Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có được ủy quyền cho người khác đến Việt Nam để nhận con hay không?
- Khi giao nhận con nuôi nước ngoài, những người nào phải có mặt tại lễ giao nhận?
- Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có được ủy quyền cho người khác đến Việt Nam để nhận con hay không?
- Việc giao nhận con nuôi đối với người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có phải lập biên bản?
Khi giao nhận con nuôi nước ngoài, những người nào phải có mặt tại lễ giao nhận?
Theo khoản 3 Điều 37 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi như sau:
Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi
...
3. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.
...
Theo đó, Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của:
(1) Đại diện Sở Tư pháp;
(2) Trẻ em được nhận làm con nuôi;
(3) Cha mẹ nuôi;
(4) Đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.
Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có được ủy quyền cho người khác đến Việt Nam để nhận con hay không? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có được ủy quyền cho người khác đến Việt Nam để nhận con hay không?
Theo khoản 2 Điều 37 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi như sau:
Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi
...
2. Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
...
Theo đó, ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp:
- Trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia.
- Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày.
Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Như vậy, người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không được ủy quyền cho người khác đến Việt Nam để nhận con (trừ trường hợp vợ hoặc chồng ủy quyền cho nhau đến Việt Nam để nhận con).
Việc giao nhận con nuôi đối với người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có phải lập biên bản?
Theo khoản 3 Điều Điều 37 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi như sau:
Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi
...
3. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.
Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.
...
Theo đó, việc giao nhận con nuôi đối với nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?