Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất là mẫu số 03 tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tải về Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 Tải
Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới công trình không theo tuyến gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới công trình không theo tuyến như sau:
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới công trình không theo tuyến bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 175/2024/NĐ-CP; Tải
- Một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 175/2024/NĐ-CP;
- Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 54 Điều 43 Nghị định 175/2024/NĐ-CP; kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kết quả thực hiện thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng);
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) được phê duyệt hoặc đóng dấu xác nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất;
+ Bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng;
+ Các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.
Trình tự nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 175/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Trình tự cấp giấy phép xây dựng:
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020;
- Chậm nhất sau 05 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng nếu trong hồ sơ có thông tin không đầy đủ hoặc không thống nhất;
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục II Nghị định 175/2024/NĐ-CP để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư. Tải về
(2) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 50 Nghị định 175/2024/NĐ-CP. Việc kiểm tra các nội dung đã được cơ quan, tổ chức thẩm định, thẩm duyệt, thẩm tra theo quy định của pháp luật được thực hiện như sau:
- Đối chiếu sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với thiết kế cơ sở được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và đóng dấu xác nhận đối với các công trình thuộc dự án có yêu cầu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quan chuyên môn về xây dựng; kiểm tra việc thực hiện, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (nếu có);
- Kiểm tra sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo kết quả thẩm tra đối với công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Khánh Hòa mới nhất? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Khánh Hòa?
- Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận tại thành phố Đà Nẵng thế nào? Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân quận?
- Tiêu chuẩn trở thành nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Nghị định 141? Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ?
- Tiêu chuẩn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định là tài sản cố định khi nào?
- Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tại TP Đà Nẵng? Kết quả hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND với Nhân dân được gửi đến ai?