Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Trưởng Đoàn thanh tra phải tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện. Cuộc họp phải được ghi thành biên bản để lưu hồ sơ cuộc thanh tra.
- Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo định kỳ hoặc đột xuất bằng văn bản về kết quả và tiến độ thực hiện với Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra theo quy định của Quy trình thanh tra của KTNN.
Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thành viên đoàn thanh tra phải làm gì?
Xử lý các trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra được quy định tại Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
Xử lý các trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra
Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra thì xử lý như sau:
1. Thành viên Đoàn thanh tra báo cáo ngay với Trưởng Đoàn thanh tra. Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo giải trình. Việc nghe giải trình phải có từ 02 thành viên Đoàn thanh tra trở lên và phải ghi biên bản. Kết quả giải trình phải báo cáo kịp thời với Trưởng Đoàn thanh tra.
2. Trường hợp phát hiện những hành vi cản trở hoạt động thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo ngay với Trưởng Đoàn thanh tra để giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người ra quyết định thanh tra giải quyết theo quy định.
3. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm, Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo kịp thời với người ra quyết định thanh tra để kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thành viên đoàn thanh tra phải báo cáo ngay với Trưởng Đoàn thanh tra.
Lưu ý: Việc nghe giải trình phải có từ 02 thành viên Đoàn thanh tra trở lên và phải ghi biên bản. Kết quả giải trình phải báo cáo kịp thời với Trưởng Đoàn thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Trưởng Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
+ Kiến nghị người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm thực hiện yêu cầu, mục đích thanh tra;
+ Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
+ Quyết định niêm phong tài liệu;
+ Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;
+ Báo cáo người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Khi việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ khoản 1 Điều này không còn cần thiết thì Trưởng Đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.
- Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm sau đây:
+ Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra;
+ Chấp hành sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra;
+ Ghi nhật ký thanh tra theo quy định tại Hệ thống mẫu biểu hồ sơ thanh tra của KTNN;
+ Phối hợp với Tổ giám sát hoặc công chức được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định tại Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra KTNN và quy định của pháp luật;
+ Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về điều hành hoạt động của Đoàn thanh tra; tính đúng đắn, chính xác của các nội dung đã thanh tra; tiến độ và chất lượng Báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra; các đề xuất, kiến nghị của Đoàn thanh tra;
+ Chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong Đoàn thanh tra khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
+ Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, kịp thời báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc chuyển thông tin, vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại lần đầu mới nhất theo Thông tư 56?
- Cơ quan quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia là cơ quan nào? Các bước bảo dưỡng hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia?
- Phân cấp quản lý quốc lộ từ ngày 1/1/2025 thế nào? Điều chỉnh loại đường theo cấp quản lý ra sao?
- Bản sao của tác phẩm là gì? Khi cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có phải nộp lại bản sao của tác phẩm?
- Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế 2025 gồm những gì? Xử lý hồ sơ khôi phục mã số thuế và trả kết quả ra sao?