Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?

Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không? Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện phải tổng hợp báo cáo các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc cho trưởng khoa dược bao nhiêu lần 01 tuần? Bệnh viện có 300 giường phải bố trí số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỷ lệ tương ứng như thế nào?

Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược 2016 về quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng
1. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc;
b) Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
c) Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh;
d) Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc;
đ) Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc;
e) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;
g) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có quyền được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án.

Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?

Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không? (Hình từ Internet)

Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện phải tổng hợp báo cáo các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc cho trưởng khoa dược bao nhiêu lần 01 tuần?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 131/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của người làm công tác dược lâm sàng như sau:

Trách nhiệm của người làm công tác dược lâm sàng
Người làm công tác dược lâm sàng có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược và có các trách nhiệm sau:
1. Thực hiện các hoạt động dược lâm sàng quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
2. Làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại một số khoa lâm sàng theo nhiệm vụ được phân công; trực tiếp tham gia nhóm điều trị cho người bệnh; thực hiện chức năng giám sát, báo cáo về tình hình sử dụng thuốc tại cơ sở đối với người làm công tác dược lâm sàng tại bộ phận dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia các khóa đào tạo liên tục về dược lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Tổng hợp báo cáo các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc đối với người kê đơn định kỳ ít nhất 1 tuần/1 lần cho người phụ trách công tác dược lâm sàng hoặc trưởng khoa dược hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý và không đồng ý với các nội dung tư vấn.

Như vậy, người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có trách nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc đối với người kê đơn ít nhất 01 lần/01 tuần cho trưởng khoa dược, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý và không đồng ý với các nội dung tư vấn.

Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?

Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không? (Hình từ Internet)

Bệnh viện có 300 giường phải bố trí số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỷ lệ tương ứng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 131/2020/NĐ-CP về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng như sau:

Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác dược lâm sàng
...
2. Số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
...

Như vậy, bệnh viện có 300 giường bệnh phải bố trí số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ tương ứng là:

- Ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú;

- Ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

Dược lâm sàng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dược lâm sàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?
Pháp luật
Nội dung hoạt động dược lâm sàng là những nội dung nào? Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc trong hoạt động dược lâm sàng là tư vấn cho ai?
Pháp luật
Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh là thực hiện các hoạt động gì?
Pháp luật
Hoạt động dược lâm sàng có bao gồm hoạt động về thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người hành nghề khám chữa bệnh hay không?
Pháp luật
Thời gian thực hành chuyên môn đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng có được rút ngắn không?
Pháp luật
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược thì việc tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc và tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc là những công việc gì?
Pháp luật
Trong hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược của cơ sở khám bệnh chữa bệnh, khi tham gia theo dõi giám sát phản ứng có hại của thuốc cần lưu ý những gì?
Pháp luật
Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh chữa bệnh phải triển khai hoạt động dược lâm sàng theo các nội dung nào?
Pháp luật
Điều kiện, trách nhiệm đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng khi làm việc tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh bằng y học cổ truyền là gì?
Pháp luật
Người làm công tác dược lâm sàng phải có các những bằng cấp nào để đáp ứng điều kiện làm việc tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dược lâm sàng
47 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dược lâm sàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Dược lâm sàng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào