Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay?
Đơn xin nghỉ việc là một văn bản mà người lao động sử dụng để thông báo chính thức với công ty hoặc người quản lý về ý định chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kết thúc công việc tại nơi làm việc. '
Đơn này là bước đầu trong quy trình nghỉ việc và là cách thể hiện sự chuyên nghiệp, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và nội quy công ty.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động là mẫu nào, theo đó, công nhân, người lao động có thể tham khảo 03 mẫu đơn xin nghỉ việc sau đây:
TẢI VỀ Mẫu đơn xin nghỉ việc (Mẫu 1)
TẢI VỀ Mẫu đơn xin nghỉ việc (Mẫu 2)
TẢI VỀ Mẫu đơn xin nghỉ việc (Mẫu 3)
(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
>> Làm việc cho công ty đối thủ sau nghỉ việc có vi phạm pháp luật không?
Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc? (hình từ Internet)
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần làm đơn xin nghỉ việc trong trường hợp nào?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước với người sử dụng lao động bằng văn bản hay một hình thức cụ thể mà chỉ quy định phải báo trước cho người sử dụng lao động trong thời hạn quy định.
Thông thường, việc báo trước cho người sử dụng lao động khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng được thực hiện bằng đơn xin nghỉ việc.
Vậy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần làm đơn xin nghỉ việc trong trường hợp nào thì có thể căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần làm đơn xin nghỉ việc trong các trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì?
Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư dự án bất động sản có được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác ký kết hợp đồng mua bán nhà ở trong dự án không?
- Mẫu thông báo thưởng lương tháng 13? Tải về thông báo thưởng? Lương tháng 13 có bắt buộc không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn theo Hướng dẫn 90?
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bao gồm những gì?