Người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước là bao lâu?
Người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm e khoản 2, điểm b khoản 6, điểm a khoản 7 Điều 47 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
...
2. Hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên là khu bảo tồn, trừ các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, bị xử phạt như sau:
...
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái và suy giảm thành phần loài trong khu bảo tồn đất ngập nước;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, b, d, đ, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép đối với hành vi quy định tại điểm b, đ, g khoản 2 Điều này.
Theo đó, người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Đồng thời người này còn bị buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra.
Khu bảo tồn đất ngập nước (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước không?
Theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân.
Do người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 200.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái trong khu bảo tồn đất ngập nước là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?