Chỉ có trẻ em mới được nhận làm con nuôi đúng không? Mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi thì có phải chứng minh kinh tế không?
Chỉ có trẻ em mới được nhận làm con nuôi đúng không?
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 về người được nhận làm con nuôi như sau:
Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Theo đó, không phải chỉ có trẻ em mới được nhận làm con nuôi mà người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng được nhận làm con nuôi khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi.
- Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Lưu ý: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Nhận con nuôi (Hình từ Internet)
Mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi thì có phải chứng minh kinh tế không?
Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Theo quy định trên, mẹ kế muốn nhận con chồng làm con nuôi thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt.
- Không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi, cụ thể:
+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
+ Đang chấp hành hình phạt tù;
+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Do đó, khi mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi thì không bắt buộc phải chứng minh kinh tế của mình.
Mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi thì được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP về trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:
Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;
c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi.
2. Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Như vậy, khi mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi thì có thể được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
Trường hợp đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài thì sẽ được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi.
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?