Người mắc bệnh lao tiềm ẩn thì được phép nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong thời hạn bao nhiêu ngày để điều trị bệnh? Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất?
Đối tượng có nguy có mắc bệnh lao tiềm ẩn nhất gồm những nhóm đối tượng nào?
Theo Hướng dẫn phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1313/QĐ-BYT năm 2020 thì các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao tiềm ẩn gồm:
(1) Những người tiếp xúc gần, tiếp xúc thường xuyên với các BN lao phổi có nguy cơ lây nhiễm lao và phát triển bệnh lao.
- Trẻ dưới 5 tuổi tiếp xúc hộ gia đình với BN lao phổi
- Người từ 5 tuổi trở lên tiếp xúc hộ gia đình với BN lao phổi
- Nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị phòng chống lao hoặc các cơ sở y tế có thể có BN lao đến khám.
- Cán bộ quản giáo, nhân viên làm việc tại các trại giam, trại giáo dưỡng
(2) Những người có tình trạng lâm sàng hoặc các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển từ nhiễm lao thành bệnh lao.
- Người có HIV mọi lứa tuổi
- BN bụi phổi
- BN đái tháo đường
- BN suy thận, chạy thận nhân tạo
- BN cấy ghép tạng và những người chuẩn bị cấy ghép tạng
- BN điều trị ức chễ miễn dịch kéo dài (bệnh hệ thống vd: lupus, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến,…)
- BN điều trị thuốc sinh học (anti-TNF).
Người mắc bệnh lao tiềm ẩn thì được phép nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong thời hạn bao nhiêu ngày để điều trị bệnh? đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất? (Hình từ Internet)
Phân biệt bệnh lao tiềm ẩn với bệnh lao hoạt động như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Phần 1 Hướng dẫn phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1313/QĐ-BYT năm 2020 thì có thể phân biệt bệnh lao tiềm ẩn với bệnh lao hoạt động như sau:
(1) Triệu chứng của bệnh:
- Bệnh lao tiềm ẩn không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao.
- Bệnh lao hoạt động có thể có các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao bao gồm: sốt, ho khạc kéo dài, đau ngực, gầy sút cân, ra mồ hôi đêm, ho máu, hoặc có dấu hiệu của lao ngoài phổi.
(2) Xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA
- Bệnh lao tiềm ẩn: khi xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA thường cho kết quả dương tính.
- Bệnh lao hoạt động: khi xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA thường dương tính, tuy nhiên âm tính cũng không loại trừ.
(3) Phim chụp X quang
- Bệnh lao tiềm ẩn: phim chụp XQ ngực bình thường hoặc có hình ảnh tổn thương cũ, cố định
- Bệnh lao hoạt động: phim chụp XQ thường có hình ảnh bất thường thâm nhiễm, nốt, xơ, hang …
(4) Xét nghiệm vi khuẩn lao
- Bệnh lao tiềm ẩn: xét nghiệm vi khuẩn lao âm tính (VD: soi đờm trực tiếp, Xpert, nuôi cấy…).
- Bệnh lao hoạt động: xét nghiệm vi khuẩn lao thường dương tính (soi trực tiếp, cấy, Xpert…), tuy nhiên âm tính cũng không loại trừ.
(5) Tính lây truyền của bệnh lao
- Bệnh lao tiềm ẩn: không lây truyền vi khuẩn lao cho người khác.
- Bệnh lao hoạt động: người bệnh lao phổi có thể lây truyền vi khuẩn lao cho người khác.
(6) Điều trị
- Bệnh lao tiềm ẩn: cần điều trị lao tiềm ẩn để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao.
- Bệnh lao hoạt động: cần xác định tình trạng kháng thuốc và điều trị phác đồ lao phù hợp.
Người mắc bệnh lao tiềm ẩn thì được phép nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong thời hạn bao nhiêu ngày để điều trị bệnh?
Theo Danh mục bệnh chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định như sau:
DANH MỤC
BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
...
Ngoài ra, tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp người lao động mắc bệnh lao tiềm ẩn thì được phép nghỉ tối đa 180 ngày để điều trị bệnh.
Trường hợp hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau mà người lao động vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?