Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động theo Nghị định 143 đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
- Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động theo Nghị định 143 đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
- Khi nhận được tin báo tai nạn lao động cơ quan nào sẽ phải có trách nhiệm lập báo cáo nhanh tai nạn lao động?
- Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đối với người lao động được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động theo Nghị định 143 đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là mẫu tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hướng dẫn sau đây:
Tải về Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện tại đây. Tải về
Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động theo Nghị định 143 đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)
Khi nhận được tin báo tai nạn lao động cơ quan nào sẽ phải có trách nhiệm lập báo cáo nhanh tai nạn lao động?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân loại, khai báo, điều tra tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Việc phân loại tai nạn lao động để thực hiện khai báo, điều tra, thống kê báo cáo đối với người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (sau đây viết tắt là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP)
2. Việc khai báo tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định như sau:
a) Khi xảy ra tai nạn đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì người lao động bị nạn hoặc thân nhân người bị nạn phải báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn theo mẫu khai báo tai nạn lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Khi nhận được tin báo tai nạn của người lao động hoặc gia đình người lao động bị tai nạn, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu báo cáo nhanh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì đồng thời phải báo với cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra tai nạn.
...
Như vậy, trong trường hợp nhận được tin báo tai nạn lao động của người lao động hoặc gia đình người lao động bị tai nạn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải bằng cách nhanh nhất lập báo cáo nhanh tai nạn lao động (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) và gửi về cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đối với người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
d) Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đối với trường hợp chết do tai nạn lao động;
đ) Biên bản điều tra tai nạn lao động;
e) Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động hoặc thân nhân người bị nạn đối với trường hợp tai nạn lao động chết người theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
2. Trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động được quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này, Hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
c) Đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện của người lao động được pháp luật quy định bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
- Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đối với trường hợp chết do tai nạn lao động;
- Biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động hoặc thân nhân người bị nạn đối với trường hợp tai nạn lao động chết người.;
Tải về đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động TẢI VỀ
- Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/bao-cao-nhanh-tai-nan-lao-dong-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/vu-tai-nan-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/nld-bi-tai-nan-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/202201/Nhung/106-12.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTTQ/14122024/giam-dinh-thuong-tat-lan-dau-1I.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/AHT/tai-nan-lao-dong-can-bao-ngay-cho-co-quan-cong-an-cap-huyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/02012025/phu-luc-viii-mau-bien-ban-lay-loi-khai-tai-nan-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTTQ/02012025/mau-don-xin-thoi-viec-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/AHT/tai-nan-lao-dong-khi-nguoi-lao-dong-tren-duong-di-lam-co-nong-do-con.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNHP/thang-12/09/file/cong-van-30130-tphcm.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đường quốc lộ là đường nối liền từ đâu đến đâu? Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý đường quốc lộ đúng không?
- Năm 2025, bằng lái A1 có chạy được xe SH? Trường hợp bằng lái A1 cấp trước ngày 01/01/2025 không có hiệu lực để chạy xe SH dưới 175 cm3?
- CBCCVC nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178 được khen thưởng quá trình cống hiến thì xử lý như nào? Nghỉ hưu sớm có bị trừ tỷ lệ lương hưu?
- Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là gì? Điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là gì?
- Chuyển làn đường không xi nhan gây tai nạn, xử phạt xe máy bao nhiêu theo Nghị định 168? Chú ý khi chuyển làn đường năm 2025?