Người điều khiển xe máy cho xe vượt về phía bên phải xe khác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Người điều khiển xe máy cho xe vượt về phía bên phải xe khác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với người điều khiển xe máy có hành vi vượt xe không đúng quy định là bao nhiêu?
- Người điều khiển xe máy có hành vi vượt xe không đúng quy định có thể bị tước giấy phép lái xe không?
Người điều khiển xe máy cho xe vượt về phía bên phải xe khác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Có 03 trường hợp mà người điều khiển xe máy được phép cho xe vượt về phía bên phải của xe khác được quy định tại khoản Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể:
(1) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
(2) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
(3) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Tuy nhiên, người điều khiển xe máy vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính dù đã thực hiện vượt xe sang phải theo đúng các trường hợp trên nếu không chú ý các yêu cầu sau:
- Người điều khiển xe máy muốn vượt xe phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Người điều khiển xe máy chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Không được vượt xe (kể cả vượt xe từ phái bên trái hay bên phải) khi có một trong các trường hợp sau đây:
(1) Không bảo đảm các điều kiện quy định: có chướng ngại vật phía trước, có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước có tín hiệu vượt xe khác;
(2) Trên cầu hẹp có một làn xe;
(3) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
(4) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
(5) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
(6) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Lưu ý: Đối với người điều khiển phương tiện phía trước thì khi có xe xin vượt và đáp ứng đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Người điều khiển xe máy cho xe vượt về phía bên phải xe khác thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với người điều khiển xe máy có hành vi vượt xe không đúng quy định là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe máy vi phạm quy định giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
...
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;
...
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với người điều khiển xe máy có hành vi vượt xe không đúng quy định (gây tai nạn giao thông) có thể lên đến 5.000.000 đồng.
Người điều khiển xe máy có hành vi vượt xe không đúng quy định có thể bị tước giấy phép lái xe không?
Căn cứ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về trường hợp tước giấy phép lái xe như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
...
Theo đó, đối với hành vi vượt xe không đúng quy định gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển xe máy có thể bị tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?
- Trình tự, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo Thông tư 46 như thế nào?
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?