Người sử dụng lao động có quyền tiến hành xử lý kỷ luật lao động khi người lao động không đồng ý với hình thức xử lý kỷ luật không?

Người sử dụng lao động có quyền tiến hành xử lý kỷ luật lao động khi người lao động không đồng ý với hình thức xử lý kỷ luật không? Nếu không thì người lao động có quyền khởi kiện khi cho rằng người sử dụng lao động đã xử lý kỷ luật sai không? Trên đây là thắc mắc của chị Quỳnh Chi, tại Bù Đăng Bình Phước.

Người sử dụng lao động có quyền tiến hành xử lý kỷ luật khi người lao động không đồng ý với hình thức xử lý kỷ luật không?

Căn cứ Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời căn cứ theo Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Từ những căn cứ trên có thể thấy rằng người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động khi người sử dụng lao động chứng minh được lỗi của người lao động.

Việc người sử dụng lao động ra quyết định xử lý kỷ luật người lao động không phụ thuộc vào việc người lao động có đồng ý hay không mà phụ thuộc vào yếu tố lỗi của người lao động đã mắc phải.

Xử lý kỷ luật

Xử lý kỷ luật lao động (Hình từ Internet)

Người lao động có quyền khởi kiện khi cho rằng người sử dụng lao động đã xử lý kỷ luật trái với pháp luật không?

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Căn cứ Điều 187, Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Như vậy, nếu người lao động cho rằng việc xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động là trái với pháp luật thì người lao động có thể khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện lên tòa án nhân dân.

Đối với trường hợp người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải thì người lao động không cần phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động.

Trong trường hợp nào người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật người lao động?

Căn cứ khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy nếu người lao động thuộc vào những trường hợp trên thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật trong thời gian này.

Xử lý kỷ luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có xem xét kỷ luật đối với đảng viên đã qua đời không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có thể là cá nhân không? Nếu có thì phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định?
Pháp luật
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi bị bệnh tâm thần theo quy định trong bao lâu?
Pháp luật
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức bao gồm những gì? Cán bộ, công chức phạm những lỗi gì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức?
Pháp luật
Mẫu biên bản xử lý kỷ luật nhân viên 2024 mới nhất file word, pdf? Thời điểm lập biên bản xử lý kỷ luật nhân viên là khi nào?
Pháp luật
Công chức đang bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà vi phạm quy định về hoạt động giáo dục có bị tạm đình chỉ công tác không?
Pháp luật
Người lao động bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà tiếp tục tái phạm thì công ty có được sa thải không?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì sau bao lâu sẽ được luân chuyển công tác?
Pháp luật
Công chức bị khởi tố thì có bị xử lý kỷ luật không? Khi công chức bị khởi tố thì tiền lương của công chức được quy định thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Quyết định xử lý kỷ luật viên chức có hiệu lực trong bao lâu? Nếu tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật
10,910 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào