Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ thì có được cộng điểm khi thi tuyển công chức cấp xã không?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ thì có được cộng điểm khi thi tuyển công chức cấp xã không?
- Công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm thế nào?
- Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định thế nào?
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ thì có được cộng điểm khi thi tuyển công chức cấp xã không?
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tuyển dụng công chức cấp xã
Việc tuyển dụng công chức cấp xã được áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, gồm:
1. Căn cứ tuyển dụng công chức cấp xã.
2. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã.
Riêng chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã theo quy định tại khoản này còn phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
3. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã.
Riêng Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 24 tháng trở lên đã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
4. Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã.
5. Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức cấp xã.
Riêng người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định của Chính phủ về kiểm định chất lượng đầu vào công chức mà tham gia thi tuyển công chức cấp xã thì không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
...
Như vậy, theo quy định, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 24 tháng trở lên đã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 trong thi tuyển công chức cấp xã.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ thì có được cộng điểm khi thi tuyển công chức cấp xã không? (Hình từ Internet)
Công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm thế nào?
Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ được quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.
2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định thế nào?
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
1. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau: Loại I là 14 người; loại II là 12 người; loại III là 10 người.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm như sau:
a) Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách;
...
Như vậy, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
- Loại I là 14 người;
- Loại II là 12 người;
- Loại III là 10 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?