Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành vào làm việc tại đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được miễn thi tuyển trong trường hợp nào?
- Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành vào làm việc tại đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được miễn thi tuyển trong trường hợp nào?
- Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành sau đó trở lại phục vụ trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chuyển ngành có được tính vào thâm niên công tác không?
- Người làm công tác cơ yếu từ trần thì thân nhân của người này được hưởng những chế độ chính sách gì?
Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành vào làm việc tại đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được miễn thi tuyển trong trường hợp nào?
Trường hợp người làm công tác cơ yếu được miễn thi tuyển được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:
Chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước
1. Được miễn thi tuyển trong các trường hợp sau:
a) Người làm công tác cơ yếu nguyên là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được chuyển về cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu và được sắp xếp đúng ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo;
b) Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được sắp xếp việc làm đúng ngành nghề chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
2. Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành, khi nghỉ hưu, cách tính lương hưu được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
Như vậy, theo quy định, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành vào làm việc tại đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được miễn thi tuyển trong các trường hợp sau:
(1) Người làm công tác cơ yếu nguyên là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được chuyển về cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu và được sắp xếp đúng ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo;
(2) Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được sắp xếp việc làm đúng ngành nghề chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành vào làm việc tại đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước được miễn thi tuyển trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành sau đó trở lại phục vụ trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chuyển ngành có được tính vào thâm niên công tác không?
Trường hợp người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành sau đó trở lại phục vụ trong tổ chức cơ yếu được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:
Đã chuyển ngành sau đó trở lại phục vụ trong tổ chức cơ yếu
Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành, do nhu cầu của lực lượng cơ yếu và được cấp có thẩm quyền điều động trở lại làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP, được sắp xếp công việc mới phù hợp với trình độ, năng lực của người làm công tác cơ yếu và được tính bậc lương, xét nâng bậc lương, tính thâm niên công tác theo quy định của pháp luật về chế độ nâng bậc lương, tính thâm niên công tác đối với người làm công tác cơ yếu.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 32/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu chuyển ngành
...
2. Người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước sau đó chuyển sang cơ quan, đơn vị hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, khi nghỉ hưu tính lương hưu được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề theo thời gian làm việc của mức lương người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tai thời điểm nghỉ hưu.
3. Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành, do nhu cầu của lực lượng cơ yếu và được cấp có thẩm quyền điều động trở lại làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương, thâm niên công tác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành sau đó trở lại phục vụ trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thâm niên công tác theo quy định của pháp luật.
Người làm công tác cơ yếu từ trần thì thân nhân của người này được hưởng những chế độ chính sách gì?
Chế độ chính sách khi người làm công tác cơ yếu từ trần được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:
Đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh, từ trần
...
2. Người làm công tác cơ yếu từ trần
a) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của người làm công tác cơ yếu trước khi từ trần;
c) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù (nếu có) quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 12 Mục này.
3. Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước hướng dẫn tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này là một trong các đối tượng sau: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hợp pháp hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người làm công tác cơ yếu từ trần thì thân nhân của người này được hưởng các chế độ chính sách sau đây:
(1) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
(2) Được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của người làm công tác cơ yếu trước khi từ trần;
(3) Được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?