for dust, noise, vibration, and other factors.

2.6.12.2 Crushing stations and machines must be equipped with overload protection and circuit breakers that are separate from crushing parts in visible locations in order to prevent unexpected activation during repair or maintenance of the machinery.

2.6.12.3 Electric motors, switches, connectors, and other electrical equipment must be protected against dust and humidity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.6.12.5 Access to feeding hoppers of crushing machines and screening mesh must be cleaned by water or other appropriate methods.

2.6.12.6 Electrical wires must be placed beneath ground level or at height satisfactory to electricity safety assurance, color-coded with bright, visible colors, and durable.

2.6.12.7 Earthmoving equipment used at crushing stations must be cleaned and maintained after every shift.

2.6.13 Generator

2.6.13.1 Generators must conform to electricity laws and QCVN 01:2020/BCT for the purpose of safe and reliable operation.

NOTE: See 2.16 for detail regulations on electricity safety assurance.

2.6.13.2 Nameplate capacity of generators must not be lower than the greatest expected consumption.

2.6.13.3 Generators must be placed in completely enclosed areas, properly ventilated, and protected against trespassing.

2.6.13.4 Generators must be provided with overload protection and separate circuit breakers to prevent remote or unexpected activation during maintenance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Exhaust pipes must be installed at reasonable locations with reasonable height to expel emission and prevent emission from being flown back at employees by wind.

2.6.13.6 If generators are located close to accommodations of employees or occupied existing structures, the generators must be placed in sturdy rooms (chambers) or separate areas compliant with environmental protection laws, occupational hygiene and safety laws, and electricity laws.

NOTE 1: See 2.18 for regulations on harmful environment factors (dust, noise, vibration, and other factors).

NOTE 2: See 2.16 for regulations on electricity safety assurance.

2.7 Working at height

2.7.1 General provisions

2.7.1.1 For the purpose of preventing danger, employers must devise plans and implement safety assurance solutions to prevent falling; first aid and emergency medical care for the following cases:

a) Working at height: When employees work inside, outside, on top of the constructions or in other work areas where they are positioned at a height of 2,0 m or more (from the sole of a standing employee’s feet) from the platform below such as the ground, the floor, structures, bottom of pits, and other surfaces;

b) Working on roofs and pitched roofs (greater than 10 degrees of slope).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.1.3 Scaffolds, ladders, ramps, or other safe means are required in work areas mentioned under 2.7.1.1 to allow employees to move safely.

2.7.1.4 If guardrails cannot be installed, employees working at height (even at a height below 2,0 m without other protective measures) must be properly protected by safety nets, catch platforms or provided with work platforms or lanyards and lifelines both of which must be properly secured.

NOTE: See 2.2 and other relevant sections of this document for specific regulations on scaffolds, ladders, and other safety assurance measures for employees (for example: construction and assembly of structures, formworks, and concrete pouring are specified under 2.10 and 2.11).

2.7.1.5 Employees working at height and working on the roof must be trained and equipped with protective equipment, falling protection in accordance with 2.19 and QCVN 23:2014/BLDTBXH. Employers must provide proper protective equipment, adopt safety assurance measures in accordance with 2.7.2 and 2.7.3, and examine, monitor employees’ health (physical and mental health) before and during work.

2.7.2 Working on roof

2.7.2.1 All work on roofs must be planned in advance and closely examined, supervised.

2.7.2.2 Crawling boards serving movement of employees must be firmly fastened and anchored into roof structures.

2.7.3.3 Roofing brackets for placing of boards serving movement of employees must have the same slope as that of the roof and must be firmly supported, anchored into roof structures.

2.7.2.4 Guardrails on the edges of the roofs must have at least one middle bar (to protect employees while crouching or kneeling) unless other safety assurance measures have been implemented (for example: lanyards).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.2.6 Boards for covering and concealing roof openings must be firm and installed at the openings.

2.7.2.7 In regard to pitched roofs, appropriate crawling boards and/or roof ladders must be installed on the roof to prevent slip. Crawling boards and roof ladders must be firmed anchored into roof structures.

2.7.2.8 While performing roof works, keep examining guardrails and toeboards to keep them in firm conditions.

2.7.2.9 When employees are working on roofs made of fragile materials (such as: glass, tiles, etc.), install walkways on roof surfaces (such as ladders or crawling boards over firm supports) to allow employees to tile roof and move safely.

2.7.2.10 At least 2 crawling boards are required so that employees are not required to stand on the roofs made of fragile materials to move crawling boards (or roof ladders) or for any other reason.

2.7.2.11 In regard to areas where roof tiles made of fragile materials will be installed, appropriate safety assurance measures are required such as supporting steel mesh (or catch platforms) before tiling the roofs depending on roof conditions.

2.7.2.12 Struts or other intermediate supporting structures of roof tiles of fragile materials must be designed and installed in a way where the risk of roof tiles dropping is minimized.

2.7.2.13 In regard to rain gutters which are made of fragile materials and allow people to walk on them, fall prevention measures must be installed below the gutters and must be at least 1,0 m wider than the gutters towards both sides.

2.7.2.14 Warning signs for fragile roof sections must be erected on walkways and areas leading to the roof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.7.3.1 When installing, repairing, and maintaining tall structures, scaffoldings appropriate to the nature of the structures and safety nets below are required if specialized safety assurance equipment and devices are not available.

NOTE: Tall structures include structures similar to pillars, columns, and towers such as piles of suspension bridges, telecommunication towers, utility poles, tall chimneys, monuments, advertising panels, similar structures, façade of buildings, monuments, silos, large dams, and other structures.

2.7.3.2 The topmost work platforms of scaffolds must be at least 65 cm below the top of the structures.

2.7.3.3 Scaffolds and catch platforms below which are attended by working employees must be unattended and unoccupied to prevent falling hazards.

2.7.3.4 The gap between scaffolds and structures must not exceed 20 cm.

2.7.3.5 Catch platforms must be installed above:

a) Accesses to tall structures;

b) Walkways and work areas of employees to prevent falling hazards.

2.7.3.6 In order to assist ascension and descent of tall structures, the following equipment is required:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Steps of steel ladders must be firmly anchored into surface or wall of the structures;

c) Other appropriate equipment.

2.7.3.7 When climbing steel ladders on the exterior of tall structures, employees are required to use lanyard with core of steel. Lanyard must be tied on the free end (where it is connected to safety harness of employees) and lowered by at least 3 m (from the anchorage).

2.7.3.8 When employees are working on separate tall structures, danger zones must be established and controlled by no-trespassing barriers to create safe zones for outsiders in accordance with 2.1.1.2.

2.7.3.9 Employees carrying out construction, maintenance, or repair task on tall structures are not allowed to:

a) work outdoors without wearing lanyards and lifeline attached to ladders (anchored into the tall structures) or loops, anchorage of tall structures;

b) place tools between lanyards and body or in pockets of protective suits that are not designed to hold tools;

c) pull, drag, or carry heavy materials or equipment up, down, or out of work areas on tall structures;

d) fasten or anchor pulleys or scaffolds into additional anchorage loops (which are attached to the exterior of tall buildings) without examining and testing load bearing capacity and firmness of these loops in advance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) scale tall structures without safety assurance equipment stated under 2.7.3.6;

g) work on active tall structures (for example: chimneys that are working), unless safety assurance measures have been implemented.

2.8 Implementing earthwork and constructing underground structures

2.8.1 General provisions

2.8.1.1 Prior to implementing earthwork and tasks relating to soil, rock, caissons, tunnels, and other underground structures (hereinafter referred to as “implementing earthwork and constructing underground structures”), the following measures must be implemented to prevent dangerous factors:

a) Temporary support or other appropriate measures to prevent soil, rocks, and other materials from sliding, falling;

NOTE: See 2.3 for regulations on temporary supporting structures.

b) Fall prevention measures; measures for preventing danger caused by mud, soil, rock, or water entering dug holes, caissons, and construction sites in underground structures, tunnels;

NOTE: See 2.1.5, 2.2, 2.7, and relevant sections of this document for regulations on fall prevention.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Requirements pertaining to air quality, environment, and ventilation shall conform to QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 02:2019/BYT, QCVN 26:2016/BYT, QCVN 34:2018/BLDTBXH, and this document.

d) Evacuation and rescue measures for employees in case of fire, explosion, inundation, or being buried by collapsing materials or collapsing structures;

NOTE: Requirements pertaining to safety assurance of fire, explosion, and rescue shall conform to QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, QCVN 07:2020/BCT, and this document.

dd) Thorough surveying to examine the presence of water pockets, air pockets, and groundwater and implement appropriate preventive measures.

2.8.1.2 In regard to temporary supporting structures serving earthwork and construction of underground structures: The construction, assembly, replacement, or dismantlement must be accompanied by supervision and approval of competent individuals in accordance with 2.3.

2.8.1.3 Attended areas in locations of earthworks and construction of underground structures must be examined and supervised by competent individuals on a regular basis. supervision results must be recorded. Employees are not allowed to work alone unless they are supervised by competent individuals.

NOTE: Competent individuals include construction site managers, persons assigned with the management of construction, safety, construction machinery and equipment, technical systems (for example: electricity, water, ventilation, fire prevention and firefighting) of the contractors; construction and safety supervisors of project developers (or EPC general contractors).

2.8.1.4 Employees assigned with tasks relating to earthwork and construction of underground structures must perform their assigned task and use PPE in accordance with 2.19 and QCVN 23:2014/BLDTBXH.

2.8.1.5 Employers are responsible for:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) providing specific instructions and ensuring that employees understand the assigned tasks before working; supervising the compliance with instructions of employees.

2.8.1.6 Temporary supporting structures, scaffolds, materials, products, tools, equipment, construction machinery and equipment, and other equipment must be examined, maintained, tested, inspected, and used in accordance with 2.1.1.5 and regulations relating to specific subject under this document.

2.8.1.7 Tasks that involve working in compressed air environment must conform to 2.9.

2.8.1.8 Tasks that involve the use of explosive substances must conform to 2.8.5, 2.8.6, and 2.17.

2.8.1.9 Tasks shall only be carried out when competent individuals have examined and verified safety assurance.

NOTE: See 2.1.1.2 and 2.8.1.1 for examination requirements.

NOTE 2: See 2.8.1.3 for competent individuals.

2.8.2 Earthwork

2.8.2.1 Prior to implementing earthwork at construction sites:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Construction solutions, solutions for handling incidents, and rescue solutions must be produced by contractors and examined, approved in accordance with construction laws and other field-specific laws.

b) Stability of the soil must be assessed and verified by competent individuals;

NOTE 1: Stability of the soil shall be assessed in accordance with criteria under technical instructions of the design and/or standards applied to the projects.

NOTE 2: Competent individuals include construction managers of contractors and construction supervisors of project developers (or EPC general contractors) and designers or designing contractors (if actual geographic or overall conditions differ from initial proposition of the design).

c) Competent individuals (see Point b of 2.8.2.1) must examine to ensure that earthwork does not affect structures, infrastructure systems, and traffic roads in construction sites and adjacent areas;

d) Project developers and employers must determine specific location of infrastructure systems that can cause damage during construction such as sewers, combustible gas pipes, water pipes, electrical wires, and other underground systems;

dd) Combustible gas, water, electricity, or other relevant utilities must be disconnected or suspended for the purpose of preventing danger during construction;

e) If underground pipes, electrical wires, and other underground systems cannot be relocated or disconnected, they must be fenced off or placed overhead and properly warned or protected by physical barriers for safety assurance;

g) Location of temporary bridges, roads, and soil, waste mass must be determined;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Employers must examine and confirm that construction sites are not contaminated by toxic gases, chemical substances, or refuse that can pose a risk to health (see 2.18);

k) The digging of soil and rocks in tunnels, underground passages, and other underground structures must conform to 2.8.3.

2.8.2.2 Surfaces of dug holes must be thoroughly examined:

a) On a daily basis, before each shift and whenever the task is suspended for longer than 24 hours;

b) After blasting;

c) After soil and rocks unexpectedly slide or sink;

d) After temporary supporting structures are damaged or overly deform;

dd) After heavy rain, flood, inundation, mist, or snow;

e) Upon encountering large rocks while digging.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.2.4 Obstacles (for example: concrete blocks) and/or appropriate barriers must be placed to prevent objects from falling into dug holes. Large construction machinery, equipment, and vehicles are not allowed to park close to dug holes unless the design of support provided for dug holes has taken this situation into account.

2.8.2.5 If signs of safety loss are found in attended structures above during earthwork, immediately take necessary actions to ensure safety assurance.

NOTE: Structures adjacent to or on top of dug holes must be monitored and surveyed on a regular basis for the purpose of safety.

2.8.2.6 Displacement of soil and rocks on the walls of dug holes (where employees are directly exposed to danger) must be controlled and ensured for the purpose of safety assurance such as forming into a slope, using temporary supporting structures, employing mobile covering structures, or implementing other necessary solutions depending on characteristics and conditions of nearby soil and rocks.

2.8.2.7 Temporary supporting structures must be regularly examined in accordance with 2.3 and measures must be taken to ensure that standards, wedges, and other parts are fixed in place, are not displaced, are not overly deformed, or lose stability.

2.8.2.8 During the depositing of soil and rocks, if signs of safety loss are found in supporting structures of deposited soil and rocks, immediately take necessary solutions for the purpose of safety assurance; regularly monitor surface of deposited soil and rock to identify risk of depression and take appropriate safety assurance solutions, particularly the risk of construction machinery and equipment tilting, collapsing while working.

2.8.2.9 Wooden structures must be regularly examined and protected from termites, decay, dam, or deformation.

2.8.3 Construction of underground structures

2.8.3.1 General provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Safety assurance plans and solutions must be devised for people and structures; rescue and evacuation solutions must be ready in case of fire, flood, inundation, landslide, and soil instability and conform to construction plans and solutions of contractors.

2.8.3.1.2 Employers must inspect safety assurance conditions of areas where employees work on underground structures before, after, and at least once during each shift.

NOTE: Safety assurance solutions devised by contractors must specify inspected entities and inspection contents; especially safety assurance pertaining to fire, explosion, ventilation, air quality, electricity, lighting, and means of egress.

2.8.3.1.3 Areas attended by only one employee at a time must be examine at least twice per shift.

2.8.3.1.4 Carry out overall inspection of construction machinery, equipment, structures of current buildings under construction and adjacent buildings, temporary supporting structures (of constructions and equipment), scaffolds, work area accesses, evacuation solutions and means of egress, storage, medical utilities, work areas, cleaning areas, ventilation system, fire prevention and firefighting, other relevant system and equipment at least once per week for the purpose of safety assurance. Inspection results must be recorded in writing and verified by competent individuals.

NOTE: Competent individuals include site managers and chief supervisors of project developers (or EPC general contractors).

2.8.3.1.5 Employees working in underground structures must abandon work areas when:

a) Ventilation system is damaged;

b) Other threats to safety are present.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.1.6 Employers must establish and maintain effective and continuous communication system from areas close to work areas of employees in underground structures (including from the deepest areas) to surface.

2.8.3.1.7 When working on underground constructions where fire and explosion risks are present due to flammable gases (for example: methane), safety assurance tasks must conform to regulations and law and technical regulations on safety in mining operations.

NOTE National technical regulations on mines and coal mines include QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, QCVN 07:2020/BCT, and other relevant standards (if any).

2.8.3.1.8 Air in underground construction sites must be regularly monitored and examined, and appropriate safety assurance solutions must be implemented (see 2.8.3.3).

2.8.3.1.9 Exit accesses must be indicated by signs and symbols which are visible in poor lighting conditions.

2.8.3.2 Shaft construction

2.8.3.2.1 Shafts that are not contained in hard rocks must be encased (supported along circumference of the shaft) or protected by other safety assurance solutions.

2.8.3.2.2 The dismantlement of support of shaft bottom must be done in a gradual manner depending on sinking rate.

2.8..3.2.3 Scaffolds, work platforms, or suspended platforms are required to allow employees to work safely inside shafts (see 2.2.1.1).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.2.5 Shafts deeper than 30 m must be fitted with bracing or reinforcement rings (usually in form of steel structures) at the top of the shafts which can withstand the highest calculated load throughout construction process.

2.8.3.2.6 Steel bracing or reinforcement rings must be grounded for lightning protection. Wooden bracing or reinforcement rings must be provided with fire protection.

2.8.3.2.7 People descending shafts or transporting small items (or equipment, tools) down shafts must go through gates (or doors) located on the side of the shafts. Gates and doors must be at least 2,0 m in height.

2.8.3.2.8 Warning signals must be sent to operators of lifting equipment (such as: cranes) when loads (materials, equipment) can move out of safety limits.

NOTE: Safety assurance requirements pertaining to the use of lifting equipment under this section and sections hereunder shall be implemented together with those under 2.4.

2.8.3.2.9 Communication codes must be displayed in physical form in rooms or cabins where lifting equipment is operated and at every load lifting, lowering positions.

2.8.3.2.10 Winch-operated cranes must be equipped with:

a) Brakes that automatically stop and hold loads when power supply to cranes is lost;

b) Accurate depth gauge system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.2.12 Human transportation devices are required for shafts deeper than 30 m.

NOTE: Devices for transporting humans such as hoists or other lifting equipment must be inspected for safety and conform to 2.4, 2.1.1.4, and national technical regulations relating to the type of equipment involved.

2.8.3.2.13 Cages or cars for transporting humans must be equipped with braking devices or brakes to automatically hold the cages or cars (with sufficient loads) if the cables snap or are slack.

2.8.3.2.14 Appropriate equipment for holding cages or cars at lifting, lowering positions is required.

2.8.3.2.15 Shafts where humans are transported in containers must satisfy the following requirements:

a) There are no objects or features protruding from the exterior of the containers in a way that can cause the containers to jam;

b) The containers must be at least 1,1 m in depth;

c) The containers must be fitted with features or equipment which prevents the containers from unexpectedly tilt, rotate, or flip;

d) The containers must not open by itself.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The maximum speed at which human transportation is being conducted;

b) Maximum number of people or maximum load for safety assurance of each ride.

2.8.3.2.17 All lifting and lowering activities in shafts must be coordinated using appropriate signals.

2.8.3.2.18 Install 2 separate communication system (digital signals or other kind) before commencing tunnel construction from the shafts.

2.8.3.3 Ventilation

2.8.3.3.1 Ventilation in underground structures shall conform to TCVN 6780-3:2009 (or relevant applied standards) and regulations below.

2.8.3.3.2 Air in underground construction sites must be circulated to satisfy TCVN 6780-3:2009, in particular:

a) Temperature must not be too high;

b) The content of harmful dust, vapour, smoke, and gas must be reduced to keep air quality at safe level;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.3.3 Backup air supply plans are required in underground construction sites.

2.8.3.3.4 In tunnels and areas following a session of blasting:

a) Mechanical ventilation must be implemented to provide sufficient air to the surface;

b) Ventilation must be implemented immediately following a session of blasting to eliminate harmful gas and dust; additional solution such as watering or humidifying;

c) If necessary, additional ventilation equipment must be installed to effectively remove harmful gas and dust.

2.8.3.3.5 Employees must be provided with backup air supply (such as: personal breathing apparatus) to prepare for an emergency (either structural or technical) which leads to the unavailability of ventilation.

2.8.3.4 Fire prevention and firefighting

2.8.3.4.1 Fire prevention and firefighting in underground structures must conform to 2.18, National technical regulations, and other fire prevention and firefighting laws.

NOTE: National technical regulations pertaining to fire prevention and firefighting include QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, and QCVN 07:2020/BCT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.4.3 Do not store flammable materials and substances at underground construction sites unless these materials and substances are stored in dedicated storage which satisfies fire safety regulations.

2.8.3.4.4 Lubricating oil and grease, rags, and other similar flammable, explosive materials and substances when used for construction machinery and equipment must be contained in tight metal containers and at a safe distance in case of caissons, lifting equipment, explosive ordnance, and wood materials.

2.8.3.4.5 Do not use open flame at underground construction sites unless there are no fire and explosion risks.

2.8.3.4.6 Do not use gasoline-powered construction machinery and equipment for underground construction unless approved by competent fire prevention and firefighting authorities.

2.8.3.4.7 When welding or cutting with heat (fire) in underground construction, ensure the followings:

a) Structures and temporary supporting structures of wood or other flammable materials must be coated with fire resistant layers;

b) Operational fire extinguishers are required;

c) Constant monitoring and supervision are required to promptly detect fire;

d) Welding dust and fumes must be eliminated by exhaust removal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.5.1 The use of electricity in underground construction must satisfy National technical regulations on electricity and electrical appliance safety, TCVN 6780-4:2009, regulations under 2.16 and regulations below.

2.8.3.5.2 Main circuit breakers of power source of underground construction:

a) Must be installed above ground;

b) Can only be accessed and operated by persons assigned to close power, cut power by contractors with participation of competent individuals under 2.8.1.3.

2.8.3.5.3 If necessary, appropriate lightning protection is required above ground.

2.8.3.5.4 2 separate power sources are required (a main source and a backup source) to power electric machinery and equipment (such as exhaust fans, water drainage pumps, and other equipment) in the vicinity of the shafts. If these equipment and machinery stop working, employees will face certain danger.

2.8.3.5.5 Power switches must be safe (protected from fire, dust, water).

2.8.3.5.6 Lighting fixtures used in underground construction must be protected by glass layers or other transparent materials.

2.8.3.5.7 Depending on actual conditions, lighting fixtures can be required to be protected from dust, air, and water.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.3.6 Lighting

2.8.3.6.1 Lighting for construction must satisfy regulations under 2.1.9 and 2.16.

2.8.3.6.2 In addition to the main light sources, backup light sources must be maintained in proper operation mode and can provide lighting long enough to allow employees to escape to surface safely in case of emergency.

2.8.4 Drilling

2.8.4.1 When drilling in loose rocks and soil, if specialized safety assurance solutions or equipment is not available, proceed to drill on a small scale to prevent cave-in.

2.8.5 Transport, storage, and use of explosive substances

2.8.5.1 The transport, storage, and use of explosive substances (explosives, explosive ordnance) must comply with national technical regulations and relevant law provisions.

NOTE: National technical regulations relating to the use of explosive substances are specified under 2.17.1.1.

2.8.5.2 Do no transport explosive substances together with other materials in the same container.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.6 Blasting

2.8.6.1 Blasting must conform to regulations and law on management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors; relevant national technical regulations (see 2.17.1.1)and other relevant technical regulations of competent authorities pertaining to the use of explosive substances and explosive devices.

2.8.6.2 Do not place other electric circuits on the same side of the tunnels where electric circuits serving detonation are located.

2.8.6.3 Prior to blasting, break all circuits in danger zones (areas affected by the blast) except the detonation circuits.

2.8.6.4 Only appropriate battery-powered lights are allowed while loading explosives or explosive ordnance.

2.8.6.5 Following each blasting session, immediately examine and clean of all debris and loose rocks.

2.8.7 Transport via trains and railway vehicles

2.8.7.1 Transportation system must comply with relevant national technical regulations.

NOTE: The national technical regulations relating to transport via trains and railway vehicles include QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, TCVN 6780-2:2009.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.7.3 Transport activities using mechanical system must be controlled by appropriate signaling system.

2.8.7.4 Trains and vehicles must be equipped with headlights on the front and at the rear.

2.8.7.5 The handling of derailment via towing shall only be implemented under control and supervision of competent individuals mentioned under 2.8.1.3.

2.8.7.6 Do not transport humans using trains and vehicles unless such trains and vehicles are designed specifically for human transportation.

2.8.8 Dust control

2.8.8.1 During underground construction, adopt appropriate measures to prevent the formation or eliminate sources of dust (in particular silica dust) that are smaller than 5 µm.

2.8.8.2 If dry core drilling is being performed, dust collection and extraction must be implemented during drilling process.

2.8.8.3 If wet core drilling is being performed, only drills that operate when being supplied with water are allowed.

2.8.8.4 In case of blasting, floors, roofs, and side walls of structures in the vicinity of the blast radius must be watered or humidified prior to detonation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.8.8.6 Dug materials must not come into contact with strong airflow during transportation.

2.8.8.7 If rock crushers are used underground, adopt appropriate measures for preventing dust of machinery locations from infiltrating work areas.

2.8.9 Construction of underground pipes

2.8.9.1 Prior to construction, carry out test drills on the pipes to confirm the presence of air pockets or groundwater.

2.8.9.2 Ventilation system is required in underground pipes.

2.8.9.3 If pipes are installed in areas with groundwater, flood barriers must be installed at the end of the pipes.

2.8.9.4 Appropriate and reliable means of communication must be provided.

2.8.9.5 Solutions for rapid evacuation are required to enable employees to get out of pipes in case of emergency.

2.8.9.6 Solutions for rescuing people facing danger in the pipes and unable to move to safety on their own are required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.1 General provisions

2.9.1.1 In regard to cofferdams and caissons, surveying, design, construction, assembly, examination, testing (if required so by the design), inspection (if requested by competent authorities), commissioning, monitoring, use, maintenance, dismantlement (in case of cofferdams), and document storage shall conform to construction laws (applicable to constructions) and this document.

2.9.1.2 Cofferdams and caissons must:

a) be built, manufactured, assembled according to design, and made of quality, appropriate, and durable materials (depending on use demands);

b) be fitted with necessary preventive measures and solutions in order to maintain safety for employees even when water or other materials manage to infiltrate.

c) be fitted with work area accesses that satisfy safety assurance for employees.

2.9.1.3 Manufacturing, navigation, installation, repair, and dismantlement of cofferdams or caissons must be implemented under direct supervision of competent individuals.

NOTE: Competent individuals include construction and safety managers of contractors and/or designers (in case of issues relating to design) and construction and safety supervisors of project developers (or EPC general contractors); who have experience in cofferdams and caissons.

2.9.1.4 Employees shall only be granted access to cofferdams or caissons to work once safety assurance has been examined and verified by competent individuals (see 2.9.1.3). Examination results must be recorded.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.1.6 Only employees satisfactory to 2.9.1.5 are allowed to work in compressed air environment under constant supervision of competent individuals (see 2.9.1.3) for activities and physical, mental health.

2.9.1.7 No personnel are allowed to work in an environment where the pressure exceeds 2,5 bar, except for personnel who have received professional training for emergencies (for example: rescue and accident remediation) and are equipped with specialized PPE.

2.9.1.8 For each shift, documents containing information on duration in which employees have spent working in chambers (compartments) filled with compressed air and decompression duration must be kept.

2.9.1.9 If pressure of work areas exceeds 1,0 bar, employees must receive medical examination within 4 weeks prior to being assigned with the tasks.

2.9.1.10 Employees working constantly in a compressed air environment where pressure is lower than 1,0 bar must receive periodic medical examination once every two months. The interval between sessions of medical examination will be inversely proportional to the pressure of working environment.

2.9.1.11 If employees stop working in compressed air environment for at least 10 days or temporarily stop working due to sicknesses or other reasons, they must receive medical examination prior to returning to work. These employees must be assigned to work in compressed air environment with gradual increase in intensity.

2.9.1.12 In regard to projects where employees work in compressed air environment, project developers or employers must maintain constant presence of medical and rescue personnel.

NOTE: Medical personnel on construction sites include doctors, nurses, people assigned to provide first aid, having training and experience with the tasks, and equipped with specialized medical equipment for use in compressed air environment.

2.9.1.13 When employees working in compressed air environment where pressure exceeds 1,0 bar, employers must inform the nearest hospitals about name and address (including phone number and other means of communication) of medical personnel assigned to supervise medical affairs at construction sites.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Identity cards must specify that the wearers must be admitted to decompression chambers instead of hospitals if the wearers feel tired.

2.9.1.15 Employers are responsible for designating buildings (or rooms) with seats to allow employees working in compressed air environment to rest following decompression.

2.9.1.16 Do not allow individuals who have not previously worked in compressed air environment to access compressed air environment, except for cases where such individuals are contained in man locks together with experienced competent individuals (see 2.9.1.3) or medical personnel who will guide appropriate responses (including how to handle scenarios) during compression process.

2.9.1.17 Equipment operators are not allowed to increase pressure 0,25 bar during compression process until they have made sure that no person is irritated by the compression; then, equipment operators shall increase pressure at a maximum rate of 0,5 bar per minute.

2.9.1.18 If any person feels irritated during compression process, immediately stop compression and gradually decrease pressure.

2.9.2 Working in cofferdams and caissons

2.9.2.1 In order to prevent danger, caissons must be firmly supported and held in place.

2.9.2.2 Caissons must undergo hydrostatic test as per technical instructions and/or applied standards prior to use.

2.9.2.3 Caissons containing flammable materials must be fitted with water supply pipes for firefighting, appropriate couplings, fire extinguishers or hoses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.2.5 Working chamber

2.9.2.5.1 Working chambers must be equipped with wet-bulb thermometer to read evaporation temperature of water.

2.9.2.5.2 Limit tasks carried out in compressed air environment when wet-bulb temperature exceeds 28 oC unless these tasks are absolutely necessary.

2.9.2.5.3 When a working chamber is being attended, doors between the working chamber and decompression equipment that leads to areas with a lower pressure must be left open if the decompression equipment is not in use.

2.9.2.6 Decompression chamber

2.9.2.6.1 When pressure in working chamber is above 1,0 bar, appropriate decompression chamber is required in a position convenient for employees working in compressed air environment.

2.9.2.6.2 Decompression chamber must have 2 compartments and all its equipment must be managed and operated by designated individuals.

2.9.2.6.3 When a decompression chamber is being attended, individuals managing and operating the equipment must monitor and supervise to take actions when necessary.

2.9.2.7 Decompression equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Barometers to allow operators to read pressure reading in the decompression equipment and in each working chambers; barometers to allow individuals occupying the decompression equipment to read pressure reading in the decompression equipment;

b) Clocks to allow operators and occupying individuals to accurately read time;

c) Means of audible communication between operators and occupying individuals;

d) Means of transmitting images or (non-verbal) signals from the decompression equipment to the operators;

dd) Equipment to allow operators outside of decompression equipment to accurately reduce or cease the supply of compressed air into the decompression equipment.

2.9.2.7.2 Individuals occupying decompression equipment are not allowed to reduce air pressure by themselves unless:

a) They are allowed and instructed by equipment operators;

b) They face an emergency at which point the use of special equipment in decompression equipment is required (usually the special equipment must be sealed or locked).

2.9.2.7.3 Instruction panels or other appropriate means of communication pertaining to preventive measures with which occupying individuals must comply during compression or decompression and upon completing decompression are required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Control the increase and decrease of pressure in the equipment;

b) If the pressure exceeds 1,0 bar, log the time of entry and exit of each person, pressure measured at time of entry and exit, and decompression period of each individual into physical records (or storage device).

2.9.2.8 Air supply

2.9.2.8.1 Compressed-air installations must be powered from air supply stations (equipment). Air supply stations must be able to provide clean air (at the same pressure as pressure in working chambers and not lower than 1,0 m3/minute/person) to any working chamber.

2.9.2.8.2 Prevent air pollution of air provided for caissons from air compressors or any other source.

2.9.2.8.3 Air pipes must be double pipes (consisting of pairs of pipes) and fitted with check valves.

2.9.2.8.4 Compressed-air installations must have sufficient supply capacity as per demand and backup capacity for the purpose of safety assurance in case of emergency, damage, or repair.

2.9.2.8.5 Backup air compressors are required in case of emergency.

2.9.2.8.6 2 power supply systems using separate sources are required for every air compressor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.2.9.1 Reliable means of communication such as bells, whistles, or phones must be maintained between working chambers and aboveground working units.

2.9.2.9.2 Signal codes (rules in making and sending signals) must be displayed in physical format or whichever format that is convenient for reading at workplace.

2.9.2.10 Lighting

2.9.2.10.1 Proper lighting is required in decompression equipment, decompression chambers, and working chambers.

2.9.2.10.2 2 separate lighting systems powered by independent sources are required.

2.9.3 Tunnelling work in compressed air environment

2.9.3.1 Bulkheads separating working chambers from areas with lower pressure must be able to withstand the maximum pressure acting upon the bulkheads.

2.9.3.2 In order to prevent rapid flooding or inundation by water or other materials, bulkheads must be positioned close to tunnel openings or tunneling shields in order to allow employees to evacuate in a timely manner.

2.9.3.3 Tunnels that can be flooded or inundated by water or other materials must be fitted with bulkheads within 60 m from the tunnel openings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.9.3.5 If non-electric air compressors are used, a single power source cannot power more than 50% of total air compressors.

2.9.3.6 Each air duct must be fitted with an air receiver, a shut off valve, a pressure-reducing valve, and a check valve close to decompression equipment.

2.9.3.7 Air supply from the air receiver to working chambers must be done via double air pipes.

2.9.3.8 An adjustable safety valve is required outside of bulkhead on separate pipelines leading from working chambers through the bulkhead to outside.

2.9.3.9 In addition to using decompression equipment and decompression chambers, tunnels are advised to be fitted with emergency decompression system which is capable for rescuing all employees of a shift.

2.9.3.10 Appropriate decompression chamber is required when employees working in compressed air environment in tunnels where pressure exceeds 1,0 bar.

2.9.3.11 Tunnels whose diameter or height is 5 m or more are required to be fitted with gangways connecting tunnel openings to the nearest decompression chamber. Gangways must have a minimum clear height of 1,8 m.

2.9.3.12 Tunnels are required to be fitted with water pipes to supply water to working chambers. Water inlets of these water pipes must be located within 30 m of tunnel openings.

2.9.3.13 When blasting in tunnels in compressed air environment, comply with 2.17 and the following regulations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) After blasting, do not enter working chambers until all smoke and dust have settled.

2.10 Construction, assemble, and dismantlement of structures and modules

2.10.1 General provisions

2.10.1.1 The assembly and dismantlement of structural elements, structures, temporary supporting structures must be implemented by trained employees under supervision and coordination of competent individuals.

NOTE 1: See 2.3 for competent individuals entitled t o supervise tasks relating to temporary supporting structures.

NOTE 2: Competent individuals entitled to supervise the assembly and dismantlement of structural elements, structures must conform to construction laws.

NOTE 3: Structural elements and structures include: Pillars, girders, frames, bracers, load-bearing walls, and other structural elements, structures that are load bearing components of buildings. Structural elements and structures can be steel structures, prefabricated structures (reinforced concrete, steel - concrete mixture, steel, wood, or other materials).

NOTE 4: Non-structure elements include but are not limited to: Elements used for sheltering (glass walls, exterior walls made of other materials); walls separating spaces; elements, objects, equipment fixed or positioned or suspended from buildings (stairs, steel ladders, skybridges between buildings, toilet modules, cooling towers, antenna towers, advertising panels, and other similar elements).

2.10.1.2 Adequate preventive measures must be adopted for the purpose of safety assurance. In which, particularly pay attention to the use of temporary supporting structures to prevent dangerous factors in case assembling (or dismantling) structures weaken or lose stability, electricity hazards, falling hazards, safety loss hazards when lifting, lowering structures, elements, and when not using PPE.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE 2: Tasks relating to the use of lifting equipment and other equipment are specified under 2.4 and other relevant sections of this document.

NOTE 3: Tasks relating to the use of scaffolds and PPE are specified under 2.2, 2.19, and other relevant regulations of this document.

2.10.1.3 Prior to assembling structures and structural elements, employers must rely on practical conditions (premise, capacity of equipment, dangerous factors, hazardous factors, weather conditions, and other relevant details), design dossiers and technical instructions for assembly tasks to produce construction plans, solutions, and safety assurance solutions.

2.10.1.4 Prior to dismantlement of structures and elements of buildings that utilize prefabricated structures, employers must rely on practical conditions (premise, capacity of equipment, dangerous factors, hazardous factors, weather conditions, load-bearing conditions or capacity of connection, elements, structures), as-built dossiers (and changes relating to dimensions, load of elements, structures) produce construction plans, solutions, and safety assurance solutions.

NOTE: In case of dismantlement tasks, particularly pay attention to the sequence of actions and supporting solutions to prevent dismantling elements and structures from collapsing.

2.10.1.5 At work areas, employers must:

a) properly guide employees (depending on assigned tasks) pertaining to solutions and procedures for carrying tasks;

b) assign sufficient personnel and device specific regulations on cooperation in task execution;

c) provide equipment and instruments necessary for the transport, storage, lifting, lowering, and assembly (or dismantlement) of structures and elements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.10.1.7 The assembly and dismantlement of non-structural elements must conform to the following regulations:

a) If non-structural elements have significant weight or dimensions and require the use of lifting equipment, conform to regulations under 2.10.1, 2.10.2, and 2.10.3;

b) If non-structural elements have insignificant weight or dimensions and do not require the use of lifting equipment, conform to regulations under 2.10.1, regulations on scaffolds and ladders under 2.2, regulations on working at height under 2.7, and other regulations relating to safety assurance in this document.

2.10.2 Assembly and dismantlement of steel structures, prefabricated structures

2.10.2.1 Safety of employees engaging in the assembly and dismantlement of structures and elements must be guaranteed by appropriate solutions and equipment and compliant with regulations relating to:

a) Ladders, stairs, skybridges, or fixed work surfaces;

b) Work platforms, containers, racks, or other equipment suspended by lifting equipment;

c) PPE, lanyards, lifelines, safety nets, or temporary platforms (see 2.10.3);

d) Mobile electric work platforms;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Fire prevention and firefighting, rescue, and relevant tasks.

2.10.2.2 Structures and elements must be designed and manufactured so that safety assurance is maintained during transport and assembly in a manner that complies with design and construction standards; each structure and element must be accompanied by information on their own weight.

NOTE: In case of dismantling elements, if information on weight of the elements cannot be found, determine the weight based on weight of the manufacturing materials.

2.10.2.3 In addition to ensuring stability of structural elements and structures (or parts thereof) during assembly, for the purpose of preventing dangerous factors, design should take into account and provide specific guidelines on:

a) Conditions and methods of transporting, storing, providing temporary support during assembly or dismantlement;

b) The ability to install safety assurance equipment such as guardrails and work platforms;

c) Convenience in suspending, clamping, and fixing elements that are being assembled with assembled or constructed structures and elements.

2.10.2.4 Parts and components positioned inside or manufactured together with the elements and structures serving lifting, lowering, and transport must be designed and manufactured with appropriate shape, size, and placed in appropriate location to meet the following regulations:

a) They are able to withstand stress, load, and forces put on them;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Details and components placed in advance for lifting and lowering of elements with flat form or surfaces (for example: floor tiles, walls, stringers) must be manufactured in a way that they do not protrude from the elements.

c) Structures and elements when lifted do not lose stability or rotate.

2.10.2.5 Prefabricated concrete elements and structures shall only be moved or assembled once the concrete has set to a strength specified under technical instructions of the design. Prior to assembly, examine prefabricated elements and structures for defects (if any).

2.10.2.6 Storage units of elements and structures must meet the following requirements:

a) The elements and structures face no risk of falling and collapsing;

b) The elements and structures are not damaged due to storage conditions and the environment;

c) Racks supporting the elements and structures must be placed on firm surface and designed to prevent these elements and structures from randomly displacing.

2.10.2.7 Elements and structures are protected from deformation and loss of stability during storage, transport, and assembly.

2.10.2.8 Lifting equipment must conform to regulations under 2.4 and:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Be approved by construction managers (or construction and assembly managers) and/or tested in accordance with regulations of manufacturers and competent authorities.

2.10.2.9 Lifting hooks must be self-locking or safety hooks and labeled with maximum load.

2.10.2.10 Clamps and other lifting accessories must satisfy the following requirements:

a) They have appropriate shape and sizes to ensure sufficient grip without damaging structures and elements;

b) They are labeled with maximum permissible load in the most unfavorable conditions.

2.10.2.11 Appropriating lifting equipment and solutions are required to prevent lifted instruments from unexpectedly rotating or flipping.

2.10.2.12 If necessary, prior to lifting structures and elements, safety assurance equipment is required such as guardrails, barriers, and work platforms (to isolate danger zones; prevent falling).

2.10.2.13 Prior to assembling and dismantling structures and elements, employers must provide and guide employees to use PPE in order to avoid occupational accidents and work with ease.

2.10.2.14 Structures and elements must be inspected for defects prior to being unloaded from lifting equipment. Sheet-type structures and elements (such as: walls, glass partitions) must remain stable under the effect of wind and other lateral forces.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.10.2.16 If employees assigned to assemble and dismantle structures and elements work in harsh weather conditions such as breeze, frost, snow, or other conditions where visibility is reduced, they must proceed with caution and immediately stop if weather conditions turn dangerous (see 2.1.11).

2.10.2.17 Immediately stop working if structures, elements, or work areas are slippery or covered in frost or snow.

2.10.2.18 When necessary, in order to prevent danger, additional accessories and components must be fixed onto existing structures and elements to serve the assembly of suspended scaffolds, anchoring of lanyards, or other safety assurance measures (for example: safety nets, catch platforms).

2.10.2.19 Measures and equipment must be utilized to prevent employees from falling and slipping while working on high girders or ramps. Areas where the use of lanyards is not feasible, other appropriate solutions must be taken such as safety nets among other effective solutions.

2.10.2.20 Prior to assembling structures and elements at great height (for example: roof girders and trusts with large span), these structures and elements must undergo assembly and lifting test on ground level.

2.10.2.21 Prior to installing, assembling, and dismantling individual structures and elements, establish danger zones below work areas and control danger zones in accordance with 2.1.1.2. Danger zones must be determined based on the possibility that the involved structures and elements may fall, even in case of sudden breeze or tower crane accidents.

2.10.2.22 Steel scaffolds or high girders that are under constructions must be fully braced and lashed to maintain stability until they have been firmly connected to supporting structures as per design.

2.10.2.23 Do not reduce cross-section area of multiple load bearing structures and elements by cutting, drilling, or other processes.

NOTE: The cutting, drilling, and processing must comply with technical instructions of the design and/or applied standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.10.2.25 If cellular girders are assembled individually, they must be fixed into place according to design and must be prevented from displacing by themselves.

2.10.2.26 See 2.10.3 for cases where disassembly and dismantlement require temporary work platforms.

2.10.3 Temporary work platform

2.10.3.1 If work platforms in use have openings or large gaps, these openings and gaps must be sealed by temporary work platforms (use solid platforms or similar) for the purpose of safety assurance.

2.10.3.2 Temporary work platforms and safety assurance covers must be maintained throughout construction process and shall only be removed if doing so is necessary for other tasks and be replaced by other safety assurance measures.

2.10.3.3 Fixed work platforms must be prioritized in order to reduce risk of safety loss.

2.11 Formworks and concrete work

2.11.1 General provisions

2.11.1.1 In case of buildings whose structures or structure parts use site-cast concrete, temporary support (including formworks) work and concrete work must be conducted by employees who have been trained for relevant task and under supervision, coordination of competent individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE 2: Competent individuals entitled to supervise the construction of concrete structures must conform to construction laws.

NOTE 3: In regard to structures using site-cast concrete structures and prefabricated structures, assembly of these structures shall conform to 2.10.

2.11.1.2 Preventive measures must be taken for the purpose of safety assurance and focus on: Temporary support work to prevent danger caused by weak or unstable structures; risk of falling; risk of safety loss when using machinery and equipment for processing steel, steel rebar, transporting, casting concrete, pulling prestressing cable; fire hazard when using welding machine and other thermal processing equipment; risk of blackout during concrete casting.

2.11.1.3 Temporary supporting structures (including formworks) must conform to 2.3 and additional regulations applicable to formworks under 2.11.2.

2.11.2 Formwork

2.11.2.1 Surveying, design, assembly, safety testing and inspection, examination, monitoring, use, maintenance, and dismantlement must conform to regulations under 2.3.1 through 2.3.7 and the following regulations:

a) Formwork must be designed and assembled in a manner that maintains stability of work platforms and bracing, allows ladders, stairs, ramps, and other means of access to be easily assembled and connected to formworks;

b) Vertical or leaning formworks must be examined, assembled, and dismantled under supervision of experienced individuals;

c) Installation drawing of formworks containing detail information on spacing between girders and standards must be provided for individuals in charge;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Adjustable support and standard systems must have their position locked in place once adjustment has been made;

e) Temporary supporting structures shall only be dismantled when concrete has set in accordance with technical instructions and/or applied standards;

g) In order to avoid falling hazards during dismantlement, vertical formworks must be entirely dismantled; parts that are not dismantled must be supported or firmly anchored in place;

h) Mechanical, hydraulic, or pneumatic lifting equipment used for formworks must be fitted with automatic braking or holding mechanism to prevent danger in case lifting equipment malfunctions;

i) Vacuum lifting equipment shall only be used for flat, clean surfaces and must be able to automatically shut down in case of a blackout or equipment malfunction.

2.11.2.2 In case of specialized formworks (sliding formwork, climbing formworks): Surveying, design, assembly, testing, safety inspection (if inspection is required as per Point c of 2.1.1.5), use, dismantlement, and other relevant tasks must conform to regulations under 2.3.1 through 2.3.7.

2.11.3 Concrete work

2.11.3.1 The construction of site-cast concrete structures, especially large span and multistorey concrete structures must conform to procedures specified under construction solutions. Construction solutions must be produced on the basis of design dossiers, construction and commissioning technical instructions and standards applicable to projects, which include the following information:

a) Technical specifications of steel cables, steel reinforcement, concrete, and other materials involved, including technical solutions for installation and resolutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Load-bearing capacity calculation results of the structures in case steel and steel reinforcement structure, arrangement. In case of prestressing cables, spreadsheet containing calculations of tensile strength and specific tension.

2.11.3.2 Record and keep information relating to casting process, including factors that potentially affect strength development of concrete strength.

2.11.3.3 In regard to the reeling of prestressing cables, operators of cable reels must not face the reeling apparatus.

2.11.3.4 Stages of construction (for example: assembling temporary supporting structures, steel cables, reinforced concrete, concrete casting; pulling prestressing cable; maintenance; dismantlement of formworks; experimentation, and other relevant tasks) must have their procedures specified and their implementation coordinated, examined, and supervised by competent individuals.

NOTE: See 2.11.1.1 for competent individuals.

2.11.3.5 During concrete casting, regularly inspect safety assurance (see 2.3.6) in order to promptly discover risks of safety loss (such as collapse of bracing, base plates, standards, among other risks).

2.11.3.6 Materials, elements, construction machinery and equipment must not be piled up or placed in areas where concrete is setting.

2.12 Piling

2.12.1 General provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE 1: Tasks relating to the use of lifting equipment and other equipment are specified under 2.4 and other relevant sections of this document.

NOTE 2: Piling work on water surface shall conform to 2.12.4 and 2.13.

2.12.1.2 Piling must be done by employees who have received training and special training for piling under supervision and coordination of competent individuals.

NOTE: Competent individuals are construction managers of contractors and/or construction supervisors of project developers (or EPC general contractors).

2.12.1.3 Prior to piling, locate and protect existing underground structures (such as electricity supply, gas supply, water supply and drainage, communication). After driving piles (or casting concrete in bored piles), these underground structures must be restored with proper operating conditions and safety.

2.12.1.4 Piling machinery and equipment must be placed on stable base plates, not slanted or depressed more than what manufacturers’ instructions allow.

NOTE 1: Foundation of piling machinery and equipment can vary depending on actual conditions as follows: Solid wood base or boards; thick steel plates; reinforced concrete boards; on floating safety assurance equipment (when piling on water surface) or on sturdy soil or rock without depression.

NOTE 2: Base and foundation of equipment shall conform to 2.3. Floating device used in water surface construction shall conform to regulations under 2.12.4 and 2.13.

2.12.1.5 Piling machinery and equipment must be regularly protected and supervised (by assigning personnel to supervise, install barriers or safety nets).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.1.7 If multiple piling machinery and equipment work simultaneously in an area, they must be arranged, distributed, and controlled to prevent collision.

2.12.1.8 In case of pile drivers:

a) If the lead must be slanted, appropriate counterweight must be installed and equipment (mechanism) for maintaining the slant and preventing slip is required;

b) If pneumatic hammers are used, gas pipes and pneumatic hammers must be safely suspended (connected) to prevent them from being ejected when joints fail.

2.12.1.9 In regard to piling tasks that use rams, hammers must be suspended (connected) safely to prevent them from being ejected if joints fail.

2.12.1.10 Adopt appropriate solutions to prevent piling machinery and equipment from tipping over; pay special attention to cases where piling machinery and equipment operate close to holes and ramps.

2.12.1.11 Measures must be taken to prevent cables from slipping out of pulleys or wheels on top of piling machinery and equipment.

2.12.1.12 Fall prevention measures must be taken when driving long poles, heavy poles, support poles, king posts, long or heavy steel cages (for bored piles).

2.12.1.13 Appropriate measures must be taken to prevent hammers from missing the piles.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.1.15 Piles driven by press-in must fulfill regulations under 2.12.

2.12.2 Examination and maintenance of piling machinery and equipment

2.12.2.1 Piling machinery and equipment shall only be used if they have been examined, tested, and inspected in accordance with 2.1.1.5 and verified by employers to be safe for use.

2.12.2.2 Piling machinery and equipment must be examined, tested, and tested on a periodic basis in accordance with instructions of manufacturers and competent authorities.

2.12.2.3 Leads (or drilling arms and piling machinery and equipment) and suspension blocks, pulleys, and control systems must be inspected prior to each shift.

2.12.2.4 Components and the entire piling machinery and equipment must be maintained in accordance with manufacturers’ instructions.

2.12.3 Operation of piling machinery and equipment

2.12.3.1 Driving of piles and bored piles tasks (driving support piles king post, steel cages; driving or removing concrete chutes, and casting concrete for bored piles) must be managed and coordinated via appropriate signals.

2.12.3.2 Employees working close to piling machinery and equipment must wear hearing protection, helmets or hard hats, and other PPE appropriate to the task requirements and construction ground requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.3.3 Other than force majeure, piles must be placed in advance in areas away from pile drivers. The distance from these areas to pile drivers must at least equal twice the length of the longest piles.

2.12.3.4 When driving piles at an angle, the piles must be placed on guides.

2.12.3.5 If pile drivers or drilling rigs are not used, hammers (or drilling buckets) must be locked at the lowest position (the bottommost of hammer ram or drilling rigs) and properly covered to avoid collision with employees.

2.12.4 Pile machinery and equipment placed on flotation devices

2.12.4.1 When driving piles on water, preventive measures relating to safety assurance must be implemented in accordance with 2.13 and at least one operational and standby rescue vessel is required.

2.12.4.2 Members of pile driving teams on flotation devices (vessels, boats, floats, rafts, and others) must be trained to control the devices.

2.12.4.3 Flotation devices and piling machinery and equipment must be equipped with sirens, horns, alarms, or other effective signaling devices.

2.12.4.4 Flotation devices and piling machinery and equipment must be equipped with appropriate fire prevention and firefighting devices.

2.12.4.5 Based on weight of piling machinery and equipment, place them on work platforms of flotation devices in a way where the work platforms are always in stable position (without being slanted or displaced).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.4.7 Openings on the floor of flotation devices and work platforms must be protected by coverings firmly attached to the floor and exactly fit the openings.

2.12.4.8 Work platforms are required to be equipped with wheel, pulleys, and other assisting equipment to allow operators to direct piles (or bracing piles, king posts, steel cages, concrete chutes and hoppers) in any direction to driving positions (or concrete driving positions) in a safe manner.

2.12.4.9 Number of employees working on piling tasks on flotation devices must be regularly checked.

2.12.4.10 Requirements pertaining to the use, operation, and equipment on flotation devices moving on water surface and other requirements pertaining to construction work on water surface must conform to regulations under 2.13.

2.12.5 Larsen sheet piles and hat-type sheet piles

2.12.5.1 In order to prevent danger of wind or other causes, hand-operated control cables or other effective means must be utilized to control Larsen sheet piles and hat-type sheet piles.

2.12.5.2 If H-frame scaffoldings taller than 2,0 m are used to assist construction work, these scaffoldings must not be used as work platforms unless guardrails, toe boards, and ladders are also installed to allow access by employees.

2.12.5.3 Length of control cables must be shorter than length of piles; the cables must be kept from being tangled around the piles or becoming incapable of controlling the piles due to the wind.

2.12.5.4 If the piles are too heavy for clamps (which are designed to hold the piles) to be opened by remote control apparatus or by employees while standing on ladders, cages enabling employees to access and open the clamps.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.12.5.6 If Larsen sheet piles and hat-type sheet piles are driven by heavy objects (rocks or concrete), they must be kept stable.

2.12.5.7 Cofferdams are required to be equipped with pumps capable of keeping water out.

2.13 Working over water

2.13.1 General provisions

2.13.1.1 In areas close to or over water surface attended by employees, employers must take actions to:

a) Prevent employees from falling under water;

b) Resuscitate drowned employees;

c) Enable safe movement.

2.13.1.2 Safety assurance measures for tasks conducted over the water and relevant tasks must include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Rescue buoys, personal flotation devices, and flotation equipment;

c) Protective measures from dangerous factors of reptiles and other animals.

2.13.1.3 Employees working close to or over the water must receive training, advanced training, comply with handling procedures in case of emergency, know how to swim, not work alone, work only when supervised and coordinated by competent individuals.

NOTE: Competent individuals shall be defined in accordance with construction laws and other relevant field-specific laws.

2.13.1.4 Overpass, bridges, pontoon bridges, pedestrian bridges, walkways, and certain work areas must:

a) have sufficient load-bearing capacity, stability, and appropriate purpose;

b) have sufficient width to allow employees to move safely and not lower than 50 cm;

c) have flat surfaces without extensively protruding objects like nails, screws, and bolts which can trip employees;

d) receive adequate artificial lighting if natural light is not sufficient to guarantee working environment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) be fitted with toe boards, guardrails, wires or similar equipment to prevent falling;

g) not be occupied by equipment, tools, and other obstacles;

h) be lined or covered with boards or sand or similar materials which must be firm and not easily displace or be protected by other measures if the surfaces are slippery or lumpy;

i) not be damaged by rising tide or breeze, especially floor boards of overpass and work platforms used in areas prone to tidal effect;

k) be fitted with ladders or stairs to allow employees to access high areas; Ladders and stairs must be firm, capable of load bearing, of sufficient length, and securely anchored. Ladders attached to construction machinery and equipment over the water surface must be fitted with safety cages for falling protection;

l) be able to float in case of overpass, pedestrian bridges, and other walkway structures in areas with rapid rising tide and strong current.

2.13.1.5 Flotation devices are required to be fitted with safe refuge for employees in case construction sites face high risk of safety loss due to heavy rain, hail, thunderstorm, hurricane, lightning, or unexpected tidal movements.

NOTE: Safe refuge shall be used if moving landward is not feasible in a timely manner or an incident causes the flotation devices to be adrift.

2.13.1.6 These flotation devices must contain adequate rescue equipment such as lanyards, rafts, and rescue ring buoys.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) be able to withstand the maximum load by use demand;

b) be firmly anchored to allow task execution and prevented from going adrift;

c) be accessed by means that conform to safety assurance.

2.13.1.8 Steel surfaces must be designed accordingly to prevent slip.

2.13.1.9 Openings on the floor of flotation devices (including uncovered barrels) must be protected to prevent people from falling in via nets, boards, guardrails, or other appropriate measures.

2.13.1.10 Walkways close to or over the water or on flotation devices must be placed on top of pipelines.

2.13.1.11 No personnel are allowed in hydraulic dredging equipment rooms alone and without the consent of managers and operators.

2.13.1.12 Cables, lifting accessories, lashes, control cables, cutting (drilling) bits and other loose accessories serving construction purposes must be inspected on a daily basis.

2.13.1.13 Employees shall only embark and disembark flotation devices from positions specified under construction solutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.13.1.15 While working close to or over the water, regulations on inland waterway and maritime traffic promulgated by competent authorities must be complied with, including: Installation of traffic signs; requirements pertaining to equipment, instruments, and safety assurance on flotation devices; the use of flotation devices, and equipment installed, used on flotation devices, and other requirements relating to flotation equipment and devices.

NOTE: Relevant National Technical Regulations include QCVN 102:2018/BGTVT, QCVN 67:2018/BGTVT, QCVN 39:2020/BGTVT, QCVN 20:2015/BGTVT, QCVN 23:2016/BGTVT, QCVN 42:2015/BGTVT, QCVN 73:2019/BGTVT, QCVN 94:2016/BGTVT, QCVN 97:2016/BGTVT and other regulations promulgated by competent authorities.

2.13.2 Vessels

2.13.2.1 Vessels serving human transport must conform to regulations under 2.13.1.15.

2.13.2.2 When vessels are used for human transport:

a) Only assigned, experienced individuals allowed to operate vessels for the purpose of human transport shall operate vessels;

b) Do not carry more people than the maximum permissible load of the vessels; maximum number of people or permissible load must be specified and displayed at a visible location on the vessels;

c) Prepare sufficient number of floats and other appropriate rescue equipment on vessels which must be arranged and preserved as per the law;

d) Employers must assign individuals to supervise the human transport.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.13.2.4 Electric vessels must be fitted with appropriate fire extinguishers.

2.13.2.5 Paddling vessels must be equipped with backup paddles.

2.13.2.6 Rescue vessels must have transport capacity suitable with devised rescue solutions and appropriate dimensions to stay stable on the water. Engine-powered vessels operating in tidal waves or strong current must have starting equipment fixed onto the engines. When unused, engine-powered vessels must have their engines started several times in the day.

2.13.3 Rescue

2.13.3.1 Employers are responsible for producing rescue solutions in accordance with regulations and law on rescue and comply, cooperate with competent local rescue authorities.

2.13.3.2 Employers working close to or over the water must be equipped with life vests and/or other appropriate flotation devices. Life vests must allow wearers to move, be able to keep wearers afloat upright, protect the body, remain visible, keep the wearers from trapping underwater, and emit light if necessary (for construction at night or during limited visibility).

2.14 Working underwater

2.14.1 General provisions

2.14.1.1 Employees working underwater (hereinafter referred to as “divers”) must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) have experience in diving and carrying out underwater tasks similar to the assigned task; or be trained and supervised by experienced divers;

c) only work under supervision and coordination of competent individuals.

NOTE 1: Competent individuals mean construction managers, safety managers of contractors or construction supervisors of project developers (or EPC general contractors).

NOTE: Assisting personnel (assisting actions of divers, signaling, transmitting information, and other carrying out other coordination tasks), construction managers, safety managers of contractors, construction supervisors of project developers (or EPC general contractors) and other individuals working under water must satisfy requirements applicable to divers.

2.14.1.2 Employers must take actions to:

a) prevent divers from drowning, facing dangerous factors such as water pressure, strong current, low temperature, water pollution, marine creatures, limited visibility, collision with underwater objects, and other dangerous factors underwater;

b) implement rescue attempt for divers in cases that are threatening to health and lives of divers;

c) enable safe movement.

2.14.1.3 Safety assurance measures for underwater and over the water tasks must include specific regulations on the use of the following equipment:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Safety equipment relating to tasks over the water (see 2.13);

c) Rescue equipment such as rescue buoys, life vests, and other personal floating devices;

d) Protective equipment to avoid dangerous factors of reptiles and other animals;

dd) Other equipment (such as: decompression equipment, decompression chambers) for safety assurance for divers taking deep dive (deeper than 10 m) or other performing other dangerous underwater tasks.

2.14.1.4 Diving tasks shall only be permitted when diving teams are ready. A team of divers consist of:

a) Two divers for joint working underwater;

b) At least one assistant;

c) At least one pump operator;

d) A third diver (equipped with adequate diving kit) ready to work when a replacement is required or in case of emergency such as rescue;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.1.5 Divers and relevant employees must undergo training and advanced training pertaining to mandatory procedures for emergency situations.

2.14.1.6 Divers are not allowed to take deep dive or perform other dangerous underwater tasks without the consent of medical personnel and without specialized diving equipment for these tasks.

NOTE: Medical personnel on construction sites mean doctors, nurses, or first-aid personnel who have received training and experience in diving, working underwater, and persons directly monitoring, supervising health of employees working underwater.

2.14.1.7 Regularly check the number of employees working underwater and over the water.

2.14.2 Medical supervision

2.14.2.1 Divers are not allowed to work underwater if they have not received medical examination in the last month and if they are not verified by medical personnel to have sufficient (mental and physical) health to work.

2.14.2.2 If a divers stop working for more than 14 days due to illness or injury, employers are not allowed to assign tasks to these divers until medical examination verifies that the divers have adequate (mental and physical) health to get back to working underwater.

2.14.2.3 Divers must receive monthly medical examination.

2.14.2.4 Divers are required to immediately inform medical personnel and employers if they do not feel well.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.2.6 Panels containing the following information are required in appropriate and visible spots in work areas (on flotation devices, coordination zones on land, areas occupied by relevant individuals):

a) Name, address, phone number and/or other effective means of communication of the nearest medical personnel with experience in first aid and medical care relating to diving tasks;

b) Name, address, phone number and/or other effective means of communication of the nearest available divers;

c) Address (location) of the nearest decompression equipment (or decompression chambers) and name, phone number and/or other effective means of communication of decompression equipment managers.

2.14.2.7 If diving activities are conducted in waters deeper than 10 m: Decompression equipment (or decompression chambers) and appropriate equipment (see 2.9.2) must be available close to construction sites.

2.14.3 Time working underwater

2.14.3.1 Employers are responsible for specifying time working underwater and break time of divers in a manner that fit:

a) Physical and mental health conditions of each diver, depth, water pressure, and capacity of underwater equipment;

b) Regulations applicable to extremely arduous, toxic, dangerous occupations and professions promulgated by competent authorities (Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs, Ministry of Health).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.4.1 Regulations under this section apply to diving while wearing diving suits, helmets, and regular equipment. Self-contained diving equipment must comply with standards applicable to design, manufacturing, production, use, operation, examination, testing, maintenance, and regulations of competent authority (if any).

NOTE: Self-contained diving equipment includes but is not limited to: Specialized diving apparatus (propulsion vehicle, scooters); complete wetsuit including clothing, diving hood, snorkels, and breathing apparatus (oxygen tank), and other accessories.

2.14.4.2 Employers must provide divers with adequate diving equipment, including equipment for entering and leaving the water, means of communication, and appropriate lanyards and safety belts.

2.14.4.3 Diving outfit:

a) Divers must be provided with specialized diving suits;

b) When diving in cold water, divers must be provided with liners made of insulation materials, diving hoods, and gloves.

2.14.4.4 Appropriate measures allowing divers to enter and exit water such as stairs, ladders or platforms are required.

2.14.4.5 Air supply equipment must comply with the following:

a) If air is delivered by pipe, air pump or air compressor or cylinder is required;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Air supplied to divers to breathe must be to quality, appropriate to human respiration, at pressure suitable with diving equipment and underwater working conditions;

d) Air pump is be kept operational as long as divers are still wearing diving suits or diving hoods;

dd) Air supply lines between air compressor and divers must be made of fortified rubber (by net or wrapping wire or other similar measures), be able to withstand the highest pressure (according to use demand) without deforming, and have sufficient tensile strength;

NOTE 1: The ability to withstand pressure and tensile strength of air supply lines must be examined via testing.

NOTE 2: Joints (or connecting components, details) in air supply lines must be firm rotating joints (coupler type) that cannot be loosened during use.

NOTE 3: Air supply lines must be compatible with air receivers, oil and water filters, safety valves, shut off valves, flow control valves, and pressure gauges.

e) Capacity of air receivers must be sufficient to provide air for divers, even in the event that air compressors malfunction until regular air supply is restored (either hand pump, backup compressors, or other effective methods);

g) Check valves are required between air receivers and air compressors;

h) Electric air pumps must allow immediate transition to manual operation or be accompanied by backup hand pumps with sufficient capacity;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.4.6 Lanyards must be quality type with tensile strength and minimum safety factor of 6 times the expected working load, must be examined by tension test, and must have sufficient length as per use requirements.

2.14.4.7 Signalling and communication:

a) Diving activities must be coordinated by appropriate signaling system which is understood by all relevant personnel;

b) Assisting individuals must guarantee operating conditions and safety assurance of signal cables and air supply lines (see 2.14.4.11);

c) If divers enter the water from flotation devices, divers must inform individuals responsible for management and supervision on land about location of these flotation devices;

d) If divers perform dangerous underwater activities such as blasting or working under strong current, they must use telephone (or radio transceiver) to maintain communication with people above the water;

dd) Telephone (or radio transceivers) used by divers must be handsfree type.

2.14.4.8 Lighting:

a) Electric lights must be provided for divers working at night or underwater areas with insufficient lighting;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.4.9 Flotation devices:

a) Rescue vessels and other rescue equipment must be available;

b) Flotation devices used for diving activities must have sufficient spaces for working and storing construction materials, equipment, be kept stable on water, and safely anchored even in case of strong wind and current.

2.14.4.10 First aid and rescue equipment must be available where diving activities are conducted and conform to regulations under 2.18.2 and 2.18.3.

2.14.4.11 Examination, testing, and maintenance of diving equipment:

a) Prior to being introduced into use, diving equipment must be examined, tested, and verified for safety assurance;

b) Before each shift, diving equipment must be examined for safety assurance and approved by competent individuals (see 2.14.1.1);

c) The use of the following diving equipment, diving aid equipment and machinery (see below) shall only be permitted if they have been examined, tested, and verified for safety assurance by equipment managers within 24 hours before use:

- Pumps, air compressors (or cylinders), air supply lines for: Leak, the ability to withstand pressure greater than working pressure, the ability to supply air for divers during the period in which pumps or air compressors malfunction;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Independent, synchronous diving equipment.

d) If unused, diving equipment must be stored in appropriate rooms or lockers and must not be used for any other purpose;

dd) Diving equipment must be rinsed by clean water (saltwater must not be used for this purpose), let dry, and dried before being put in storage;

e) Diving outfits and air supply lines must be stored in dry areas without oil, grease, or tar;

g) Diving equipment must undergo thorough and comprehensive examination or have their components, parts replaced (or the entire equipment when necessary) at least once every 3 months in accordance with manufacturers' instructions and/or applied standards.

2.14.5 Diving activities

2.14.5.1 Before diving, divers must get accustomed to the current, be informed about traffic situation in diving sites and risks to divers such as submarine cables, water inlet pipes, and anchoring cables of flotation equipment.

2.14.5.2 Divers are not allowed to enter the water if they are ill or feeling unwell or under the influence of alcohol or other substances or on a full or empty stomach.

2.14.5.3 When divers enter the water:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Assisting individuals must examine and make sure that diving suits are not absorbing water and assist divers in descending slowly;

c) Assisting individuals must examine and supervise to prevent divers from descending too fast, and get divers back to the surface if signalling cannot be done.

2.14.5.4 When divers are underwater, assisting individuals must constantly supervise and:

a) Monitor air supply lines and lanyards;

b) Communicate with divers in appropriate moments;

c) Make sure that divers are not threatened by operation of vessels or other dangerous factors in the vicinity of work areas of divers and get divers to the surface if the divers face dangerous factors;

d) Regularly communicate and inform competent individuals (see 2.14.1.1).

2.14.5.5 In case of cold weather, precautions must be taken to prevent frosting of air supply lines, valves, and other parts of diving equipment.

2.14.5.6 If necessary, flotation devices are not allowed to approach work areas of divers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.5.8 When divers are lowered into water by cranes or other lifting equipment, these lifting equipment must not be used for any other purpose while lifting, lowering divers.

NOTE 1: See 2.4 for regulations on the use of lifting equipment.

NOTE 2: Operation of lifting equipment must be coordinated by assisting individuals.

2.14.5.9 If divers descend from vessels or other motorized flotation devices, precautions must be taken to prevent danger to divers caused by propellers and rudders and underwater electrical discharge.

2.14.5.10 During underwater rescue and salvaging operations, do not lift or pull underwater objects until divers have communicated the following information:

a) The objects being salvages have been secured properly;

b) The divers have moved to a safe location and have fulfilled all safety conditions to allow the objects to be salvaged safely.

2.14.5.11 Divers must be brought to the surface when:

a) Signal transmitted by divers is unclear;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.5.12 Do not throw, drop, or move any objects into water where divers are working.

2.14.5.13 If divers ascend too fast:

a) Signal lines and air supply lines must be retrieved quickly together with the divers;

b) As soon as the reach the surface, divers must take another dive and wait for an appropriate amount of time before they can resurface again (in order to reduce decompression effect).

2.14.5.14 Divers must be brought to the surface slowly and in stages according to diving procedures approved by employers for the purpose of safety assurance.

2.14.6 Underwater blasting

2.14.6.1 The storage, transport, and use of explosive substances, explosives, and attachments, removal of explosive substances, and other tasks relating to construction work that involves explosive substances must conform to regulations and law on management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors, and combat gears, relevant national technical regulations, and regulations under 2.17.

2.14.6.2 Underwater blasting must be done under supervision of competent individuals (see 2.14.1.1) or competent underwater blasting experts in accordance with regulations on management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors, and combat gears.

2.14.6.3 Explosives substances and detonators for underwater blasting must be selected, designed, and manufactured in a way so that they cannot be infiltrated by water during use.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.6.5 Electrical wires and fuses must be protected from damage by waves and current.

2.14.6.6 Electrical wires must be insulated and contain 2 cable cores.

2.14.6.7 Insulated materials and components of joints in electrical wires must be waterproof.

2.14.6.8 Employers must adopt preventive measures to keep divers safe from risks such as:

a) Detonating equipment is jammed or damaged;

b) Electrical wires or fuses are pulled, bent, twisted;

c) Air supply lines or lanyards of divers are tangled or stuck into detonating cords, fuses, or blocks of explosives.

2.14.6.9 Blocks of explosives and their detonators must be prepared beforehand above the water.

2.14.6.10 Detonating cords must be held in place at the blasting location by fastening with heavy objects or other appropriate measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.6.12 Detonating cords shall only be used only one and each detonating cord shall only have one detonating switch (trigger).

2.14.6.13 Do not detonate before the followings have been checked to make sure that:

a) Divers have got out of the water and evacuated out of danger zones;

b) Blocks of explosives are not accidentally displaced from intended position by divers;

c) All personnel and flotation devices have evacuated out of danger zones;

d) All preventive and rescue measures have been taken.

2.14.7 Underwater metal welding and cutting

2.14.7.1 Only divers who have received training in underwater welding and cutting (hereinafter referred to as “underwater welders”) are allowed to perform these tasks.

2.14.7.2 Equipment used for underwater welding and cutting must be inspected for safety in accordance with regulations of competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.14.7.4 When welding or cutting with oxygen and liquefied fuel (gasoline or other fuel), preventive measures must be taken to prevent surface fire caused by fuel escaping from the burner.

2.14.7.5 Fuel containers must be manufactured, transported, and used in accordance with relevant requirements under 2.1.8, 2.18.4, and other relevant regulations of this document pertaining to preservation, use, and treatment of flammable substances and toxic substances.

2.14.7.6 Uniform, helmets, and gloves of underwater welders when performing photoelectric welding and cutting must be insulated.

2.14.7.7 Direct current is required for underwater welding, cutting except for force majeure.

2.14.7.8 Assisting individuals must cut power supply of welding equipment as soon as the equipment malfunctions or shows signs of malfunction or in case of emergency.

2.14.7.9 Electrical wires, electrical connectors, electrode and electrode holders must be insulated by waterproof materials.

2.14.7.10 Electrodes shall only be changed if their holders are damaged and assisting individuals have informed underwater welders about the damaging of the electrode holders.

2.15 Structure demolition

2.15.1 General provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.1.2 The following tasks are required for the purpose of demolition:

a) Surveying and collecting of information pertaining to structural solutions, connecting structural elements, as-built drawings, and/or detail construction drawings;

NOTE: If design drawings and as-built drawings of existing structures are not available, individuals issuing decision on demolition or demolition contractors are responsible for organizing (and implementing if eligible) the development of outline, survey, and structure condition dossiers, including information on adjustment, replacement of occupancy or structure if possible (even during renovation, repair, upgrade).

b) Surveying and collecting of information on dangerous substances and chemicals present in the construction sites; existing technical systems to identify hazardous and dangerous factors;

c) Identifying and evaluating risk of collapse of structures and structural elements during demolition;

NOTE: When surveying structures, pay special attention to geography conditions (soil foundation) where the structures are located, conditions of roof structures (struts, girders, floors), type of structures used as primary load bearing structures (pillars, walls, girders, and other primary load bearing structures).

d) Surveying and identifying of location of medical, telecommunication, industrial production facilities, and other facilities which utilize equipment sensitive to vibration, dust, and noise;

dd) Designing demolition (include detail information on demolition procedures and methods), safety assurance plans and solutions.

NOTE 1: Safety assurance solutions following demolition must take into account relevant factors which include but are not limited to: Implementation solutions and procedures; the use of machinery, equipment, instruments; cover solutions; temporary supporting structures; scaffolds and other means of access; hygiene and environment solutions, and other details relating to human safety assurance. Dangerous factors must be identified and dealt with accordingly.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.1.3 Prior to demolition, proceed as follows:

a) Examine and verify that no unauthorized personnel are present at the construction sites;

b) Shut down all electricity, flammable gas, water, vapour, air sources and supply equipment, and other supply sources which are supplying the structures to be demolished. If several supply sources must be used (for example: electricity, water), the supply sources must be covered for the purpose of safety assurance and persons assigned to perform security and supervision duty are present outside of demolished structures.

2.15.1.4 If electricity, water, or other utilities must be sustained inside the demolished structures during demolition, they must be protected from damage.

2.15.1.5 Danger zones must be barricaded, surrounded by guiding and warning signs, and guarded by individuals to prevent trespassing. Exterior barricades must be firm, at least 2 m high, and surrounding the demolition sites. Personnel assigned with guard duty must be stationed at entrances and outside of barricades (even outside of working hours).

NOTE: See 2.1.1.2, 2.1.1.3, and 2.1.1.4 for regulations on types of danger zones in construction sites.

2.15.1.6 Employees engaging in demolition shall only perform the assigned tasks. Prior to each shift, employers must provide specific guidelines for employees regarding contents, procedures, and solutions for implementing tasks and safety assurance measures. All demolition tasks must be coordinated and supervised by competent individuals.

NOTE: Competent individuals mean construction managers, safety managers of contractors or construction supervisors of project developers (or EPC general contractors).

2.15.1.7 If structures to be demolished contain dangerous substances and chemicals, implement cleansing and cleaning procedures; when necessary, employees must be equipped with and wear appropriate PPE, especially breathing protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Implement fire prevention and firefighting in accordance with 2.1.8;

b) Isolate structures to be demolished from adjacent existing structures by fire resistant materials;

c) Clean and relocate flammable materials and substances in the structures.

2.15.1.9 When demolishing structures, follow the procedures specified under demolition design applicable to structures and elements with caution so as to not cause loss of stability of structure sections that are not demolished.

2.15.1.10 In order to prevent danger caused by the collapse of elements, structures, or the entire buildings, temporary support must be provided in accordance with 2.3. Temporary supporting structures must suit structure conditions following initial structural safety evaluation and surveying (specified under 2.15.1.2), conform to structure demolition procedures and the type of machinery, equipment employed for demolition.

2.15.1.11 Do not store demolished elements and structures above structures that are being demolished to prevent falling hazard caused by wind or other impact such as vibration, collision.

2.15.1.12 To prevent dust, water the structure sections being demolished or the entire structures if necessary between appropriate intervals. When watering, pay attention to electricity safety assurance.

2.15.1.13 Do not demolish underground walls or foundation structures if they are used as shield against rocks and soil or support for the structures themselves or adjacent structures. Implement the following tasks prior to demolition:

a) Fortify, brace, and firmly anchor adjacent structures or buildings; and/or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.1.14 Implosion technique shall only be used when the following conditions are met:

a) Areas around demolished structures are relatively flat and large enough for tasks relating to demolition;

b) Equipment and people are able to move to safe position.

2.15.1.15 Prior to implementing implosion technique, if load currently supported by the structures to be demolished is not equal to the design load, to allow a more effective demolition task, the following tasks can be executed in order as follows:

a) First, reduce load of the structures to be demolished by removing excess objects and non-structural elements;

b) Then, weaken structures (reduce load-bearing capacity) by removing or weaken several load bearing structures. This task must be calculated and examined thoroughly to ensure that the structures still retain load-bearing capacity and stability against wind, collision, or other impact.

NOTE: See NOTE 4 under 2.10.1.1 for non-structural elements.

2.15.1.16 If explosive substances are used for demolition of a structure or structure section, employers must establish danger zones of the blast. Demolition with explosive substances must be done by experienced individuals and conform to regulations and law on management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors, combat gears, regulations under 2.17, and other regulations under this document.

NOTE: When establishing danger zones, see regulations under 2.1.1.4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.1.18 When using excavators and/or bulldozers, take into account characteristics and dimensions of demolished structures and capacity of involved equipment. See 2.5 for the use of excavators and bulldozers.

2.15.1.19 If wrecking balls are used for demolition:

a) Danger zones around the structures must have minimum width from contact point of the wrecking balls to the structures equal to 1,5 times the height of the structures being demolished;

NOTE: See 2.1.1.4 for regulations on danger zones.

b) Wrecking balls must be controlled to prevent collision against other structures around the demolished structures.

2.15.1.20 If buckets (or hammers) are used for demolition, danger zones must have minimum width of 8 m from movement of the buckets (or hammers).

2.15.1.21 During demolition, if safety assurance measures are not taken to prevent falling hazards, catch platforms are required along the walls or outer edge of the demolished buildings. Catch platform must have minimum width of 1,5 m and minimum live load bearing capacity of 6,0 kN/m2. In addition, safety nets must also be installed vertically to prevent objects from bouncing off catch platforms.

2.15.2 Wall demolition

2.15.2.1 Walls must be demolished storey-by-storey starting from the roof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.3 Floor demolition

2.15.3.1 Platforms or walkways appropriate to characteristics of the floor, standing position and machinery, equipment position are required for the purpose of safety assurance of employees.

2.15.3.2 Openings that allow transport of debris and waste must be barricaded.

2.15.3.3 In regard to floor girder structure, the order of demolition shall start from auxiliary girders to primary girders to prevent risk of collapse.

2.15.4 Demolition of metal structures

2.15.4.1 When cutting or demolishing metal structures, measures must be taken to prevent the structures from being twisted, disjointed, or unexpectedly collapsing.

NOTE: Preventive measures must also be taken when cutting steel reinforcement and steel embedded in concrete structures.

2.15.4.2 Metal structures must be demolished storey-by-storey.

2.15.4.3 Metal components and elements must be lowered slowly.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.15.5.1 Do not demolish tall structures such as pillars, towers, columns (such as: piers, chimneys, monuments) by blasting or implosion unless surrounding spaces are large enough to allow demolished structures to fall safely.

2.15.5.2 Employees are not allowed to stand on top of tall structures.

2.15.5.3 Refuse shall only be moved when demolition is not being executed or under controlled conditions for the purpose of safety assurance.

2.15.6 Demolition of structures that use asbestos

2.15.6.1 When demolishing structures that use asbestos, employees will frequently make contact with dust and refuse containing asbestos which can cause health problems. Thus, employers must take actions and provide PPE for employees (for example: dust masks) when the level of asbestos dust exceeds the limit value specified by the QCVN 02:2019/BYT.

2.16 Electricity

2.16.1 General provisions

2.16.1.1 All electrical systems (including appliances, wires, accessories) and related tasks on construction sites must comply with regulations on construction, electricity, occupational safety and hygiene, other field-specific regulations, and regulations below.

2.16.1.2 Surveying, design, construction, installation, testing, inspection, commissioning, management, use, operation, repair, maintenance, and dismantlement (if any) of electrical system must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) comply with national technical regulations on electrical safety and engineering, including: QCVN 01:2020/BCT, QCVN QTD 5:2009/BCT, QCVN QTD 6:2009/BCT, QCVN QTD 7:2009/BCT, QCVN QTD 8:2010/BCT, Regulation on Electrical Equipment dated July 11, 2006 and other regulations relating to electrical equipment, PPE, and fire prevention, firefighting equipment under this document.

2.16.1.3 Before starting and during the process of installing electrical system, employers are responsible for examining and implementing safety assurance regulations relating to tasks under 2.1 and other sections of this document, especially, the following details:

a) Construction, assembly, and safety assurance solutions in accordance with national technical regulations on electrical safety (see 2.16.1.2);

b) Specialized PPE to protect against risk of electrocution on construction sites;

c) Rescue solutions in case of accidents or incidents relating to electricity.

2.16.1.4 Electrical appliances and systems must have dimensions and characteristics appropriate to technical requirements and their working conditions; and must:

a) have sufficient durability to work during construction, assembly, and operation;

b) not be damaged (or be protected from damage) due to water, dust, temperature, or chemicals.

2.16.1.5 Electrical appliances and systems must be built, assembled, and maintained to prevent external risks of electrocution, explosion, and fire.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.16.1.7 Electricity supply for electrical appliances must be done by isolators; isolators must remain functional even in case of emergency.

2.16.1.8 Electrical appliances, sockets, and outlets must be marked and label to inform purpose and voltage involved.

2.16.1.9 Areas with electrical installation must contain informative drawings or guidance pertaining to the arrangement, installation of electrical appliances and circuits. On construction sites, electrical circuits and appliances must be identified by labeling or other appropriate methods.

2.16.1.10 Electrical circuits and appliances that use different voltage in the same system must be distinguished by visible signs such as markings, labels, and color-coding.

2.16.1.11 Appropriate measures must be taken to prevent the electrical system from receiving a current whose voltage exceeds that specified under the system’s technical regulation.

2.16.1.12 Lighting protection must be installed for electrical appliances and system depending on actual conditions on the construction sites, structures, and technical regulations of electrical appliances as per manufacturers' instructions.

NOTE: See 2.1.10 for lighting protection requirements on construction sites.

2.16.1.13 Telecommunication lines must not be placed together with medium-voltage and high-voltage lines.

2.16.1.14 In a flammable environment or storage of explosive substances or flammable liquid, fire resistant electrical wires and appliances are required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.16.1.15 On construction sites, the following warnings and announcements must be placed in appropriate and visible places:

a) No unauthorized individuals allowed to enter electrical room or operate, interfere with electrical appliances;

b) Specific guidelines on sequence of actions in case of: Fire, first aid, emergency medical care, resuscitation for electrocuted individuals;

c) Name and method of communication (address, phone number, or other effective means of communication) of at least 2 persons assigned with electrical safety management task.

2.16.1.16 Appropriate notifications and warnings must be placed in areas close to or at location of dangerous electrical appliances.

2.16.1.17 Employers are responsible for providing adequate guidance and ensuring that all individuals using, operating electrical appliances know and understand potential danger of electrical appliances and the use thereof.

2.16.2 Examination and maintenance

2.16.2.1 Electrical systems and appliances must be examined, tested, or inspected in accordance with 2.16.1.2 and 2.16.3.1 before use.

2.16.2.2 Prior to each shift, users and operators of electrical appliances must examine exterior and electrical wire conditions; pay attention wires that are regularly twisted, bent, or otherwise affected by other physical forces, and only use, operate the appliances when safety has been guaranteed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: See 2.16.2.8.

2.16.2.4 Prior to performing any task relating to electrical wires and appliances which are not required to be powered at all time, comply with the following regulations:

a) Electrical safety managers must cut electricity then make sure that the electrical wire and appliances no longer contain electricity;

b) Implement preventive measures (warning signs, temporary barricades, supervising personnel) to prevent unexpected electricity supply or activation of appliances;

c) Electrical wires and appliances must be grounded, accompanied by “Grounding" sign, and protected against short circuits;

d) Charged components or electrical appliances operating in the vicinity must be appropriately protected (via warning signs, temporary barricades, supervising personnel) to avoid unexpected physical contact.

2.16.2.5 Upon completion of tasks related to electrical wires and appliances, resupply of electricity must be done at the command of electrical safety managers who have examined and verified that short circuit, grounding system, and safety assurance work areas have been guaranteed.

2.16.2.6 Individuals assembling, maintaining, and dismantling electrical appliances and systems must be provided with sufficient instruments and electrical PPE (rubber gloves, cover sheets or carpets, and other methods) in accordance with 2.1 and safety regulations of electricity.

2.16.2.7 Electrical wires and appliances must always be considered to be powered unless thorough examination has confirmed that they are not powered.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.16.3 Testing and inspection

2.16.3.1 Installed electrical appliances and systems must be examined, tested, and/or inspected in accordance with regulations and law on electricity, occupational safety and hygiene, and those of competent authorities. All examination, testing, and inspection results must be recorded.

NOTE: As per applicable laws, the list and entries of installed electrical appliances and instruments which require inspection are specified under Circular No. 33/2015/TT-BCT dated October 27, 2015 of the Ministry of Industry and Trade.

2.16.3.2 The periodic examination, testing, and/or inspection must indicate efficiency of electric leakage protection devices and grounding systems.

2.16.3.3 Pay special attention to grounding of electrical appliances, maintain continuity of protection (or cover) of electrical wires, maintain conditions of electrodes and insulation resistance, prevent physical damage, and maintain connector conditions at supply sources.

2.17 Explosive substances

2.17.1 General provisions

2.17.1.1 The storage, transport, handling (processing), and use of explosive substances (explosive ordnance, explosive precursors, explosive substances) and accessories to perform detonation (hereinafter referred to as “blasting”); removal of explosive substances and other tasks relating to blasting must conform to regulations and law on management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors, combat gears, relevant national technical regulations, and this document.

NOTE: Technical regulations relating to explosive substances include: QCVN 01:2014/BCT, QCVN 01:2015/BCT, QCVN 01:2019/BCT, QCVN 02:2012/BCT, QCVN 02:2013/BCT, QCVN 02:2015/BCT, QCVN 03:2012/BCT, QCVN 03:2013/BCT, QCVN 03:2015/BCT, QCVN 03:2020/BCT, QCVN 04:2012/BCT, QCVN 04:2015/BCT, QCVN 04:2020/BCT, QCVN 05:2012/BCT, QCVN 05:2015/BCT, QCVN 05:2020/BCT, QCVN 06:2012/BCT, QCVN 06:2015/BCT, QCVN 06:2020/BCT, QCVN 07:2012/BCT, QCVN 07:2015/BCT, QCVN 08:2015/BCT and other technical regulations issued by competent authorities on the use of explosive substances and explosive devices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.17.1.3 Prior to the blasting, construction and safety assurance solutions must be approved by competent authorities in accordance with regulations and law on management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors, combat gears; scope of work and responsibilities of relevant individuals must be displayed in physical documents.

2.17.1.4 Detonators, fuses, electrical wires, and other blasting equipment must conform to technical regulations on management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors, combat gears, and relevant national technical regulations under 2.17.1.1.

2.17.1.5 Explosive substances’ original packaging shall only be removed right before use.

2.17.1.6 In order to reduce risk of safety loss, except for force majeure, blasting must be done:

a) during break time or outside of work hour;

b) on the ground during daytime.

2.17.1.7 If aboveground blasting must be done during nighttime, walkways must receive adequate lighting.

2.17.1.8 If blasting may cause danger to personnel of other organizations or people in adjacent areas:

a) Relevant organizations and individuals must be informed about preparation time and blasting time;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Measures must be taken to prevent trespassing to danger zones; guard and supervisory personnel are required.

2.17.1.9 Before loading explosive substances or bringing explosive substances, all unauthorized personnel must leave danger zones.

NOTE: Danger zones must be specified in construction and safety assurance solutions and identified depending on level of impact of the blast to humans, structures, relevant equipment, and in accordance with 2.1.1.4. It is necessary to note that vibration can also cause objects, elements installed or anchored/attached to structures close to blasting areas to fall.

2.17.1.10 Personnel supervising and guarding drilled holes loaded with explosive substances or areas where explosive substances have been planted are required 24 around the clock.

2.17.1.11 Before sending the final warning signal pertaining detonation time, all people in danger zones must evacuate to predetermined safe locations when appropriate (according to approved construction and safety assurance solutions).

2.17.1.12 The final warning signal must be loud, clear, and unmistakable and sent 1 minute before detonation. After detonation and safety assurance conditions have been verified by detonation managers, a signal “Vụ nổ đã hoàn thành và đảm bảo an toàn” (Detonation completed and safety guaranteed) must be sent.

2.17.1.13 In order to prevent trespassers during detonation process, the following regulations must be complied with:

a) Barriers preventing trespassing are required;

b) Signs that read “Danger - Blasting area” are required in visible locations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Notifications pertaining to the blasting are required in visible locations;

dd) Individuals performing supervision and guard duty are required around the clock.

2.17.1.14 Do not smoke or use open flame in blasting area.

2.17.1.15 See 2.14 for underwater blasting.

2.17.2 Storage, transport, and handling (processing) of explosive substances

2.17.2.1 Unused explosive substances must be returned to the original facilities and must be recorded upon withdrawal from and upon reentry to the facilities.

2.17.2.2 Explosive substances and detonating devices must be stored and transported separately.

2.17.2.3 Individuals storing, transporting, handling (processing) explosive substances are not allowed to smoke or carry lighting equipment that is inappropriate according to fire and explosion safety assurance regulations.

2.17.2.4 Means of transport carrying explosive substances must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) have firm wooden or non-shiny metal;

c) have appropriate structures to keep explosive substances from falling outside;

d) have at least 2 appropriate fire extinguishers;

dd) be clearly marked by a red flag or flag of other appropriate color; be identified by words or other appropriate methods to inform readers that these vehicles are carrying explosive substances.

2.17.2.5 Explosive substances and detonating devices must be transported in specialized containers in whole unit containers or specialized non-shiny metal containers.

2.17.2.6 Do not transport different kinds of explosive substances in the same container.

2.17.2.7 Containers must be marked (or labeled) to inform readers about the exact type of explosive substances inside.

2.17.2.8 Storage of explosive substances for long-term use must conform to QCVN 01:2019/BCT and the following regulations:

a) The storage must be located where safe for attended structures and areas (occupied by people or close to traffic vehicles);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The storage must be clean, dry, ventilated, and protected against mist and frost;

d) The storage must be protected by secure locks and guards around the clock.

2.17.2.9 In storage of explosive substances:

a) Only electric lighting fixtures that are fire and explosion resistant are allowed;

b) Do not store easily flammable substances or introduce shiny metal objects.

2.17.2.10 While inside storage of explosive substances or danger zones on construction sites (areas where explosive substances are transported to), do not:

a) smoke;

b) use matches, open flame, light bulbs that are not fire and explosion resistant;

c) use weapons;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.17.2.11 Do not open the storage while geomagnetic storm (solar flare) is active or before the presence of geomagnetic storm.

NOTE: Constantly monitor the situation, daily weather forecast especially in areas prone to thunderstorm, tornadoes, and information on geomagnetic storm.

2.17.2.12 If explosive substances and detonating devices must be temporarily stored outside the storage: Temporary storage or specialized mobile containers are required in scale appropriate to the quantity of explosive substances and detonating devices in accordance with requirements on storage of explosive substances under this document and under QCVN 01:2019/BCT.

2.17.2.13 Individuals moving inside storage of explosive substances must wear specialized footwear or use specialized wrapping to cover footwear.

2.17.2.14 Only competent individuals entitled to handle (process) explosive substances are allowed to keep keys to storage, temporary storage, and specialized containers of explosive substances.

2.17.2.15 Do not use sparking or shiny equipment and tools (for example: metal lathe) to open containers of explosive substances.

2.17.2.16 Take measures to prevent explosive substances from exploding as a result of collision.

2.17.2.17 Do not carry explosive substances in person.

2.17.2.18 As soon as signs of geomagnetic storm are identified, employers must evacuate all employees from storage or use areas of explosive substances to safe locations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.17.3 Disposal of explosive substances

2.17.3.1 The disposal of explosive substances must conform to regulations and law on management and use of weapons, explosive substances, explosive precursors, and combat gears, manufacturers' instructions, QCVN 01:2012/BQP, QCVN 03:2017/BQP, and other relevant regulations promulgated by the Ministry of National Defense.

2.17.3.2 Do not burn packaging materials of explosive substances in kitchens, furnaces, or other confined spaces. Do not stay within 30 m radius of burning sites of packaging materials of explosive substances.

2.18 Harmful factors, first aid, and occupational health services

2.18.1 General provisions

2.18.1.1 In regard to tasks where employees face risk of harmful factors (see 1.4.32), employers must take necessary safety assurance actions.

2.18.1.2 Employers must identify and classify harmful factors into levels depending on their level of impact on human health in order to develop safety assurance measures corresponding to the type of work, use and operation of construction machinery and equipment, substances, chemicals, and radiation on construction sites.

NOTE: Harmful factors can become dangerous factors if effective safety assurance measures appropriate to the type of work and working conditions, environment are not adequately taken.

2.18.1.3 Safety assurance measures must focus on eliminating or reducing risks of sources of dangerous substances and chemicals and the followings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Prevent or restrict direct contact or minimize impact of harmful factors by using technical solutions, organization and administration solutions;

c) Solutions for reducing noise and vibration caused by construction machinery and equipment and construction works are required;

d) Control emission and distribution of dangerous substances and chemicals to the environment;

dd) Provide training on accurate posture (including standing posture), correct methods, or procedures to be complied with to allow employees to avoid unwanted injuries, accidents, occupational diseases when they: Lift, pick up, carry, haul heavy objects or use hand-held devices; work in stationary positions; perform repetitive actions or tasks;

e) Appropriate protective solutions for adapting to climate conditions that can endanger employees;

g) In addition, if details under Points a through e of this section are not appropriate or cannot be implemented adequately, employers must:

- Train employees about knowledge and skills for eliminating or minimizing harmful factors;

- Provide adequate PPE and request employees to wear PPE appropriate to type of work.

2.18.2 Health care for employees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: The confirmation of whether medical facilities (or other medical services) are appropriate and satisfactory shall conform to regulations of Ministry of Health.

2.18.2.2 Employees must receive periodic medical check-up and supervision to ensure that their health is suitable with the task at hand.

NOTE: Periodic medical check-up depending on the type of work shall conform to regulations of competent authorities (Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs and Ministry of Health).

2.18.2.3 Employers must:

a) produce plans, monitor and control working environment in accordance with regulations and law on occupational safety and hygiene;

b) Prior to construction, inform employees about all harmful and dangerous factors at construction sites; provide training to allow employees to avoid risk to their safety and health which derive from various work on construction sites (including tasks that they do not perform but are affected by).

2.18.2.4 Employers must provide occupational safety and hygiene training for employees in accordance with regulations and law on occupational safety and hygiene; pay special attention to:

a) Changes related to employees pertaining to: Work (or task); construction machinery and equipment; construction technology; construction procedure and solutions; materials, products, and substances to be used; protective equipment, PPE, and other changes (if any);

b) Employees who do not work for at least 6 months on construction sites.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.18.3.1 On construction sites, employers must designate medical sections around the clock to provide first aid and preliminary treatment for health-related issues of employees faced with accidents or illness in accordance with regulations on occupational safety, hygiene, and medical.

2.18.3.2 The establishment of medical section (personnel and facilities) must be detailed in written form and with the consent of employee’s representative bodies.

NOTE: See 2.18.3.6 for requirements of facilities of medical sections.

2.18.3.3 If employees may face life-threatening risks (such as: drowning, high pressure, suffocation, electrocution), first-aid personnel must be trained to perform resuscitation, other first-aid techniques, and rescue procedures appropriate to the type of occupational accidents.

2.18.3.4 Rescue and resuscitation equipment must suit the demands. Stretchers must be available at construction sites.

2.18.3.5 First-aid kits must:

a) be prepared at work areas, even isolated areas such as maintenance walkways (if appropriate), on transport vehicles, and other construction machinery and equipment;

b) be protected from pollution brought by dust, moisture, oil, grease, chemicals, and other damaging factors;

c) not contain items other than first-aid equipment and instruments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) be regularly examined and preserved properly by medical managers or first-aid personnel.

2.18.3.6 The requirements for facilities and human resources of medical sections on construction sites must rely on the number of employees working in any given shift in accordance with medical laws and the types of possible accidents on construction sites in order to prepare appropriate materials and equipment. The medical sections must be kept under management and responsibility of competent and trained individuals as per the law.

NOTE 1: Circular No. 19/2016/TT-BYT dated June 30, 2016 of the Ministry of Health specifies: If the number of employees is at least 300, stand-alone first-aid and emergency care sections are required; other requirements on human resources, equipment, and facilities are also specified under this Circular.

NOTE 2: If employees work underwater at a depth below 10 m without specialized diving equipment or in high pressure compressed air environment, decompression chambers or decompression equipment is required.

2.18.4 Dangerous substances and chemicals

2.18.4.1 Employers must notify, publicize, and guide (see 2.18.4.6) to inform employees about dangerous substances and chemicals (see 1.4.7) present or used on construction sites.

NOTE: Organizations and individuals designing, manufacturing, supplying materials, elements, products, and equipment for construction sites must also provide employers with information on the presence of dangerous substances and chemicals.

NOTE 2: Competent authorities and occupational organizations must study and inform relevant organizations and individuals about toxic substances and chemicals recently introduced into use (or recent discovered) in materials, elements, products, and equipment imported or domestically manufactured.

2.18.4.2 The transport, storage, and use of dangerous substances and chemicals on construction sites must comply with applicable regulations on chemicals, environmental protection, and other relevant field-specific laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.18.4.3 The use and disposal of materials, products, and containers (package, wrapping, box, bottle) of dangerous substances must comply with regulations and law on environmental protection, chemicals, national technical regulations, and regulations and law of competent individuals.

NOTE 1: The list of national technical regulations on the environment are specified under 1.3.1.

NOTE 2: Safety assurance in the use, preservation, and transport of dangerous chemicals must comply with the QCVN 05A:2020/BCT and relevant national technical regulations.

2.18.4.4 Vehicles containing dangerous substances and chemicals must bear labels which contain information the substances and chemicals, their characteristics, warnings, safe use instructions (including solutions and procedures for safe handling in case of leakage, spill) as per the law.

2.18.4.5 Use instructions and procedures for safe handling must be complied with in accordance with manufacturers’ instructions in case of leakage, spill.

2.18.4.6 Notification on dangerous substances and chemicals on construction sites must be positioned in visible locations at work areas, on construction sites, and understandable to employees.

NOTE: The list of substances, chemicals dangerous and prohibited from use is specified under Appendix of Decree no. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government.

2.18.4.7 The use of dangerous substances and chemicals in construction work must prioritize methods of delivery other than spraying (such as brush or roller).

2.18.4.8 If the use of toxic, volatile substances, chemicals, solvents is required for diluting or painting, general and localized ventilation is required. If ventilation is not implemented adequately, breathing protection equipment and other chemical safety assurance measures are required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE 2: It is recommended that paints and adhesives containing toxic substances and chemicals should be soluble in water.

2.18.4.9 When using dangerous substances and chemicals, employees must:

a) avoid skin contact with dangerous substances and chemicals, especially those that can be absorbed through the skin (for example: wood preservative chemicals) or can cause dermatitis (for example: wet cement);

b) perform personal hygiene, wash clothing and tools after finishing tasks related to dangerous substances and chemicals.

NOTE: Allergic reaction or dermatitis caused by certain substances can be minimized by adding other additives (these additives can be introduced from manufacturing stage; for example: adding iron sulfate to cement and cement products containing hexavalent chromium).

2.18.4.10 In regard to carcinogenic substances and chemicals published by competent authorities (for example: asphalt, asbestos, some types of heavy oil, and other solvents), strict measures must be taken to prevent skin contact or inhalation of these substances and chemicals.

NOTE: In addition to substances and chemicals published as carcinogens, substances and chemicals which have been proven to be contributing factors of cancer should also be focused on.

2.18.5 Dangerous, toxic air

2.18.5.1 If work areas of employees contain dangerous or toxic air, all safety assurance measures according to regulations and law on occupational safety and hygiene and relevant national technical regulations must be implemented.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE 2: Requirements for safety working conditions in dangerous, toxic air environment are specified under QCVN 34:2018/BLDTBXH and QCVN 03:2019/BYT.

2.18.5.2 Employers must measure and examine air quality at work areas and establish conditions for entering work areas with dangerous, toxic air. Equipment and instruments must be installed in areas containing dangerous, toxic air so that they will issue warnings when air quality is insufficient as per the law. If air quality is insufficient for employees to work, employers must take actions then verify safety assurance. Entry and exit from areas containing dangerous, toxic air must be supervised by competent individuals in accordance with regulations and law on occupational safety and hygiene, regulations under 2.18.5.4 and 2.18.5.5.

NOTE 1: Competent individuals mean construction managers, safety managers of contractors or construction and safety supervisors of project developers (or EPC general contractors).

NOTE 2: Air quality measurement and examination must be repeated after appropriate intervals and at least once in each shift.

NOTE 3: Air quality measurement and examination must be done by eligible or professionally trained organizations, individuals as per the law.

2.18.5.3 In regard to confined spaces and areas with flammable gas: Do not use naked light, open flame, or perform heat-producing tasks (for example: welding, cutting) unless competent individuals have examined, processed, and confirmed the safety levels. The measurement, examination, processing, entry, and exit of confined spaces, areas containing flammable gas must conform to regulations under 2.18.5.2, 2.18.5.4, and 2.18.5.5. Only non-sparking equipment and instruments, fire resistant hand-held lights, and safety flashlights are allowed for the purpose of initial examination, cleaning, and other necessary tasks.

2.18.5.4 Do not enter confined spaces and areas with dangerous, toxic air unless air quality has been examined and verified by competent individuals (see 2.18.5.2) to be safe for work and ventilation has been guaranteed.

2.18.5.5 If conditions under 2.18.5.4 are not fully met, employees shall only be allowed to enter areas mentioned under 2.18.5.4 when they have provided and worn breathing air supply (or personal breathing appliances), lanyards and lifelines and other necessary PPE. Working time of employees must depend on safe usage duration of air supply equipment and must be regulated, supervised by employers.

2.18.5.6 When employees are in confined spaces or areas with dangerous or toxic air, employers must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) assign rescue personnel to station in work areas or close to openings and open doors (that lead to areas with quality air);

c) prepare adequate effective means of communication between employees and rescue personnel.

2.18.6 Risk of radiation

2.18.6.1 Ionizing radiation

2.18.6.1.1 If employees must work in conditions where they have high risk of exposing to ionizing radiation, employers must produce safety assurance plans and solutions with strict regulations, supervise, and ensure safety of employees.

NOTE 1: Employees facing high risk of exposing to ionizing radiation if they work in nuclear energy industrial facilities or in structures containing nuclear materials or perform tasks that involve the use of radioactive sources.

NOTE 2: Specific requirements on safety assurance, radioactive source, nuclear material, and nuclear device security must conform to nuclear energy laws.

2.18.6.2 Non-ionizing radiation

2.18.6.2.1 If employees must work in areas where they are exposed to non-ionizing radiation (especially welding or cutting tasks that involve flame), employers must provide and employees must wear appropriate PPE in order to protect the eye, face, skin.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: Safety assurance for employees exposing to ultraviolet ray, electromagnetic field, lighting, and other details is specific under QCVN 23:2016/BYT, QCVN 21:2016/BYT, QCVN 25:2016/BYT, and other medical laws.

2.18.7 Working in hot, cold, humid environment

2.18.7.1 Employees working in hot, cold, or humid environment may have health issues. In this case, employers are responsible for adopting adequate preventive measures to protect employees’ health in accordance with regulations and law on occupational safety and hygiene and:

a) reasonably arrange working time appropriate to health conditions of employees; especially employees working in cabins, confined spaces, underwater, or outdoors;

b) guiding and enabling employees to recognize by themselves early signs of disorder and fatigue;

c) providing adequate PPE for employees;

d) frequently monitoring health and providing medical supervision while employees are working;

dd) ensuring adequate human resources, equipment, and means of first aid and emergency care; organizing first aid and emergency care training;

e) monitoring health and progression of occupational diseases of employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.18.8 Noise and vibration

2.18.8.1 In order to reduce harmful impacts employees caused by noise and vibration of construction machinery and equipment, employers are responsible for:

a) prioritizing construction machinery, equipment, procedures, and solutions that produce little noise and/or vibration in accordance with 2.18.8.2;

b) arranging reasonable work in order to minimize employees’ level or duration direct exposure to construction machinery, equipment, and activities that produce noise and vibration in accordance with 2.18.8.3;

c) providing employees with PPE (the types can be used in combination with protective headwear) that provide hearing protection when noise level exceeds the limit under QCVN 24:2016/BYT and other regulations and law on occupational safety and hygiene;

d) providing appropriate protective gloves for employees when vibration exceeds the limit under QCVN 27:2016/BYT.

2.18.8.2 Appropriate and modern construction machinery, equipment, technical solutions and technologies should be considered and prioritized to reduce noise and vibration as follows:

a) Use pneumatic or electro-pneumatic hammer drill (machine, equipment) instead of pneumatic hammer drills;

b) Use remotely controlled rammers and hammer drills;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Adopt measures for better supporting or holding manually operated equipment in order to reduce vibration effect or better reducing vibration while operating machinery and vehicles (including for seats on machinery and vehicles).

2.18.8.3 Employers must prioritize reducing duration of employees’ direct exposure to noise and vibration in operation of the following machinery and equipment:

a) Hammers, drills, air compressors;

b) Hand-held equipment that produces extreme noise and vibration (for example: nail guns, screw guns);

c) Hand-operated rammers, especially when used in cold weather.

2.18.9 Dust

2.18.9.1 In order to reduce harmful impacts on employees brought by dust from machinery and equipment and during construction process, employers are responsible for:

a) using construction machinery, equipment, construction procedures, and methods that produce little dust;

b) using equipment or solutions for dust control, especially fine dust via the use of appropriate dust filter or humidifying equipment, machinery while maintaining electricity and chemical safety assurance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) providing employees with breathing protection (the types that can be used in combination with protective headwear) when dust concentrations at work areas exceed the limit set under QCVN 02:2019/BYT; especially areas where toxic dust such as asbestos dust, silica dust, mineral wool dust, and coal dust are present.

2.18.10 Biological factors

2.18.10.1 In areas containing diseases or other biological factors such as organisms, microorganisms, insects, viruses that can cause danger or illnesses to humans, project developers and employers must take preventive and biological safety assurance measures which take into account route of infection in accordance with regulations and guidance of competent medical authorities; and:

a) inform employees about diseases and dangerous biological factors present on construction sites;

b) designate sanitary areas for use by employees in accordance with QCVN 01:2011/BYT;

c) adopt specific solutions for preventing harmful organisms (for example: rats and insects) in accordance with regulations and guidelines of Ministry of Health;

d) clean and sterilize using appropriate chemicals and vaccinate employees;

dd) prepare antidote, appropriate preventive and treatment medicine (especially in construction sites in remote, rural areas, and areas away from medical facilities);

e) prepare appropriate PPE (such as clothing, shoes, boots, gloves, protective goggles, hat, protective gear) and other appropriate preventive measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.18.11.1 Tasks that require manual labor to carry, lift, lower, or hold heavy objects have a high risk to cause safety, health problems to employees. In this case, employers must adopt appropriate measures to reduce harmful impact on employees such as reducing weight of load and/or use mechanical construction machinery and equipment to do these tasks.

2.18.11.2 Waste and refuse on construction sites must be disposed or properly treated, must not be piled up on construction sites thereby affecting health of employees and the community.

NOTE: Circular No. 02/2018/TT-BXD dated February 6, 2018 prescribes environmental protection in construction work and environmental protection report in construction sector.

2.19 Personal protective equipment (PPE)

2.19.1 General provisions

2.19.1.1 In regard to work areas containing harmful or dangerous factors or unfavorable working conditions, employers must provide adequate PPE including clothing, shoes, boots, gloves, hats, other necessary instruments, equipment appropriate to the type of work, type of risks in accordance with occupational safety and hygiene laws, and guidance of competent authorities.

NOTE 1: Specific regulations on PPE appropriate to various types of work have been mentioned under relevant sections of this document.

NOTE 2: Circular No. 04/2014/TT-BLDTBXH dated February 12, 2014 of the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs provides guidelines on PPE.

2.19.1.2 The selection of PPE shall take into account ergonomic principles, conform to regulations and law on product, goods quality, national technical regulations, and relevant organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.19.1.3 Employers must:

a) provide employees with appropriate guidance (for example: in form of leaflets) and guide employees to wear and preserve PPE appropriately;

b) examine and supervise to make sure that employees wear PPE properly;

c) designate storage of PPE in accordance with manufactures' instructions;

d) assign managers who have an adequate understanding about the nature of hazardous, dangerous factors, type of scope, and capability of each type of PPE. PPE managers are responsible for:

- Selecting and providing employees with PPE appropriate with safety assurance and health requirements depending on their assigned tasks (including cases where they are exposed to unfavorable conditions);

- Arranging and making sure that PPE are stored, preserved, and cleaned properly;

- Sterilizing, disinfecting, performing radioactive decontamination (if necessary) on a periodic basis; especially PPE used in areas prone to bacterial, toxic, radioactive contamination.

2.19.1.4 Employees are responsible for wearing and preserving provided PPE properly; if the PPE are lost, damaged, expired, or not appropriate with their bodies, employees must inform PPE managers or employers in order to receive new PPE immediately.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.19.2 Types of PPE

2.19.2.1 Depending on characteristics of the work, working conditions and environment on construction sites mentioned under 2.19.1.1, employees must wear PPE while paying attention to:

a) Helmets or hard hats to protect from falling objects, flying objects, and collision with nearby objects;

b) Transparent or shaded goggles, shields, visors, or other appropriate equipment when the risk of eye or face injury is present due to: Dust, miniscule objects, or splashing of dangerous substances and chemicals; extreme temperature, light, or other radiations. Tasks that regularly cause injury to the eyes or face are welding (cutting) with flame; cutting tiles, rocks, iron; drilling, chiseling, breaking rocks; driving nails; mixing concrete, plaster; dismantling formworks; dismantling structures;

c) Appropriate protective gloves and clothing, protective topical cream for arm and hand application or body application when working with: Objects or substances with high temperature, thermal radiation, dangerous substances and chemicals;

d) Appropriate shoes and boots to protect feet from injuries caused by sharp items and tools, falling objects; high-temperature objects; dangerous substances and chemicals; when moving on dangerous, slippery surfaces;

dd) Breathing protection when ventilation or other measures are not enough for the purpose of safety assurance of respiration. Breathing protection must depend on characteristics of working environment such as: Types of dust, smoke, emission, dangerous volatile substances and chemicals or gasoline, oil vapor in the air;

e) Appropriate air supply or personal breathing appliances that meet requirements (in terms of air quality, duration of supply) when working in oxygen deficient environment;

g) Masks, bodysuit, protective hoods, gloves, shoes, boots, and special aprons to prevent radiation in areas close to radioactive sources;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) Watertight clothing, protective hoods when working in unfavorable weather conditions (such as: working in the rain);

k) Separate lanyards and lifelines (for when work platforms and scaffolds cannot be built);

NOTE: Personal fall and slip arrest system is specified under QCVN 23:2014/BLDTBXH.

l) Lifevests and rescue equipment in areas where employees face risks of falling into the water;

m) Clothing, tools, and equipment that are distinguishable (when working in areas prone to danger caused by moving construction machinery and equipment) or containing reflective properties (when working in poorly lit areas);

n) Specialized equipment such as diving suits, diving masks, scuba tanks, air supply lines, and lanyards for working underwater.

2.20 Amenities for employees at construction sites

2.20.1 General provisions

2.20.1.1 Employers must provide adequate amenities for employees at construction sites, including: Cafeteria, temporary accommodation, dressing rooms, sanitation areas, cleaning areas, and other amenities in accordance with regulations on occupational safety and hygiene, food safety, and general public health protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE 2: Toilets shall conform to the QCVN 07-9:2016/BXD and QCVN 01:2011/BYT.

2.20.1.2 Drinking water must be prepared adequately and positioned in convenient, hygienic locations on construction sites. Water quality must satisfy requirements under 2.20.2.

2.20.1.3 Where appropriate on construction sites, employers must position and maintain hygiene of the following amenities (depending on number of employees and working time):

a) Separate sanitation areas for men and women;

b) Changing rooms must be equipped with lockers and dryers (if possible);

c) Temporary rest areas for when work must be suspended due to poor weather conditions.

2.20.2 Water for cooking, drinking

2.20.2.1 Water for cooking, drinking on construction sites must conform to QCVN 01-1:2018/BYT. If water sources satisfactory to the requirements are not available on construction sites, employers must implement water treatment solutions (such as equipping water filtering and treatment system), send treated water for lab test, and only allow usage if the water is qualified for use.

2.20.2.2 Employers must provide appropriate containers for cooking and drinking water and assign personnel responsible for managing and making sure that:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Drinking water is contained in enclosed containers with dispensing valves;

c) The transport of cooking and drinking water on construction sites must be hygienic as per the law;

d) Containers of cooking and drinking water on construction sites must be cleaned and sterilized periodically depending on use conditions, environment, and manufacturers’ instructions;

dd) Appropriate means of communication and announcement is required to prevent employees from confusing water for cooking and drinking with water not for cooking or drinking.

2.20.2.3 Do not connect supply system of water for cooking and drinking to supply system of water not for cooking and drinking.

2.20.2.4 Do not use containers of cooking and drinking water to contain other toxic liquid as doing so will cause confusion.

2.20.3 Toilet

2.20.3.1 Toilets must be airy or properly ventilated;

2.20.3.2 Regularly clean, sanitize, sterilize, disinfect, maintain, preserve, and promptly repair sanitary equipment in accordance with manufacturers’ instructions, conditions of equipment, and number of users.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.20.4.1 Do not use shower and cleaning areas for other purposes. When employees are directly exposed to substances harmful to the skin such as dangerous substances, chemicals, infectious substances, allergic substances, grease, oil, or dust, cleaning areas must be separate from communal shower areas.

2.20.4.2 Adequate number of equipment serving cleaning and showering must be provided.

2.20.4.3 Regularly clean, sanitize, sterilize, disinfect, maintain, preserve, and promptly repair equipment in accordance with manufacturers’ instructions, conditions of equipment, and number of users.

2.20.5 Dressing rooms

2.20.5.1 Dressing rooms must be positioned in accessible locations and must not be used for other purposes.

2.20.5.2 Dressing rooms must be equipped with appropriate instruments and equipment to dry damp, wet clothes and hang clothes When necessary, position lockers to store protective clothing separately from casual clothing.

2.20.5.3 Regularly clean, sanitize, sterilize, disinfect, maintain, preserve, and promptly repair equipment in accordance with manufacturers’ instructions, conditions of equipment, and number of users.

2.20.6 Food and drink service

2.20.6.1 Employers must position hygienic cafeterias where appropriate on construction sites, arrange timetable in a manner that is suitable with the number of service users.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.20.7.1 For the purpose of safety assurance in case of natural disasters or emergency, employers must prepare proper refuge areas on construction sites or close to the construction sites.

2.20.7.2 Refuge areas must have adequate necessary amenities, even when long-term stay is required.

2.20.8 Temporary accommodation

2.20.8.1 Employers prepare temporary accommodations for employees when:

a) The construction sites are located where existing accommodations are not available;

b) Employees live far away from construction sites or where means of transport are not available.

2.20.8.2 Temporary accommodations for employees must be safe and equipped with adequate amenities for sanitation, showering, cleaning, and sleeping areas separated based on gender.

NOTE: Areas where temporary accommodations are expected to be located and the vicinity must be thoroughly surveyed to avoid risk of flooding, landslide, inundation, or falling objects. Especially areas in the woods, below or on top of hills, mountains, sloped soil, ramps, or areas close to river, lakes, sea.

3. REGULATIONS ON MANAGEMENT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2 Transition conditions:

3.2.1 General safety plans produced and approved before the effective date hereof shall remain effective in accordance with approved documents.

3.2.2 General safety plans produced after the effective date hereof must conform to this document.

4. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

4.12 Organizations and individuals engaging in construction activities according to 1.1.2 must comply with this document and are responsible for storing adequate documents relating to safety assurance details as per the law.

4.2 State authority in construction, occupational safety and hygiene, environmental protection, medical, management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors, combat gears, and chemicals in central and local level are responsible for organizing examination of compliance with this document in producing, appraising, approving, and managing local construction work as per the law.

4.3 State authority in construction, occupational safety and hygiene, environmental protection, medical, management and use of weapons, explosive ordnance, explosive precursors, combat gears, chemicals in local level are responsible for cooperating in promulgating regulations relating to tasks serving safety assurance of employees working on construction sites and people in the vicinity depending on natural conditions, organisms, climate, natural disasters, and the ability to provide medical, rescue services on a local level.

4.4 Difficulties that arise during the implementation of this Regulation should be reported to the Science - Technology and Environment Department (Ministry of Construction).

5. ORGANIZING IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2 When legislative documents, referred documents, or guiding documents under this document are amended or replaced, the new documents shall prevail./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.517

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.236.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!