Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?

Cho tôi hỏi là người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy? Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm những gì?

Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về những đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
...
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
...

Và theo quy định tại Mục 7 Phụ lục IV Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì các cơ sở thuộc danh mục bao gồm các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch 2017 cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.

Như vậy, đối với người lao động làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn là đối tượng bắt buộc phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.

Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?

Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy về những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì người lao động làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn sẽ được huấn luyện, bồi dưỡng những nội dung sau:

- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy;

- Biện pháp phòng cháy;

- Biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thời gian bồi dưỡng bổ sung nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hàng năm đối với người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...

Như vậy, thời gian bồi dưỡng bổ sung nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hàng năm đối với người lao động làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn phải đảm bảo tối thiểu 08 giờ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở lưu trú khách sạn không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
...

Bên cạnh đó, cơ sở lưu trú khách sạn là cơ sở thuộc Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở lưu trú khách sạn có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cho người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn đó.

Phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện những gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà, hệ thống báo cháy thì chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
Pháp luật
Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách sẽ được hưởng các chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện thế nào? Có quy định về hỗ trợ tiền cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng không?
Pháp luật
Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy không chuyên trách được hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy nào phải có tem kiểm định theo quy định của pháp luật? Tem kiểm định có những mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở mới nhất hiện nay? Thành viên đội PCCC cơ sở được hưởng chế độ và chính sách gì?
Pháp luật
Ngày 4 tháng 10 là ngày gì? Ngày PCCC 4 10 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 4 tháng 10 năm 2024 là thứ mấy?
Pháp luật
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm phòng cháy rừng như thế nào theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy
363 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy và chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào