Người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh được ý kiến trực tiếp với lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh công lập về những nội dung gì?
Nội dung người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh được tham gia ý kiến trong cơ sở khám chữa bệnh công lập?
Người lao động được ý kiến trực tiếp với lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh công lập hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BYT quy định nội dung viên chức, người lao động tham gia ý kiến như sau:
(1) Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của ngành Y tế liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.
(2) Quy hoạch, chiến lược phát triển đơn vị, phát triển chuyên khoa kỹ thuật cao của các khoa, phòng trong đơn vị.
(3) Kế hoạch công tác, kế hoạch thu chi tài chính hằng năm; kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở; kế hoạch cung ứng thuốc, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao hằng năm; kế hoạch mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản của đơn vị.
(4) Nội quy, quy chế, quy định làm việc của đơn vị, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc; quy chế, quy định chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, của các khoa, phòng và đơn vị trực thuộc.
(5) Kế hoạch và quy trình về xây dựng cơ bản; đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, vật tư y tế.
(6) Kế hoạch, quy chế, quy trình tuyển dụng, hợp đồng lao động, quy hoạch lãnh đạo đơn vị, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc; đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng và kỷ luật viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
(7) Biện pháp phòng hộ, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, cải tiến chế độ làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho viên chức, người lao động; xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh trong đơn vị.
(8) Quy trình thủ tục hành chính về tiếp đón, giải quyết công việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh; các biện pháp chống tệ quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu cho người bệnh và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trong khám bệnh, chữa bệnh.
(9) Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua của đơn vị; bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hằng năm; báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của đơn vị.
(10) Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế trích lập và sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng mất việc làm.
(11) Những nội dung khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết.
Theo đó, căn cứ trên quy định 11 nội dung mà người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh được tham gia ý kiến trong cơ sở khám chữa bệnh công lập.
Người lao động được ý kiến trực tiếp với lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh công lập hay không?
Theo Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BYT quy định như sau:
Hình thức tham gia ý kiến
1. Cho ý kiến trực tiếp với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng và đơn vị trực thuộc.
2. Tại hội nghị, hội thảo trong đơn vị.
3. Tại giao ban bộ phận, đơn vị.
4. Gửi ý kiến đóng góp đến phòng, ban chức năng của đơn vị.
5. Qua trang thông tin điện tử, mạng máy tính nội bộ, đường dây nóng, hòm thư góp ý của đơn vị.
6. Tại các cuộc đối thoại trực tiếp của lãnh đạo đơn vị, khoa, phòng và đơn vị trực thuộc với viên chức, người lao động trong đơn vị.
7. Thông qua các đoàn thể quần chúng lấy ý kiến của viên chức, người lao động.
8. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp; gửi dự thảo văn bản để viên chức, người lao động tham gia ý kiến.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BYT quy định người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh được tham gia cho ý kiến trực tiếp với lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh, lãnh đạo khoa, phòng và đơn vị trực thuộc cơ sở khám chữa bệnh công lập.
Giới hạn những việc người lao động trong cơ sở khám chữa bệnh công lập được phép giám sát?
Theo Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-BYT quy định như sau:
Những việc viên chức, người lao động được quyền giám sát
1. Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch công tác của đơn vị, của các khoa, phòng và đơn vị trực thuộc; việc thực hiện nghị quyết của hội nghị viên chức, người lao động đơn vị.
2. Việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc và của đơn vị.
3. Việc thực hiện các quy định chuyên môn, kỹ thuật y tế.
4. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn thu từ bảo hiểm y tế, các nguồn thu hợp pháp khác, các loại quỹ của đơn vị.
5. Việc đấu thầu, cung ứng thuốc, hoá chất, máu, dịch truyền, trang thiết bị; mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản.
6. Quá trình đấu thầu về xây dựng cơ bản và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị trong đơn vị.
7. Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, người lao động đơn vị.
8. Việc thực hiện các quy chế, quy định về công tác tổ chức, cán bộ.
9. Việc thực hiện các nội dung công khai của người đứng đầu đơn vị, trưởng các khoa, phòng.
10. Kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của viên chức, người lao động, người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ trên quy định những việc người lao động trong cơ sở khám chữa bệnh công lập được phép giám sát bao gồm:
+ Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch công tác của đơn vị, của các khoa, phòng và đơn vị trực thuộc; việc thực hiện nghị quyết của hội nghị viên chức, người lao động đơn vị.
+ Việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc và của đơn vị.
+ Việc thực hiện các quy định chuyên môn, kỹ thuật y tế.
+ Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn thu từ bảo hiểm y tế, các nguồn thu hợp pháp khác, các loại quỹ của đơn vị.
+ Việc đấu thầu, cung ứng thuốc, hoá chất, máu, dịch truyền, trang thiết bị; mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản.
+ Quá trình đấu thầu về xây dựng cơ bản và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị trong đơn vị.
+ Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, người lao động đơn vị.
+ Việc thực hiện các quy chế, quy định về công tác tổ chức, cán bộ.
+ Việc thực hiện các nội dung công khai của người đứng đầu đơn vị, trưởng các khoa, phòng.
+ Kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của viên chức, người lao động, người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?