Người do cơ sở cai nghiện ma túy công lập phân công giám sát người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại có bắt buộc phải có Sổ theo dõi hay không?
- Người do cơ sở cai nghiện phân công giám sát người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại có bắt buộc phải có Sổ theo dõi hay không?
- Tần suất người cai nghiện được liên lạc điện thoại với thân nhân được quy định như thế nào?
- Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc có được quyền kiểm tra thư và các loại quà trước khi trao cho người cai nghiện hay không?
Người do cơ sở cai nghiện phân công giám sát người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại có bắt buộc phải có Sổ theo dõi hay không?
Căn cứ tại Điều 12 Mẫu quy chế thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập được ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH Quy định về việc người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại như sau:
Quy định về việc người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại
...
4. Người cai nghiện đang bị thi hành kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật, Giám đốc cơ sở cai nghiện có thể hạn chế việc liên lạc bằng điện thoại với thân nhân nhưng không quá 01 tháng. Cơ sở giam giữ người cai nghiện có trách nhiệm thông báo việc hạn chế liên lạc điện thoại cho người cai nghiện và thân nhân người cai nghiện biết để thực hiện.
5. Người cai nghiện đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội khác thì không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại. Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thông báo việc người cai nghiện không được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại cho người cai nghiện và thân nhân người cai nghiện biết để thực hiện.
6. Cơ sở cai nghiện bố trí địa điểm để người cai nghiện gọi điện thoại và cử người giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi của người cai nghiện với thân nhân khi liên lạc điện thoại. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì phải dừng cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.
7. Người giám sát phải có Sổ theo dõi người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại; ghi chép cụ thể, rõ ràng số lần, thời gian, nội dung trao đổi.
Như vậy, người do cơ sở cai nghiện phân công giám sát người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại phải có Sổ theo dõi người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại;
Trong đó, người giám sát phải ghi chép cụ thể, rõ ràng số lần, thời gian, nội dung trao đổi của người cai nghiện.
Người do cơ sở cai nghiện phân công giám sát người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại có bắt buộc phải có Sổ theo dõi hay không? (Hình từ Internet)
Tần suất người cai nghiện được liên lạc điện thoại với thân nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Mẫu quy chế thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập được ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH Quy định về việc người cai nghiện liên lạc với thân nhân bằng điện thoại:
Theo đó, cơ sở cai nghiện ma túy phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại cố định có dây hoặc không dây và tổ chức cho người cai nghiện liên lạc điện thoại với thân nhân.
Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do người cai nghiện chi trả từ tiền lưu ký theo hình thức ký sổ hoặc các nguồn tương trợ khác nhưng phải được sự đồng ý của Giám đốc cơ sở cai nghiện.
Người cai nghiện được liên lạc điện thoại với thân nhân 01 lần trong tháng và không quá 10 phút.
Lưu ý: trường hợp cấp bách, căn cứ nội dung đơn trình bày của người cai nghiện, người phụ trách tổ (đội, phân khu) có trách nhiệm đề xuất Giám đốc cơ sở cai nghiện xem xét, giải quyết tăng thêm số lần, thời gian người cai nghiện trao đổi điện thoại với người thân.
Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc có được quyền kiểm tra thư và các loại quà trước khi trao cho người cai nghiện hay không?
Căn cứ tại Điều 69 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của người cai nghiện:
Chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của người cai nghiện
1. Người cai nghiện được thăm gặp người thân tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu hơn phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04 giờ.
Người cai nghiện có vợ hoặc chồng, được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng của cơ sở cai nghiện bắt buộc một lần trong tháng và tối đa không quá 48 giờ cho một lần gặp. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện xây dựng, tổ chức phòng riêng để học viên thăm gặp vợ hoặc chồng.
2. Cơ sở cai nghiện xây dựng quy chế thăm gặp theo theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Người cai nghiện được nhận và gửi thư, nhận tiền, quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hóa phẩm bị cấm). Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm kiểm tra thư và các loại quà trước khi trao cho người cai nghiện. Riêng tiền hoặc giấy tờ có giá, người cai nghiện phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở cai nghiện bắt buộc và được sử dụng theo quy chế của cơ sở cai nghiện.
Như vậy, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc có trách nhiệm kiểm tra thư và các loại quà trước khi trao cho người cai nghiện.
Riêng tiền hoặc giấy tờ có giá, người cai nghiện phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở cai nghiện bắt buộc và được sử dụng theo quy chế của cơ sở cai nghiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?