Người lao động đi xuất khẩu lao động làm hộ lý bệnh viện ở Đài Loan thì công ty dịch vụ có được thu tiền 02 tháng lương hay không?

Tôi vừa ký hợp đồng 36 tháng với công ty xuất khẩu lao động để sang làm hộ lý tại bệnh viện ở Đài Loan, số tiền dịch vụ mà tôi phải đưa cho công ty là gần 2 tháng tiền lương. Tôi muốn biết công ty thu như vậy là có cao quá không? Có vi phạm pháp luật không? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Tiền dịch vụ khi đi xuất khẩu lao động là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về tiền dịch vụ như sau:

"Điều 23. Tiền dịch vụ
1. Tiền dịch vụ là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động để bù đắp chi phí, tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này."

Công ty nhập khẩu lao động thu tiền dịch vụ phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về nguyên tắc như sau:

- Tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ thu từ người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ;

+ Không vượt quá mức trần quy định tại khoản 4 Điều này;

+ Chỉ được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết;

+ Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.

- Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đã thu tiền dịch vụ từ người lao động cho toàn bộ thời gian làm việc thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà người lao động phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động số tiền dịch vụ và tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Tiền lãi được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tại thời điểm doanh nghiệp hoàn trả cho người lao động.

Công ty xuất khẩu lao động sang làm hộ lý tại bệnh viện ở Đài Loan có được thu tiền dịch vụ

Công ty xuất khẩu lao động sang làm hộ lý tại bệnh viện ở Đài Loan có được thu tiền dịch vụ

Công ty xuất khẩu lao động sang làm hộ lý tại bệnh viện ở Đài Loan có được thu tiền dịch vụ bằng gần 02 tháng tiền lương của người lao động không?

Căn cứ khoản 4 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động được quy định như sau:

- Không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc; đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 thang làm việc. Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên thì tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;

- Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;

- Đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, Bổ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết mức trần tiền dịch vụ thấp hơn quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Bên cạnh đó, theo Điều 8 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.

Phụ lục XI

Như vậy, hộ lý tại bệnh viện Đài Loan có mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động là 0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên. Theo đó, công ty xuất khẩu lao động sang làm hộ lý tại bệnh viện ở Đài Loan thu tiền dịch vụ bằng gần 02 tháng tiền lương của người lao động Việt Nam vẫn đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp bên đối tác Đài Loan đã trả tiền dịch vụ thì công ty xuất khẩu lao động sang làm hộ lý tại bệnh viện ở Đài Loan chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.

Xuất khẩu lao động TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người Việt Nam đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH tại Việt Nam? Có phải tham gia BHXH nước ngoài khi đi XKLĐ không?
Pháp luật
Người Việt muốn xuất khẩu lao động ra nước ngoài thì có thể xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số mấy?
Pháp luật
Có bắt buộc người đi xuất khẩu lao động đóng BHXH tại Việt Nam không? Mức phí đóng BHXH được tính như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện vay vốn xuất khẩu lao động theo hợp đồng cho người có đất thu hồi là gì? Lãi suất vay vốn là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động mới nhất hiện nay là mẫu hợp đồng nào? Mức thù lao theo hợp đồng môi giới tối đa của doanh nghiệp dịch vụ là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ có bắt buộc phải đăng tải danh sách nhân viên nghiệp vụ trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp không?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bắt buộc phải có trang thông tin điện tử đúng không?
Pháp luật
Cá nhân tổ chức môi giới cho người lao động đi xuất khẩu lao động nhưng xuất cảnh trái phép dẫn đến chết người thì bị đi tù đúng không?
Pháp luật
Tổ chức dịch vụ việc làm tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước châu Âu cần phải chứng minh điều gì?
Pháp luật
18 tuổi có được đi xuất khẩu lao động hay không? Đi xuất khẩu lao động có phải thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hay không?
Pháp luật
Những đối tượng nào được vay vốn ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội theo Chương trình EPS 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất khẩu lao động
1,426 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất khẩu lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào