Người lao động bị tai nạn lao động thì có được trợ cấp tiền để làm răng giả hay không? Nếu có thì mức trợ cấp là bao nhiêu?
Người lao động bị tai nạn lao động thì có được trợ cấp tiền để làm răng giả hay không?
Trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 12 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Quy định về cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).
2. Loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn
a) Tay giả;
b) Máng nhựa tay;
c) Chân giả;
d) Máng nhựa chân;
đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
g) Áo chỉnh hình;
h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
i) Nạng;
k) Máy trợ thính;
l) Lắp mắt giả;
m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;
n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.
Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;
...
Theo quy định, người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình.
Răng giả là một trong các loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình mà người bị tai nạn lao động được hỗ trợ.
Như vậy, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động mà bị mất răng thì có thể được trợ cấp tiền để làm răng giả theo số răng bị mất.
Người lao động bị tai nạn lao động thì có được trợ cấp tiền để làm răng giả hay không? (Hình từ Internet)
Mức tiền cấp cho người lao động bị tai nạn lao động để làm răng giả là bao nhiêu?
Mức tiền cấp cho người lao động bị tai nạn lao động để làm răng giả được quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Quy định về cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp
...
3. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện), niên hạn cấp theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả thời gian sử dụng (niên hạn cấp) được thực hiện cùng một lần.
Đồng thời, căn cứ Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình như sau:
Số TT | Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm | Niên hạn cấp | Mức cấp (đồng) |
... | ... | ... | ... |
16 | Áo chỉnh hình | 05 năm | 1.980.000 |
17 | Xe lắc tay | 04 năm | 4.100.000 |
18 | Xe lăn tay | 04 năm | 2.250.000 |
19 | Nạng cho người bị cứng khớp gối | 02 năm | 500.000 |
20 | Máy trợ thính | 02 năm | 1.000.000 |
21 | Răng giả | 05 năm | 1.000.000/chiếc |
22 | Hàm giả (chỉ cấp một lần duy nhất) | 4.000.000 | |
23 | Mắt giả (chỉ cấp một lần duy nhất) | 5.000.000 |
Như vậy, theo quy định, mức tiền cấp cho người lao động bị tai nạn lao động để làm răng giả là 1.000.000/chiếc.
Người lao động được cấp tiền để làm răng giả thì cần nộp giấy tờ gì?
Quy trình thực hiện cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Quy trình thực hiện cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
1. Người được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng có thẩm quyền về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội
a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, ra quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b) Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm theo toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đề nghị.
Như vậy, theo quy định, người lao động được cấp tiền để làm răng giả thì nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng có thẩm quyền về việc làm răng giả theo số răng bị mất do tai nạn lao động
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?