Người hoạt động khoa học và công nghệ có được phép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình hay không?

Người hoạt động khoa học và công nghệ có được phép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình hay không? Người hoạt động khoa học và công nghệ có phải thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan giao không?

Người hoạt động khoa học và công nghệ có được phép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình hay không?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 20 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định như sau:

Quyền của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
1. Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để hoạt động khoa học và công nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ.
3. Được tạo điều kiện để tham gia, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên.
4. Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
7. Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật.
8. Góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, người hoạt động khoa học và công nghệ sẽ được quyền bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, người hoạt động khoa học và công nghệ còn được quyền chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Người hoạt động khoa học và công nghệ có phải thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan giao không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định như sau:

Nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
1. Đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết.
3. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.
4. Đăng ký, lưu giữ và giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Như vậy, người hoạt động khao học và công nghệ sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.

Người hoạt động khoa học và công nghệ có được phép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình hay không?

Người hoạt động khoa học và công nghệ có được phép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình hay không? (Hình từ Internet)

Người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học sẽ được hưởng những ưu đãi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định như sau:

Ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ
1. Người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ được hưởng ưu đãi sau đây:
a) Được xếp vào vị trí việc làm và hưởng mức lương, phụ cấp phù hợp với chuyên môn và năng lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
b) Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
c) Được trang bị phương tiện và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao;
d) Được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại, rủi ro gây ra cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nguyên nhân khách quan, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học.
2. Nhà khoa học đầu ngành ngoài ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này còn được hưởng ưu đãi sau đây:
a) Được ưu tiên giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng;
b) Được thành lập nhóm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình và được cấp hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của nhóm này;
c) Được trực tiếp đề xuất, tham gia xây dựng, đánh giá và phản biện chính sách của ngành, lĩnh vực, quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ;
d) Được ưu tiên giao nhiệm vụ phản biện độc lập đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh;
đ) Được hưởng mức phụ cấp ưu đãi đặc biệt theo quy định của Chính phủ;
e) Được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn.
...

Theo đó, người được bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học sẽ được hưởng những ưu đãi sau:

- Được xếp vào vị trí việc làm và hưởng mức lương, phụ cấp phù hợp với chuyên môn và năng lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập;

- Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 64 của Luật Khoa học và công nghệ 2013;

- Được trang bị phương tiện và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao;

- Được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại, rủi ro gây ra cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nguyên nhân khách quan, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học.

Hoạt động khoa học và công nghệ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người hoạt động khoa học và công nghệ có được phép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình hay không?
Pháp luật
Việc liên kết, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ với nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam sẽ được cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện việc vinh danh, khen thưởng?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tham gia giảng dạy, đào tạo đại học có được xét bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư không?
Pháp luật
Nghiên cứu cơ bản là gì? Chính phủ thành lập Quỹ gì để tài trợ, cấp kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ vay vốn trung và dài hạn để hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng lãi suất ưu đãi khi nào?
Pháp luật
Hội đồng tuyển chọn cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia do ai thành lập?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có trình độ tiến sĩ được xem xét, cử đi bồi dưỡng sau tiến sĩ khi đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Người chuyển giao kết quả hoạt động khoa học và công nghệ khi chưa được chủ sở hữu đồng ý thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động khoa học và công nghệ
532 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động khoa học và công nghệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động khoa học và công nghệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào