Người phát hiện xảy ra cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thì xử lý như thế nào? Ai là người chỉ huy chữa cháy khi xảy ra cháy?
Người phát hiện xảy ra cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thì xử lý như thế nào?
Người phát hiện xảy ra cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1538/QĐ-BTP năm 2021 như sau:
Xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy
1. Người phát hiện xảy ra cháy:
a) Bằng mọi cách báo cháy ngay cho những người xung quanh biết và báo cho Ban chỉ huy, Đội PCCC và CNCH cơ sở, những người, đơn vị có liên quan đến công tác PCCC.
b) Hướng dẫn mọi người thoát nạn: Hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy ra cháy và tạo lối cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận điểm cháy.
c) Nhanh chóng cắt điện khu vực bị cháy.
d) Sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ để dập cháy, chống cháy lan.
2. Đội trưởng, Đội phó Đội PCCC và CNCH cơ sở, ngoài các công việc trên, còn thực hiện các công việc sau:
a) Phân công, cử người đón, chỉ dẫn xe chữa cháy; giám sát, bảo vệ hiện trường và cứu tài sản.
b) Huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy khác (nếu có).
c) Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật để chữa cháy.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người phát hiện xảy ra cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thì xử lý như sau:
- Bằng mọi cách báo cháy ngay cho những người xung quanh biết và báo cho Ban chỉ huy, Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở, những người, đơn vị có liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy.
- Hướng dẫn mọi người thoát nạn: Hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy ra cháy và tạo lối cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận điểm cháy.
- Nhanh chóng cắt điện khu vực bị cháy.
- Sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ để dập cháy, chống cháy lan.
Chữa cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Khi chữa cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện như thế nào?
Khi chữa cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1538/QĐ-BTP năm 2021 như sau:
Xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy
…
3. Khi chữa cháy:
a) Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
b) Nếu đám cháy ngoài trời phải đứng trước chiều gió. Nếu có từ hai đám cháy trở lên thì có thể ưu tiên dập đám cháy phía đầu gió.
c) Tuyệt đối không dùng chất lỏng (nước, bọt...) để chữa cháy thiết bị điện, mạng điện; có đất đèn, kim loại kiềm, hóa chất...
d) Trường hợp cấp thiết, lực lượng PCCC và CNCH được phép mở cửa, phá khóa trong khi chữa cháy, thoát hiểm...
đ) Việc thông báo sự cố và diễn biến cháy, người bị nạn, tài sản liên quan phải trung thực, đến đúng người có trách nhiệm. Việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phải tuân thủ đúng quy định. Không được tự ý phát ngôn, phát ngôn sai sự thật, thiếu trách nhiệm hoặc cho người không liên quan, không có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì khi chữa cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện như sau:
- Khi tham gia chữa cháy phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
- Nếu đám cháy ngoài trời phải đứng trước chiều gió. Nếu có từ hai đám cháy trở lên thì có thể ưu tiên dập đám cháy phía đầu gió.
- Tuyệt đối không dùng chất lỏng (nước, bọt...) để chữa cháy thiết bị điện, mạng điện; có đất đèn, kim loại kiềm, hóa chất...
- Trường hợp cấp thiết, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được phép mở cửa, phá khóa trong khi chữa cháy, thoát hiểm...
- Việc thông báo sự cố và diễn biến cháy, người bị nạn, tài sản liên quan phải trung thực, đến đúng người có trách nhiệm. Việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phải tuân thủ đúng quy định. Không được tự ý phát ngôn, phát ngôn sai sự thật, thiếu trách nhiệm hoặc cho người không liên quan, không có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Ai là người chỉ huy chữa cháy khi xảy ra cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp?
Ai là người chỉ huy chữa cháy khi xảy ra cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1538/QĐ-BTP năm 2021 như sau:
Người chỉ huy chữa cháy
1. Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
2. Trong trường hợp xảy ra cháy mà lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chưa đến kịp thì Chánh Văn phòng Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ (đối với đơn vị có trụ sở riêng) là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ vắng mặt thì Đội trưởng Đội PCCC và CNCH cơ sở của cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.
3. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH đến nơi xảy ra cháy thì người đang chỉ huy chữa cháy có trách nhiệm báo cáo sơ bộ tình hình cháy và các biện pháp đã triển khai; bàn giao nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH
Như vậy, theo quy định trên khi xảy ra cháy tại trụ sở đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thì người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
Nếu mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chưa đến kịp thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Tư pháp là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ vắng mặt thì Đội trưởng Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cơ sở của cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?