Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm phòng cháy rừng như thế nào theo quy định pháp luật?
- Người phát hiện cháy rừng có trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng như thế nào?
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm phòng cháy rừng như thế nào?
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có thể thực hiện những giải pháp nào nhằm phục hồi rừng sau khi cháy?
Người phát hiện cháy rừng có trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng như thế nào?
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng được quy định tại Điều 51 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng
1. Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
a) Chủ rừng;
b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
c) Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
...
Theo đó, người phát hiện cháy rừng có trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng như sau:
- Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
- Chủ rừng;
- Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
- Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
- Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
- Phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
Lưu ý:
- Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng, tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ quan, đơn vị khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy;
+ Trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm phòng cháy rừng như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm phòng cháy rừng như thế nào?
Trách nhiệm phòng cháy rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định;
- Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
- Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có thể thực hiện những giải pháp nào nhằm phục hồi rừng sau khi cháy?
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có thể thực hiện những giải pháp được quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
1. Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
2. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
3. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại.
4. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tiến hành xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất? Biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý không?
- Mẫu đơn đăng ký đấu thầu qua mạng? Hướng dẫn lấy mẫu đơn đăng ký đấu thầu qua mạng tại muasamcong mpi gov vn đấu thầu?
- 29 khẩu hiệu tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV ra sao?
- Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình? Lập mấy bộ hồ sơ này để bàn giao cho chủ sở hữu?
- Tải mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Trong đơn phải nêu rõ những nội dung gì?