Người lao động là gì? Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước với người sử dụng lao động có được không?
Người lao động là gì?
Người lao động (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, làm những công việc không trái quy định pháp luật, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Ngoài ra người lao động còn có các quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề, từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, đình công và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước với người sử dụng lao động có được không?
Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo đó người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao đồng và thời gian báo trước tùy theo loại hợp đồng mà người lao động ký theo quy định trên.
Ngoài ra trong một số trường hợp người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước khi không được bố trí theo đúng công việc, không được trả đủ lương, bị người sử dụng lao động ngược đãi, quấy rối tình dục nơi làm việc, đủ tuổi nghỉ hưu và một số trường hợp khác được pháp luật quy định.
Vậy nên người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người lao động tuy nhiên trong một vài trường hợp người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán?
- Mẫu Giấy đề nghị thanh toán làm thêm giờ dành cho người lao động? Tiền lương làm thêm giờ ít nhất vào ngày thường là bao nhiêu?
- Tái định cư tại chỗ là gì theo Nghị định 98? Chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì thực hiện thế nào?
- Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?
- Trạm giám sát biến đổi khí hậu là gì? Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu có phải là nội dung giám sát biến đổi khí hậu?