Người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt đến 20 triệu đồng đúng không?
- Người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt đến 20 triệu đồng đúng không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường là bao lâu?
Người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường thì bị xử phạt đến 20 triệu đồng đúng không?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 55 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Không hợp tác hoặc cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường;
d) Không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham gia buổi công bố quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
...
Theo quy định trên, người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bảo vệ môi trường (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường không?
Theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không hợp tác với thanh tra viên về bảo vệ môi trường là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hải quan sẽ ấn định thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người khai thuế căn cứ tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế?
- Chủ sở hữu là gì? Chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu phải tuân thủ nguyên tắc nào theo quy định?
- Xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là bước thứ mấy trong việc lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Mẫu Kế hoạch tổ chức Noel cho trẻ mầm non vui vẻ, thú vị? Lưu ý khi tổ chức Noel cho trẻ mầm non? Trẻ em trường mầm non có quyền gì?
- Đối tượng miễn thu tiền dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo Thông tư 33/2024 thế nào?