Người sử dụng lao động có được sử dụng người lao động làm thêm 300 giờ trong 1 năm đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm giày, da không?
- Người sử dụng lao động có được sử dụng người lao động làm thêm 300 giờ trong 1 năm đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm giày, da không?
- Công ty sản xuất sản phẩm giày, da sử dụng người lao động làm thêm quá 300 giờ trong 1 năm thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Khi tổ chức cho người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan nào?
Người sử dụng lao động có được sử dụng người lao động làm thêm 300 giờ trong 1 năm đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm giày, da không?
Việc sử dụng người lao động làm thêm giờ được quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Làm thêm giờ
...
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
...
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa là 300 giờ trong 1 năm đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm giày, da.
Người sử dụng lao động có được sử dụng người lao động làm thêm 300 giờ trong 1 năm đối với ngành nghề sản xuất sản phẩm giày, da không? (Hình từ Internet)
Công ty sản xuất sản phẩm giày, da sử dụng người lao động làm thêm quá 300 giờ trong 1 năm thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ được quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, công ty sản xuất sản phẩm giày, da nếu có hành vi sử dụng người lao động làm thêm quá 300 giờ trong 1 năm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức sau đây:
(1) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
(2) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
(3) Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
(4) Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
(5) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Khi tổ chức cho người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan nào?
Việc tổ chức cho người lao động làm thêm giờ được quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Làm thêm giờ
...
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, khi tổ chức cho người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận thông tin cá nhân thông dụng, mới nhất 2025? Tải mẫu đơn xin xác nhận thông tin cá nhân ở đâu?
- Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ghen tị hay, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Biên bản sinh hoạt chi bộ tháng 1 năm 2025? Biên bản họp chi bộ tháng 1 2025? Nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng ra sao?
- Viết bài văn tả cảnh quê hương em đang sống lớp 5 chân trời sáng tạo? Nhiệm vụ học sinh lớp 5 là gì?
- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có hành vi gian lận để được thành lập có bị đình chỉ hoạt động đào tạo không?