Người được phân công giúp đỡ đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hưởng mức hỗ trợ là bao nhiêu?
- Những người nào được phân công giúp đỡ các đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
- Khi được phân công giúp đỡ các đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người được phân công cần làm gì?
- Người được phân công giúp đỡ đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hưởng mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Những người nào được phân công giúp đỡ các đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Những người nào được phân công giúp đỡ các đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn? (Hình từ Internet)
Tại Điều 29 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã phường, thị trấn như sau:
Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
1. Nguyên tắc phân công:
a) Người được phân công giúp đỡ là cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên trẻ em hoặc người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng dân cư hoặc người có kinh nghiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên trong cơ sở bảo trợ xã hội có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục;
b) Một người có thể được phân công giáo dục, quản lý, giúp đỡ nhiều người nhưng không quá 03 người cùng một thời điểm.
Trường hợp người được phân công giúp đỡ không còn điều kiện giúp đỡ hoặc không hoàn thành trách nhiệm được giao, thì tổ chức được giao trách nhiệm giáo dục, quản lý phải kịp thời phân công người khác thay thế và phải thông báo bằng văn bản đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành hoặc nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở bảo trợ xã hội phân công một người trực tiếp giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục.
Theo đó người được phân công giúp đỡ sẽ là cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên trẻ em hoặc người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng dân cư hoặc người có kinh nghiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên trong cơ sở bảo trợ xã hội có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
Khi được phân công giúp đỡ các đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người được phân công cần làm gì?
Theo Điều 30 Nghị định 120/2021/NĐ-CP thì sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định phân công người trực tiếp giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục, căn cứ thời hạn áp dụng biện pháp, người được phân công cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục.
Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung và hình thức giáo dục;
- Các biện pháp cụ thể để giám sát, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ người được giáo dục, thời gian thực hiện, việc phối hợp với gia đình và tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
- Nội dung phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội liên quan tại địa phương đối với trường hợp người chưa thành niên ở tại cơ sở bảo trợ xã hội;
- Ý kiến của người đứng đầu tổ chức được giao giáo dục đối với kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ.
Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ phải được gửi cho người được giáo dục, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để lưu hồ sơ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người được phân công giúp đỡ đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hưởng mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Tại Điều 12 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động trong quá trình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Chi phí xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Chi phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể và xác định tình trạng nghiện;
c) Chi phí tổ chức cuộc họp tư vấn;
d) Chi phí cho việc chuyển giao đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội;
đ) Chi phí cho việc tổ chức quản lý đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
e) Chi phí cho việc tổ chức giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
g) Chi phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục;
h) Chi phí cho công tác quản lý việc thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
i) Các chi phí cần thiết khác.
2. Kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm và các nguồn kinh phí khác (nếu có).
3. Mức kinh phí hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục tối thiểu là 360.000 đồng/tháng.
Theo quy định này thì không quy định mức chi cụ thể cho người được phân công giúp đỡ người được giáo dục, nhưng mức kinh phí hỗ trợ tối thiểu sẽ là 360.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?